Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 sách Cánh Diều - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 sách Cánh Diều - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ky_ii_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_sach.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 sách Cánh Diều - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)
- DANH SÁCH NHÓM 7 STT Họ và tên NHÓM 7 ĐT 1 Xa Thị Tính Giáo viên THCS Võ Bẩm Vật lí 382621995 2 Trần Thị Huệ Giáo viên THCS Võ Bẩm Vật lí 833953591 3 Trương Thị Thu By Giáo viên THCS Võ Bẩm Hóa học 778518414 4 Trần Thị Minh Thắm Giáo viên THCS Võ Bẩm Sinh học 971270359 5 Nguyễn Tấn Tân Giáo viên THCS Võ Bẩm Sinh học 978098116 6 Nguyễn Thị Phương Giáo viên THCS Trương Quang Trọng Sinh học 0988206697 7 Nguyễn Thị Thanh Phương Giáo viên THCS Trương Quang Trọng Vật lí 988176447 Nhiệm vụ được giao: Xây dựng ma trận, bảng đặc tả, đề kiểm tra giữa kì II môn KHTN 7. SẢN PHẨM THẢO LUẬN CỦA NHÓM: “MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ VÀ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II MÔN KHTN 7 1. Khung ma trận và đặc tả đề kiểm tra giữa kì II môn Khoa học tự nhiên, lớp 7 a) Khung ma trận - Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa học kì II khi kết thúc nội dung: bài 29:Vai trò của nước và chất dinh dưỡng đối với sinh vật - Thời gian làm bài: 90 phút. - Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 40% trắc nghiệm, 60% tự luận). - Cấu trúc: - Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao. - Phần trắc nghiệm: 4,0 điểm, (gồm 16 câu hỏi: nhận biết: 12 câu, thông hiểu: 6 câu), mỗi câu 0,25 điểm; - Phần tự luận: 6,0 điểm (Nhận biết: 1,5 điểm; Thông hiểu: 1,5 điểm; Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm). - Nội dung nửa đầu học kì II.
- Chủ đề MỨC ĐỘ Tổng số câu Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Điểm Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc số luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm 1. Từ (10 tiết) 4 2 1 1 6 3,5 2. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở 1 6 1 4 1 3 10 6,5 sinh vật (20 LT + 1 ÔT)) Số câu 1 10 1 6 1 0 1 0 4 16 10,00 Điểm số 1,5 2,5 1,5 1,5 2,0 0 1,0 0 6,0 4,0 10 10 Tổng số điểm 4,0 điểm 3,0 điểm 2,0 điểm 1,0 điểm 10 điểm điểm b) Bản đặc tả Số ý TL/số câu hỏi Câu hỏi TN Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạt TL TN TL TN (Số ý) (Số câu) 1. Từ (10 tiết) 1 4 - Nam Nhận - Nêu được sự tương tác giữa các từ cực của hai nam châm. 4 C1,2,3,4 châm biết - Xác định được cực Bắc và cực Nam của một thanh nam - Từ trường châm. - Chế tạo - Dựa vào ảnh (hoặc hình vẽ, đoạn phim khoa học) khẳng định nam châm được Trái Đất có từ trường. điện đơn - Nêu được cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí không trùng nhau. giản - Nêu được vùng không gian bao quanh một nam châm (hoặc dây dẫn mang dòng điện), mà vật liệu có tính chất từ đặt trong nó chịu tác dụng lực từ, được gọi là từ trường. - Nêu được khái niệm từ phổ và tạo được từ phổ bằng mạt sắt và nam châm.
- Số ý TL/số câu hỏi Câu hỏi TN Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạt TL TN TL TN (Số ý) (Số câu) - Nêu được khái niệm đường sức từ. - Nêu được khái niệm của lực từ. Thông - Xác định được cực Bắc và cực Nam của một thanh nam 2 C5,6 hiểu châm. - Mô tả được hiện tượng chứng tỏ nam châm vĩnh cửu có từ tính. - Mô tả được cấu tạo và hoạt động của la bàn. Vận - Tiến hành thí nghiệm để nêu được: dụng + Tác dụng của nam châm đến các vật liệu khác nhau; + Sự định hướng của thanh nam châm (kim nam châm). - Sử dụng la bàn để tìm được hướng địa lí. Vẽ được đường sức từ quanh một thanh nam châm. 1 C1 - Chế tạo được nam châm điện đơn giản và làm thay đổi được từ trường của nó bằng thay đổi dòng điện. Vận -Thiết kế và chế tạo được sản phẩm đơn giản ứng dụng nam dụng cao châm điện (như xe thu gom đinh sắt, xe cần cẩu dùng nam châm điện, máy sưởi mini, ) 2. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật (20 LT + 1 ÔT) 3 10 – Khái quát Nhận – Phát biểu được khái niệm trao đổi chất và chuyển hoá năng 6 C7,8,9,10,11,12 trao đổi biết lượng. chất và – Nêu được vai trò trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng chuyển hoá trong cơ thể. năng lượng - Nêu được khái niệm hô hấp tế bào. + Vai trò – Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quang hợp, trao đổi hô hấp tế bào. chất và - Nêu được vai trò của nước và chất dinh dưỡng đối với cơ thể
- Số ý TL/số câu hỏi Câu hỏi TN Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạt TL TN TL TN (Số ý) (Số câu) chuyển hoá sinh vật năng lượng – Mô tả được một cách tổng quát quá trình quang hợp ở tế bào – Khái quát lá cây: Nêu được vai trò lá cây với chức năng quang hợp. Nêu trao đổi được khái niệm, nguyên liệu, sản phẩm của quang hợp. Viết 1 C2 chất và được phương trình quang hợp (dạng chữ). chuyển hoá Thông – Mô tả được một cách tổng quát quá trình quang hợp ở tế bào năng lượng hiểu lá cây: Hiểu được vai trò lá cây với chức năng quang hợp, vẽ C13 + Chuyển được sơ đồ diễn tả quang hợp diễn ra ở lá cây, qua đó nêu 1 4 hoá năng được quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng. lượng ở tế – Mô tả được một cách tổng quát quá trình hô hấp ở tế bào (ở C3 bào thực vật và động vật): Hiểu được khái niệm hô hấp ở tế bào; • Quang viết được phương trình hô hấp dạng chữ; thể hiện được hai hợp chiều tổng hợp và phân giải. • Hô hấp – Sử dụng hình ảnh để mô tả được quá trình trao đổi khí qua ở tế bào khí khổng của lá. - Trao đổi – Dựa vào hình vẽ mô tả được cấu tạo của khí khổng, nêu C14 chất và được chức năng của khí khổng chuyển hoá – Dựa vào sơ đồ (hoặc mô hình) nêu được thành phần hoá học C15 năng lượng và cấu trúc, tính chất của nước. + Trao đổi – Dựa vào sơ đồ khái quát mô tả được con đường đi của khí khí qua các cơ quan của hệ hô hấp ở động vật (ví dụ ở người) C16 Vận – Vận dụng hiểu biết về quang hợp để giải thích được ý nghĩa dụng thực tiễn của việc trồng và bảo vệ cây xanh. – Nêu được một số vận dụng hiểu biết về hô hấp tế bào trong thực tiễn (ví dụ: bảo quản hạt cần phơi khô, ). – Tiến hành được thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước và lá – Vận dụng được những hiểu biết về trao đổi chất và chuyển
- Số ý TL/số câu hỏi Câu hỏi TN Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạt TL TN TL TN (Số ý) (Số câu) hoá năng lượng ở thực vật vào thực tiễn (ví dụ giải thích việc tưới nước và bón phân hợp lí cho cây). Vận – Tiến hành được thí nghiệm chứng minh quang hợp ở cây 1 C4 dụng cao xanh. – Tiến hành được thí nghiệm về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt. Vận dụng được những hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở động vật vào thực tiễn (ví dụ về dinh dưỡng và vệ sinh ăn uống, ).
- c) Đề kiểm tra minh họa ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2022-2023 MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7 Thời gian làm bài: 90 phút A. TRẮC NGIỆM: 4,0 điểm Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau: Câu 1. Khi ở vị trí cân bằng, kim nam châm luôn chỉ hướng A. Đông – Bắc. B. Bắc – Nam. C. Tây – Nam. D. Đông – Nam. Câu 2. Vật liệu bị nam châm hút được gọi là gì? A. La bàn B. Nam châm C. Kim nam châm D. Vật liệu từ Câu 3 Lực tác dụng của nam châm lên các vật có từ tính và các nam châm khác gọi là gì? A. Lực điện. B. Lực hấp dẫn. C. Lực ma sát. D. Lực từ. Câu 4. Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau đây. Dòng điện chạy trong ống dây dẫn thẳng hay trong cuộn dây đều sinh ra A. điện trường. B. từ trường. C. trường hấp dẫn. D. trong trường. Câu 5. Vì sao lõi của nam châm điện không làm bằng thép mà lại làm bằng sắt non? A. Vì lõi thép nhiễm từ yếu hơn lõi sắt non. B. Vì dùng lõi thép thì sau khi nhiễm từ sẽ biến thành một nam châm vĩnh cửu. C. Vì dùng lõi thép thì không thể làm thay đổi cường độ lực từ của nam châm điện. D. Vì dùng lõi thép thì lực từ bị giảm đi so với khi chưa có lõi. Câu 6. Ở bên ngoài thanh nam châm, đường sức từ là A. những đường thẳng đi ra từ cực Bắc, đi vào ở cực Nam của nam châm. B. những đường thẳng đi ra từ cực Nam, đi vào ở cực Bắc của nam châm. C. những đường cong đi ra từ cực Bắc, đi vào ở cực Nam của nam châm. D. những đường cong đi ra từ cực Nam, đi vào ở cực Bắc của nam châm. Câu 7. Chọn từ/ cụm từ thích hợp để điền vào dấu Chuyển hóa năng lượng là sự năng lượng từ dạng này sang dạng khác như từ hóa năng thành nhiệt năng, từ quang năng thành hóa năng. A. biến đổi. B. chuyển. C. chuyển biến. D. thay đổi. Câu 8. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng có vai trò quan trọng đối với A. sự chuyển hóa của sinh vật. B. sự biến đổi các chất. C. sự trao đổi năng lượng. D. sự sống của sinh vật. Câu 9.Hô hấp tế bào là A. quá trình phân giải các chất phức tạp thành các chất đơn giản, kèm theo sinh nhiệt. B. quá trình phân giải các chất hữu cơ tạo thành nước và carbon dioxide, đồng thời giải phóng năng lượng. C. quá trình tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất đơn giản, đồng thời giải phóng năng lượng. D. quá trình phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ, không sinh năng lượng. Câu 10. Các yếu tố chủ yếu ngoài môi trường ảnh hưởng đến quang hợp là A. nước, ánh sáng, nhiệt độ.
- B. nước, khí cacbon dioxide, nhiệt độ. C. nước, ánh sáng, khí oxygen, nhiệt độ. D. nước, ánh sáng, khí cacbon dioxide, nhiệt độ. Câu 11: Khi nói về vai trò của nước đối với cơ thể sinh vật, nhận định nào sau đây sai? A. Nước là thành phần cấu tạo chủ yếu của tế bào. B. Nước là nguyên liệu để tổng hợp chất hữu cơ trong quang hợp. C. Nước là dung môi hòa tan nhiều chất góp phần vận chuyển các chất. D. Nước là nguyên liệu của quá trình hô hấp tế bào. Câu 12. Sản phẩm của quang hợp là A. nước, khí carbon dioxide.B. glucose, khí carbon dioxide. C. khí oxygen, glucose.D. glucose, nước. Câu 13. Lá cây là cơ quan chủ yếu của quá trình quang hợp vì? A.Trong lá có nhiều lục lạp chứa nhiều diệp lục, có khả năng hấp thụ và chuyển hóa ánh sáng. B. Trong lá có nhiều lục lạp chứa diệp lục, có khả năng chuyển hóa năng lượng. C. Trong lá có nhiều lục lạp chưa diệp lục, có khả năng hấp thụ ánh sáng. D. Trong lá có nhiều lục lạp chứa diệp lục, có khả năng tổng hợp glucose. Câu 14 Dựa vào hình trên, em hãy cho biết vai trò của khí khổng? A. Thực hiện chức năng trao đổi khí ở thực vật. B. Thực hiện chức năng vận chuyển nước ở thực vật. C. Thực hiện chức năng vận chuyển khí ở thực vật. D. Thực hiện chức năng thoát hơi nước ở lá cây. Câu 15. Dựa vào hình ảnh dưới đây, cho biết nhận định nào sau đây là sai? A. Nước được cấu tạo từ 2 nguyên tố là oxygen và hidrogen. B. Một phân tử nước gồm 2 nguyên tử oxygen liên kết với 1 nguyên tử hidrogen.
- C. Nguyên tử oxygen có kích thước lớn hơn nguyên tử hidrogen. D. Một phân tử nước gồm 1 nguyên tử oxygen liên kết với 2 nguyên tử hidrogen. Câu 16. Dựa vào hình 28.1 ở câu 14. Cho biết trong các phát biểu sau có bao nhiêu phát biểu đúng? 1. Khí khổng đang ở trạng thái mở. 2. Trong quá trình quang hợp: Khí CO2 từ môi trường khuếch tán vào lá, khí O2 từ lá khuếch tán ra môi trường. 3. Trong quá trình hô hấp: Khí CO2 từ tế bào khuếch tán ra môi trường, khí O 2 từ môi trường khuếch tán vào lá. 4. Trong quá trình hô hấp: Khí CO2 từ môi trường khuếch tán vào lá, khí O2 từ lá khuếch tán ra môi trường. 5. Trong quá trình quang hợp: Khí CO2 từ tế bào khuếch tán ra môi trường, khí O2 từ môi trường khuếch tán vào lá. A. 2. B. 3. C. 4. D.5. II. TỰ LUẬN (6,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Hình 19.6 cho biết từ phổ của nam châm hình chữ U. Dựa vào đó hãy vẽ đường sức từ của nó. Có nhận xét gì về các đường sức từ của nam châm này? Câu 2. (1,5 điểm) Nêu khái niệm và viết phương trình tổng quát của quang hợp. Câu 3. (1,5 điểm) Tại sao nói tổng hợp và phân giải chất hữu cơ có biểu hiện trái ngược nhau nhưng phụ thuộc lẫn nhau? Câu 4. (1,0 điểm) Bạn Tấn cao 1m 40, nặng 50kg, theo khuyến nghị của Viện dinh dưỡng quốc gia năm 2012. Trẻ em ở tuổi vị thành niên cần 40ml nước/ 1kg thể trọng em hãy tính toán và đưa ra lời khuyên cho bạn Tấn về nhu cầu cung cấp nước và chế độ ăn uống hàng ngày cho bản thân bạn Tấn để bạn có một cơ thể khỏe mạnh. Hết d) Hướng dẫn chấm
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II A. TRẮC NGHIỆM: 4,0 điểm (đúng mỗi câu được 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 ĐA B D D B B C A D Câu 9 10 11 12 13 14 15 16 ĐA B D D C A A B B B. TỰ LUẬN: 6,0 điểm Câu Đáp án Điểm 1 1,0đ - Nhận xét: + Ở bên ngoài nam châm, đường sức từ là những đường cong. 0,5đ + Ở trong lòng nam châm, đường sức từ gần như là những đường thẳng song song với nhau. 0,5đ 2 - Khái niệm quang hợp Quang hợp là quá trình lá cây sử dụng nước và khí carbon dioxide nhờ năng 1,0đ lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thu để tổng hợp chất hữu cơ và giải phóng oxygen. - Phương trình tổng quát Ánh sáng Nước + carbon dioxide → Glucose + Oxygen 0,5đ Diệp lục 3 - Quá trình tổng hợp tạo ra nguyên liệu (chất hữu cơ, oxygen) cho quá trình phân 1,0đ giải, quá trình phân giải tạo ra năng lượng cho quá trình tổng hợp. - Do đó quá trình tổng hợp và phân giải chất hữu cơ có biểu hiện trái ngược nhau 0,5đ nhưng phụ thuộc lẫn nhau
- 4 - Nhu cầu cung cấp nước hàng ngày cho bạn Tấn là: 50 x 40 = 2000 ml = 2 lít 0,5đ nước. - Lời khuyên cho bạn Tấn: Cần uống đủ 2 lít nước trong 1 ngày, ăn uống hợp lí, 0,5đ hạn chế ăn nhiều chất chứa đường để tránh tình trạng béo phì, luyện tập thể thao thường xuyên để có cơ thể khỏe mạnh.