Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Vật lý Lớp 8 năm 2017 (Có đáp án)

docx 3 trang thaodu 3650
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Vật lý Lớp 8 năm 2017 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_vat_ly_lop_8_nam_2017_co_dap_a.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Vật lý Lớp 8 năm 2017 (Có đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I – VẬT LÍ 8 NĂM HỌC 2017 I. Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau: Câu 1: Chuyển động cơ học là: A. Sự thay đổi khoảng cách của vật so với vật khác B. Sự thay đổi phương chiều của vật. C. Sự thay đổi vị trí của vật so với vật khác. D. Sự thay đổi hình dạng của vật so với vật khác. Câu 2: Công thức tính vận tốc là: A. v = t/s B. v = s/t C. v = s.t D. v = m/s Câu 3: Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào có thể được xem là chuyển động đều? A. Chuyển động của đầu kim đồng hồ đang hoạt động bình thường. B. Nam đi học bằng xe đạp từ nhà đến trường. C. Một quả bóng đang lăn trên sân cỏ. D. Chuyển động của đoàn tàu hỏa khi rời ga. Câu 4: Một ô tô đang chuyển động trên mặt đường, lực tương tác giữa bánh xe với mặt đường là: A. Lực ma sát lăn. B. Lực ma sát nghỉ. C. Lực ma sát trượt. D. Lực quán tính. Câu 5: Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng sang phải, chứng tỏ xe: A. Đột ngột giảm vận tốc B. Đột ngột tăng vận tốc. C. Đột ngột rẽ sang phải D. Đột ngột rẽ sang trái. Câu 6: Một vật chuyển động thẳng đều với tốc độ 5m/s. Thời gian để vật chuyển động hết quãng đường 200m là A. 50s B. 25s C. 10s D. 40s Câu 7: Một vật đang chuyển động thẳng đều chịu tác dụng của hai lực cân bằng, thì vận tốc của vật sẽ như thế
  2. nào? A. Không thay đổi. C. Chỉ có thể tăng. B. Chỉ có thể giảm. D. Có thể tăng dần hoặc giảm dần. Câu 8: Đơn vị tính vận tốc là: A. N. B. m/s C. m3/s D. Cả A và B đều đúng. II. Tự luận: (6,0 điểm) Câu 1. (1,5 điểm) Một học sinh chạy xe đạp với tốc độ trung bình 4m/s. Biết nhà cách trường học 1,2km. a. Hỏi chuyển động của học sinh từ nhà đến trường là chuyển động đều hay chuyển động không đều? Tại sao? b. Tính thời gian học sinh đó đi từ nhà đến trường. Câu 2 (3,0 điểm) Một xe máy chạy xuống một cái dốc dài 37,5m hết 3s. Khi hết dốc, xe chạy tiếp một quãng đường nằm ngang dài 75m trong 10s. a) Tính vận tốc trung bình của xe máy trên đoạn đường thứ nhất? (1,0 điểm) b) Tính vận tốc trung bình của xe máy trên đoạn đường thứ hai? (1,0 điểm) c) Tính vận tốc trung bình của xe máy trên cả hai đoạn đường? (1,0 điểm) Câu 3. (2 điểm) Tại sao người ta thường khuyên những người lái xe ôtô phải rất thận trọng khi cần hãm phanh xe trên những đoạn đường trơn. ĐÁP ÁN I. Trắc nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8
  3. C B A A D D A B II. Tự luận Câu 1. (2đ) a. Chuyển động của học sinh là chuyển động không đều. Vì từ nhà đến trường có đoạn học sinh chạy nhanh, có đoạn học sinh chạy chậm. b. Đổi: s = 1,2km = 1200m Thời gian học sinh đi từ nhà đến trường: vtb = s/t → t = s/vtb = 1200/4 = 300 (s) = 5 (phút) Câu 2. (3,0 điểm): a) Vận tốc trung bình của xe máy trên đoạn đường thứ nhất là: Vtb1=S1t1=37,53Vtb1=S1t1=37,53= 12,5 (m/s) (1,0 điểm) b) Vận tốc trung bình của xe máy trên đoạn đường thứ hai là: Vtb2=S2t2=7510Vtb2=S2t2=7510= 7,5 (m/s) (1,0 điểm) c) Vận tốc trung bình của xe máy trên cả hai đoạn đường là: Vtb=St=S1+S2t1+t2=37,5+753+10≈8,65Vtb=St=S1+S2t1+t2=37,5+753+10≈8,65(m/s) (1,0 điểm) Câu 3 (2đ) Trên những đoạn đường trơn, lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường rất nhỏ. Nếu xe hãm phanh đột ngột, do có quán tính, xe sẽ tiếp tục trượt trên mặt đường và không tuân theo sự điều khiển của người lái xe, xe dễ bị lật nhào rất nguy hiểm.