Để kiểm tra giữa kì 1 môn Ngữ văn 8

docx 4 trang Hoài Anh 5260
Bạn đang xem tài liệu "Để kiểm tra giữa kì 1 môn Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_1_mon_ngu_van_8.docx

Nội dung text: Để kiểm tra giữa kì 1 môn Ngữ văn 8

  1. TRƯỜNG TH&THCS CỬA DƯƠNG ĐỂ KIỂM TRA GIỮA KÌ I Môn: Ngữ văn 8 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) A. MA TRẬN NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG CỘNG TN TL TN TL TN TL I/ Đọc – Nhớ được Tái hiện Xác định Xác định hiểu: Trích tên tác được được các được từ đoạn văn từ giả, tác nghệ biện pháp loại sử một văn bản phẩm, thuật, ý tu từ, dụng đã học phương nghĩa các trường từ trong câu (NV8,T1). thức biểu văn bản, vựng, từ văn cụ đạt của trường từ loại sử thể. các văn vựng, trợ dụng bản đã từ, than trong học. từ, tình đoạn văn thái từ đã học. Số câu: 1 1,5 3 0,5 6 Số điểm: 0,5 1,5 1,5 0,5 4 Tỉ lệ: 5 15 15 5 40 II/ Tạo lập Viết hoàn văn bản chỉnh một bài văn tự sự. Số câu: 1 1 Số điểm: 6 6 Tỉ lệ: 60 60 Tổng cộng: Số câu: 2,5 3,5 1 7 Số điểm: 2 2 6 10 Tỉ lệ: 20 20 60 100 B. ĐỀ BÀI I. Phần Đọc – hiểu: 1/ Trắc nghiệm: (2 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới bằng cách khoanh tròn vào chữ cái (A,B,C,D) đứng trước câu trả lời đúng. "Hằng năm cứ vào cuối thu, là ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đấy
  2. sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học ” (Trích Ngữ văn 8, tập một— NXB Giáo dục, 2016) Câu 1. Những câu văn trên được rút ra từ văn bản nào? Tác giả là ai? A. Tôi đi học, Thanh Tịnh B. Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng B. Tức nước vỡ bờ, Ngô Tất Tố D. Lão Hạc, Nam Cao. Câu 2. Câu: "Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.” sử dụng biện pháp tu từ nào? A. Chơi chữ B. So sánh C. Ẩn dụ D. Hoán dụ Câu 3. Các từ náo nức, mơn man, rụt rè, tưng bừng, rộn rã thuộc trường từ vựng nào? A. Thiên nhiên B. Con người C. Suy nghĩ D. Cảm xúc Câu 4. Cụm từ Chao ôi trong câu sau thuộc từ loại nào? Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi A. Trợ từ B. Tính từ C. Thán từ D. Tình thái từ 2/ Câu hỏi trả lời ngắn: (2 điểm) Câu 1. Văn bản Cô bé bán diêm của nhà văn An-đéc-xen có ý nghĩa như thế nào? Câu 2. Tình thái từ là gì? Tình thái từ in đậm trong câu sau thuộc tình thái từ nào? Em đang học bài đấy ư ? II. Phần Tạo lập văn bản: (6 điểm) Hãy chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Đóng vai ông giáo (Lão Hạc - Nam Cao) kể lại thật cảm động chuyện bán chó và cái chết của lão Hạc. Đề 2: Hãy kể lại một câu chuyện về tình thương khiến em suy nghĩ mãi. C.ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM: I/ Đọc – hiểu: 1/ Trắc nghiệm: Đúng mỗi câu đạt 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 Đáp án A B D C 2/ Câu hỏi trả lời ngắn:(2 điểm) Câu Nội dung Điểm 1 Niềm thương cảm sâu sắc của nhà văn đối với những số phận bất 1 hạnh 2 - Tình thái từ là những từ thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, 0,5 câu cảm than, câu cầu khiến, tạo sắc thái tình cảm. - Tình thái từ ư thuộc: Tình thái từ nghi vấn. 0,5
  3. II/ Tạo lập văn bản: (6 điểm) Câu Nội dung Điểm II Yêu cầu chung: - Học sinh viết một bài văn tự sự đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. - Chữ viết đúng chính tả, câu văn đúng ngữ pháp. (Nếu viết không đủ 3 phần, chữ viết sai chính tả, sai lỗi diễn đạt thì trừ tối đa không quá 2 điểm). Đề 1: Đóng vai ông giáo kể lại thật cảm động chuyện bán chó và cái chết của lão Hạc. a.Mở bài: -Nhập vai “ông giáo” và giới thiệu bản thân, kể theo ngôi thứ nhất. 0,5 -Dẫn dắt câu chuyện đến hoàn cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó. 0,5 b.Thân bài: -Kể lại thật cảm động chuyện bán chó và cái chết của lão Hạc. 3.0 -Sáng tạo thêm một số chi tiết kể, tả, đặc biệt là suy ngẫm, cảm xúc của 1 “tôi”. c.Kết bài: 1.0 -“Tôi” suy ngẫm về đời người qua nhân vật lão Hạc. Đề 2: Hãy kể lại một câu chuyện về tình thương khiến em suy nghĩ mãi. a.Mở bài: 1 - Giới thiệu câu chuyện (nghe từ đâu, bao giờ) - Cũng có thể là câu chuyện do bản thân trực tiếp trải nghiệm b.Thân bài: -Kể diễn biến câu chuyện có đan xen các yếu tố miêu tả, biểu cảm. 3 -Nội dung câu chuyện phải xoay quanh chủ đề tình thương (Cảm động 1 trước khó khăn của người khác mà động viên an ủi, ra tay giúp đỡ) c.Kết bài: 1 -Trình bày bài học sâu sắc rút ra từ câu chuyện. Cửa Dương, ngày 19/10/2020 GVBM Phạm Thị Xinh
  4. Họ và tên: KIỂM TRA GIỮA KÌ I Lớp: Môn: Ngữ văn 8 Thời gian: 90 phút (không kể giao đề) Điểm Lời phê của cô I/ Phần Đọc – hiểu: 1/ Trắc nghiệm: (2 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới bằng cách khoanh tròn vào chữ cái (A,B,C,D) đứng trước câu trả lời đúng. "Hằng năm cứ vào cuối thu, là ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đấy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học ” (Trích Ngữ văn 8, tập một— NXB Giáo dục, 2016) Câu 1. Những câu văn trên được rút ra từ văn bản nào? Tác giả là ai? A.Tôi đi học, Thanh Tịnh B. Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng C.Tức nước vỡ bờ, Ngô Tất Tố D. Lão Hạc, Nam Cao. Câu 2. Câu: "Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.” sử dụng biện pháp tu từ nào? A. Chơi chữ B. So sánh C. Ẩn dụ D. Hoán dụ Câu 3. Các từ náo nức, mơn man, rụt rè, tưng bừng, rộn rã thuộc trường từ vựng nào? A. Thiên nhiên B. Con người C. Suy nghĩ D. Cảm xúc Câu 4. Cụm từ Chao ôi trong câu sau thuộc từ loại nào? Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi A.Trợ từ B. Tính từ C. Thán từ D. Tình thái từ. 2/ Câu hỏi trả lời ngắn: (2 điểm) Câu 5. Văn bản Cô bé bán diêm của nhà văn An-đéc-xen có ý nghĩa như thế nào? Câu 6. Tình thái từ là gì? Tình thái từ in đậm trong câu sau thuộc tình thái từ nào? Em đang học bài đấy ư ? II/ Phần Tạo lập văn bản: (6 điểm) Hãy chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Đóng vai ông giáo (Lão Hạc - Nam Cao) kể lại thật cảm động chuyện bán chó và cái chết của lão Hạc. Đề 2: Hãy kể lại một câu chuyện về tình thương khiến em suy nghĩ mãi. Hết