Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn 7 sách Cánh Diều - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Mỹ Tài

docx 5 trang hoaithuk2 23/12/2022 6171
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn 7 sách Cánh Diều - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Mỹ Tài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_ngu_van_7_sach_canh_dieu_nam_h.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn 7 sách Cánh Diều - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Mỹ Tài

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I HUYỆN PHÙ MỸ NĂM HỌC 2022-2023, Môn: NGỮ VĂN 7 TRƯỜNG THCS MỸ TÀI Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Đề đề xuất MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN, LỚP 7 Mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Tổng T Kĩ Đơn vị kiến cao % T năng thức/ Kĩ năng TNK TL TNK TL TNK TL TNK TL điểm Q Q Q Q Đọc Thơ (Thơ bốn 1 3 0 5 0 0 2 0 0 60 hiểu chữ, năm chữ) Phát biểu cảm 2 Viết nghĩ về bài thơ 4 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 chữ hoặc năm chữ Tổng 15 5 25 15 0 30 0 10 100 Tỉ lệ % 20% 40% 30% 10% % Tỉ lệ chung 60% 40% BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN, LỚP 7 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Nội Số câu hỏi theo mức độ dung/ nhận thức Chương/ TT Đơn vị Mức độ nhận thức Nhận Thông Vận Vận Chủ đề kiến biết hiểu dụng dụng thức cao Nhận biết: - Nhận biết được từ ngữ, vần, nhịp, các biện pháp tu từ Thơ trong bài thơ. (Thơ - Nhận biết được những bốn 1 Đọc hiểu phương thức biểu đạt, bố cục, 3TN 5TN 2TL chữ, những hình ảnh tiểu biểu, các năm chữ) yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ. - Xác định được số từ. Thông hiểu:
  2. - Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Phân tích được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ. Vận dụng: - Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân. - Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu. -Nhận biết: Xác định đúng yêu cầu của đề, đảm bảo cấu trúc của bài văn biểu cảm. -Thông hiểu: Hiểu được những nội dung cơ bản và những yếu tố nghệ thuật Phát trong bài thơ để biểu cảm. biểu - Vận dụng: cảm +Vận dụng được những kiến nghĩ về thức cơ bản về kiểu bài văn một bài biểu cảm để triển khai thành 2 Viết 1TL* thơ bốn bài văn hoàn chỉnh, đảm bảo chữ bố cục. hoặc +Thể hiện được những cảm năm nhận sâu sắc về nội dung và chữ nghệ thuật, tư tưởng, tình cảm của tác giả gửi gắm qua bài thơ. -Vận dụng cao: Tạo lập được bài văn biểu cảm hoàn chỉnh, lời văn sinh động, giàu cảm xúc. Tổng 3TN 5TN 2TL 1TL Tỉ lệ % 20% 40% 30% 10% Tỉ lệ chung 60% 40%
  3. *Chú thích: Phần viết có 01 câu bao hàm cả bốn cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN, LỚP 7 (Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc đoạn trích sau: [ ]“ Một hôm nào đó Như bao hôm nào Chú đồng chí nhỏ Bỏ thư vào bao Vụt qua mặt trận Đạn bay vèo vèo Thư đề “Thượng khẩn” Sợ chi hiểm nghèo? Đường quê vắng vẻ Lúa trổ đòng đòng Ca lô chú bé Nhấp nhô trên đồng. Bỗng lòe chớp đỏ Thôi rồi, Lượm ơi! Chú đồng chí nhỏ Một dòng máu tươi! Cháu nằm trên lúa Tay nắm chặt bông Lúa thơm mùi sữa Hồn bay giữa đồng Lượm ơi, còn không?” (Trích “Lượm”, Thơ Tố Hữu, NXB Giáo dục, 2003) Thực hiện theo yêu cầu: Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ năm chữ đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 2. Chú bé trong bài thơ làm công việc gì?
  4. A. Bộ đội. B. Dân công. C. Du kích. D. Liên lạc. Câu 3. Đoạn thơ trên sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt nào sau đây? A. Biểu cảm, tự sự, miêu tả. B. Miêu tả, biểu cảm. C. Tự sự, biểu cảm D. Tự sự, miêu tả. Câu 4. Từ nào là số từ được dùng trong câu thơ: “Một hôm nào đó”? A. Một. B. Hôm. C. Nào. D. Đó. Câu 5. Những dòng thơ nào dưới đây diễn tả đúng nhất sự nhanh nhẹn của nhân vật Lượm khi làm nhiệm vụ? A. Chú bé loắt choắt - Cái xắc xinh xinh. B. Cái chân thoăn thoắt - Cái đầu nghênh nghênh. C. Ca lô đội lệch - Mồm huýt sáo vang. D. Cháu cười híp mí - Má đỏ bồ quân. Câu 6. Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng trong bốn câu thơ: “Ca lô đội lệch Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng” A. Ẩn dụ B. Hoán dụ C. Nhân hóa D. So sánh Câu 7. Hình ảnh nhân vật Lượm gợi ta liên tưởng đến người anh hùng A. Bế Văn Đàn. B. Kim Đồng. B. Lê Văn Tám. D. Võ Thị Sáu. Câu 8. Câu thơ có cấu tạo đặc biệt: “Thôi rồi, Lượm ơi!” thể hiện cảm xúc gì ở người chú? A. Sự hồi hộp, lo lắng. B. Sự bàng hoàng, xót xa. C. Sự ngạc nhiên, bất ngờ. D. Sự đau đớn, sửng sốt đến lặng người. Câu 9. Hình ảnh nhân vật Lượm được tác giả khắc họa trong đoạn thơ trên với những vẻ đẹp tâm hồn nào? Câu 10. Nhân vật Lượm trong đoạn thơ trên để lại trong em ấn tượng gì? II. VIẾT (4.0 điểm) Cảm nghĩ về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ mà em đã học . HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN, LỚP 7 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6.0 1 B 0.5 2 D 0.5 3 A 0.5 4 A 0.5 5 B 0.5
  5. 6 C 0.5 7 B 0.5 8 D 0.5 9 Nhân vật Lượm trong đoạn thơ được tác giả khắc họa là 1.0 cậu bé hồn nhiên, vui tươi, hăng hái và dũng cảm. 10 HS trình bày được ấn tượng chung: - Yêu mến sự hồn nhiên vui tươi, nhí nhảnh của Lượm. 1.0 - Trân trọng công việc Lượm đã làm. - Kính phục sự dũng cảm, gan dạ của Lượm, II VIẾT 4.0 a. Đảm bảo cấu trúc của bài văn biểu cảm. 0.25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề bài: Những cảm xúc về 0.25 một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ. c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau, song cần đảm bảo các ý sau: -Mở bài: Giới thiệu nhan đề bài thơ, tên tác giả và cảm xúc chung về bài thơ. -Thân bài: + Những từ ngữ thể hiện cảm xúc của người viết về bài thơ. 3.0 + Những chi tiết, hình ảnh được trích ra từ bài thơ thể hiện đặc sắc của yếu tố nghệ thuật và sâu sắc về nội dung. + Những từ ngữ dùng để liên kết câu, đoạn chặt chẽ, logic. -Kết bài: + Nêu khái quát cảm nghĩ sau khi đọc bài thơ. + Ấn tượng bài thơ để lại trong tâm hồn và cảm xúc người viết. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp 0.25 tiếng Việt. e. Sáng tạo: Lời văn sinh động, giàu cảm xúc. 0.25 • Lưu ý: - Do đặc thù của bộ môn Ngữ văn, bài làm của học sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý ghi điểm; - Chỉ ghi điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu; đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc; - Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài làm có thể không giống đáp án nhưng phải có căn cứ xác đáng và cảm xúc chân thành, sâu sắc; - Không đánh giá cao đối với những bài làm chỉ viết chung chung, sáo rỗng.