Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 345 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Gia Định

doc 3 trang thaodu 5980
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 345 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Gia Định", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_hoa_hoc_lop_12_ma_de_345_nam_h.doc
  • xlsx12GD-CB-GHK1-19.20_12GD-GHK1-19.20_dapancacmade.xlsx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 345 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Gia Định

  1. TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1 – NH 2019-2020 MÔN HÓA 12 KHỐI D Thời gian làm bài: 50 phút; (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 345 Họ, tên thí sinh: SBD: Cho: H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Na = 23, Cl = 35,5 , Ag = 108. Câu 1: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C3H6O2 là A. 5. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ nào sau đây (trong O2 dư) thu được sản phẩm có chứa N2? A. Este. B. Chất béo. C. Tinh bột. D. Amin. Câu 3: Hợp chất nào sau đây thuộc loại amino axit? A. H2NCH2COOH. B. CH3COOC2H5. C. C2H5NH2. D. HCOONH4. Câu 4: Một este có công thức phân tử là C4H8O2, có phản ứng tráng gương với dung dịch AgNO3 trong NH3. Công thức cấu tạo của este đó là A. C2H5COOCH3. B. CH3COOCH=CH2. C. HCOOC2H5. D. HCOOC3H7. Câu 5: Trong các chất sau, chất nào là amin bậc hai? A. CH3–CH(CH3)–NH2. B. CH3–NH–C2H5. C. CH3–N(CH3)–CH3. D. C6H5–NH2. Câu 6: Đồng phân của glucozơ là A. fructozơ. B. amilozơ. C. xenlulozơ. D. saccarozơ. Câu 7: Một số este được dùng trong hương liệu, mỹ phẩm, bột giặt là nhờ các este: A. có thể bay hơi nhanh sau khi sử dụng. B. là chất lỏng dễ bay hơi. C. đều có nguồn gốc từ thiên nhiên. D. có mùi thơm, an toàn cho người. Câu 8: Saccarozơ và tinh bột đều có phản ứng o A. tráng bạc. B. thủy phân. C. cộng H2 (Ni, t ). D. với Cu(OH)2. Câu 9: Este metyl propionat có công thức là A. HCOOCH3 B. C2H5COOCH3. C. CH3COOC2H5. D. CH3COOCH3. Câu 10: Công thức phân tử tổng quát của este no, đơn chức, mạch hở là A. CnH2n-2O2. B. CnH2n+1O2. C. CnH2nO2. D. CnH2n+2O2. Câu 11: Phản ứng giữa C2H5OH với CH3COOH (xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng) là phản ứng A. trùng hợp. B. este hóa. C. xà phòng hóa. D. trùng ngưng. Câu 12: Metyl axetat được điều chế từ A. HCOOH và CH3OH. B. CH3COOH và C2H2. C. CH3COOH và CH3OH. D. CH3COOH và C2H5OH. Câu 13: Xenlulozơ thuộc loại polisaccarit, là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật, có nhiều trong gỗ, bông nõn. Công thức của xenlulozơ là A. C6H12O6. B. C12H22O11. C. C2H4O2. D. (C6H10O5)n. Câu 14: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím hóa xanh? A. Metylamin. B. Glyxin. C. Glucozơ. D. Anilin. Câu 15: Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit? A. Fructozơ. B. Tinh bột. C. Saccarozơ. D. Glucozơ. Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 41,44 gam este đơn chức no mạch hở X thu được 73,92 gam CO2. Công thức phân tử của X là A. C4H8O2. B. C2H4O2. C. C5H10O2. D. C3H6O2. Trang 1/3 - Mã đề thi 345
  2. Câu 17: Tính bazơ của các chất tăng dần theo thứ tự ở dãy nào sau đây? A. NH3 < CH3CH2NH2 < CH3NH2 < C6H5NH2. B. NH3 < C6H5NH2 < CH3NH2 < CH3CH2NH2. C. C6H5NH2 < NH3 < CH3NH2 < CH3CH2NH2. D. C6H5NH2 < NH3 < CH3CH2NH2 < CH3NH2. Câu 18: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Amin là thành phần chính của dầu, mỡ động, thực vật. B. Chất béo chứa chủ yếu các gốc không no của axit béo thường là chất rắn ở nhiệt độ phòng. C. Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước, nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ. D. Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch. Câu 19: Phát biểu nào sau đây sai? A. Trong dung dịch, glucozơ và fructozơ đều hoà tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. B. Xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc súng không khói. C. Glucozơ và saccarozơ đều có phản ứng tráng gương. D. Glucozơ và saccarozơ đều là cacbohiđrat. Câu 20: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Trong công thức phân tử các amin, nhất thiết phải chứa nguyên tố nitơ. B. Để khử mùi tanh của cá do các amin gây ra, người ta có thể dùng giấm. C. C2H5N(CH3)2 là amin bậc ba. D. Anilin có tính bazơ yếu và làm quỳ tím ẩm hóa xanh. Câu 21: Cho 1 ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch, lắc nhẹ, sau đó nhỏ từ từ từng giọt dung dịch NH3 2M cho đến khi kết tủa sinh ra bị hòa tan hết. Nhỏ tiếp 3 - 5 giọt dung dịch X vào ống nghiệm trên, đun nóng nhẹ hỗn hợp trong vài phút, trên thành ống nghiệm xuất hiện lớp bạc sáng. Chất X là A. glyxin. B. anilin. C. fructozơ. D. metyl axetat. Câu 22: Cho 14,75 gam amin no, đơn chức X mạch hở tác dụng với dung dịch HCl loãng dư, thu được 23,875 gam muối. Công thức của amin là A. C2H7N. B. CH5N. C. C3H9N. D. C4H11N. Câu 23: Lên men 1,08 kg glucozơ (chứa 20% tạp chất) thu được 0,3312 kg ancol etylic. Hiệu suất của phản ứng là A. 50 %. B. 80%. C. 75 %. D. 60 %. Câu 24: Cho 0,2 mol lysin tác dụng với dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng muối thu được là A. 36,5 gam. B. 43,8 gam. C. 36,7 gam. D. 44,0 gam. Câu 25: Dãy các chất đều tham gia phản ứng thủy phân là: A. xenlulozơ, tristearin, saccarozơ, metyl fomat. B. tinh bột, glucozơ, etyl axetat, saccarozơ. C. xenlulozơ, glixerol, etanol, tinh bột. D. tinh bột, metyl axetat, triolein, fructozơ. Câu 26: Đun nóng m gam glucozơ với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 43,2 gam kết tủa Ag. Giá trị m là A. 36. B. 64,8. C. 72. D. 32,4. Câu 27: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Chất béo là trieste của etylen glicol với các axit béo. B. Dầu ăn và mỡ bôi trơn máy móc không cùng thành phần nguyên tố. C. Phản ứng xà phòng hóa là phản ứng thuận nghịch. D. Xà phòng hóa tristearin thu được sản phẩm là C17H35COOH và glixerol. Câu 28: Phát biểu nào sau đây sai? A. Ở điều kiện thường, tristearin là chất lỏng. B. Triolein phản ứng được với nước brom. C. Este etyl fomat có tham gia phản ứng tráng bạc. D. Thủy phân este etyl axetat trong môi trường kiềm thu được ancol etylic. Câu 29: Xà phòng hoá hoàn toàn 206,88 gam chất béo cần vừa đủ 0,72 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là A. 213,6 gam B. 200,16 gam. C. 220,56 gam. D. 218,88 gam. Trang 2/3 - Mã đề thi 345
  3. Câu 30: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Amilopectin có cấu trúc mạch thẳng, không phân nhánh. B. Saccarozơ không tham gia phản ứng thuỷ phân. C. Fructozơ không có phản ứng tráng bạc. D. Phân tử xenlulozơ được cấu tạo từ các gốc glucozơ. Câu 31: Ðể sản xuất 207,9 kg xenlulozơ trinitrat (hiệu suất 90%) bằng phản ứng giữa dung dịch HNO3 60% với xenlulozơ thì khối lượng dung dịch HNO3 cần dùng là A. 245,00 kg. B. 81,66 kg. C. 23,81 kg. D. 198,45 kg. Câu 32: Tinh thể chất rắn X không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. X có nhiều trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt. Trong công nghiệp, X được chuyển hóa thành chất Y dùng để tráng gương, tráng ruột phích. Tên gọi của X và Y lần lượt là: A. saccarozơ và glucozơ. B. saccarozơ và sobitol. C. glucozơ và saccarozơ. D. glucozơ và fructozơ. Câu 33: Khối lượng glucozơ thu được khi thuỷ phân 1 kg khoai chứa 80% tinh bột (hiệu suất đạt 81%) là A. 648 gam. B. 324 gam. C. 360 gam. D. 720 gam. Câu 34: Hỗn hợp M gồm ba amin no, đơn chức, mạch hở X, Y, Z . Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp M thu được N2, 3,42 gam H2O và 2,24 lít CO2 (đktc). Giá trị m là A. 1,58. B. 2,42. C. 1,82. D. 3,12. Câu 35: Hợp chất X là một este đơn chức chứa 37,21% oxi về khối lượng. Công thức cấu tạo thu gọn có thể của X là A. HCOOCH3. B. CH3COOC2H5. C. CH3COOCH3. D. CH3COOC2H3. Câu 36: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Các chất NaOH, C2H5OH, HCl có phản ứng với anilin. B. Số nguyên tử H trong amin no đơn chức mạch hở luôn là số lẻ. C. Nhỏ nước brom vào dung dịch anilin thấy xuất hiện kết tủa màu vàng. D. Hợp chất C2H7N có 1 đồng phân amin. Câu 37: Cho các phát biểu sau: (a) Thủy phân hoàn toàn chất béo thu được sản phẩm có glixerol. (b) Amino axit là chất rắn kết tinh, dễ tan trong nước. (c) Fructozơ có nhiều trong mật ong. (d) Ở điều kiện thường, metylamin và đimetylamin là những chất khí. (e) Tất cả các cacbohiđrat đều có phản ứng thủy phân. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 38: Phát biểu nào sau đây sai? A. Amin là hợp chất hữu cơ tạp chức. B. Dung dịch glyxin không làm đổi màu quỳ tím. C. Ở nhiệt độ thường, anilin là chất lỏng, tan ít trong nước. D. Amino axit thiên nhiên hầu hết là α-amino axit. Câu 39: Khi 10,56 gam este đơn chức no mạch hở X tác dụng 100 ml dung dịch NaOH 1,2M (vừa đủ), đun nóng thu được 3,84 gam ancol Y. Tên gọi của X là A. propyl fomat. B. etyl fomat. C. etyl axetat. D. metyl propionat. Câu 40: Cho m gam glyxin phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch chứa 77,6 gam muối. Giá trị của m là A. 93,6. B. 60,0. C. 71,2. D. 59,2. HẾT Trang 3/3 - Mã đề thi 345