Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Vật lý Khối lớp 8 - Năm học 2021-2022

docx 8 trang Hoài Anh 24/05/2022 4784
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Vật lý Khối lớp 8 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_1_mon_vat_ly_khoi_lop_8_nam_hoc_2021_202.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Vật lý Khối lớp 8 - Năm học 2021-2022

  1. PHÒNG GD&ĐT ĐỨC HUỆ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 TRƯỜNG THCS TT ĐÔNG THÀNH NĂM HỌC 2021 - 2022 MÔN Vật Lý – Khối lớp 8 Thời gian làm bài : 45 phút Họ và tên học sinh : Lớp: Câu 1. Công thức tính vận tốc là: t s A. v B. v C. v s.t D. v m / s s t Câu 2. Đơn vị của vận tốc là: A . m/s B. m.s C. km.h D. s/m. Câu 3. Chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì: A. một vật đứng yên so với vật này sẽ đứng yên so với vật khác. B. một vật đứng yên so với vật này nhưng lại chuyển động so với vật khác. C. một vật chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào quỹ đạo chuyển động. D. một vật chuyển động so với vật này sẽ chuyển động so với vật khác. Câu 4. Chuyển động cơ học là: A. sự thay đổi khoảng cách của vật so với vật khác B. sự thay đổi phương chiều của vật C. sự thay đổi vị trí của vật so với vật khác D. sự thay đổi hình dạng của vật so với vật khác Câu 5. Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào là chuyển động đều? A. Chuyển động của người đi xe đạp khi xuống dốc B. Chuyển động của ô tô khi khởi hành C. Chuyển động của đầu kim đồng hồ
  2. D. Chuyển động của đoàn tàu khi vào ga Câu 6: Khi chỉ có một lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật sẽ như thế nào ? Chọn câu đúng A. Vận tốc tăng dần. B.Vận tốc giảm dần . C. Vận tốc không thay đổi. D. Có thể tăng dần và cũng có thể giảm dần Câu 7. Muốn biểu diễn một vectơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố: A. phương, chiều B. điểm đặt, phương, chiều. C. điểm đặt, phương, độ lớn. D. điểm đặt, phương, chiều, độ lớn. Câu 8. Một ô tô đang đứng yên trên mặt đường, lực tương tác giữa bánh xe với mặt đường là lực A. ma sát trượt. B. ma sát lăn. C. ma sát nghỉ. D. đàn hồi. Câu 9. Một xe ô tô đang chuyển động thẳng thì đột ngột dừng lại. Hành khách trên xe sẽ như thế nào? Hãy chọn câu trả lời đúng. A. Hành khách ngã về phía trước B. Hành khách nghiêng sang trái C. Hành khách nghiêng sang phải D. Hành khách ngã về phía sau Câu 10. Đơn vị của áp lực là: A. N/m2 B. Pa C. N D. N/cm2 Câu 11. Đơn vị đo áp suất là: A. N/m2 B. N/m3 C. kg/m3 D. N Câu 12. Có mấy loại lực ma sát?
  3. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 13. Một ô tô đang chuyển động trên mặt đường, lực tương tác giữa bánh xe với mặt đường là: A. ma sát trượt B. ma sát nghỉ C. ma sát lăn D. lực quán tính Câu 14. Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt A. Viên bi lăn trên cát B. Bánh xe đạp chạy trên đường C. Trục ổ bi ở xe máy đang hoạt động D. Khi viết phấn trên bảng Câu 15. Sử dụng cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống: là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của chuyển động. A. Vectơ B. Thay đổi C. Vận tốc D. Lực Câu 16. Khi ngồi trên ô tô hành khách thấy mình nghiêng người sang phải. Câu nhận xét nào sau đây là đúng? A. Xe đột ngột tăng vận tốc B. Xe đột ngột giảm vận tốc C. Xe đột ngột rẽ sang phải D. Xe đột ngột rẽ sang trái Câu 17. Một ô tô chở khách chạy trên đường, người phụ lái đi soát vé của hành khách trên xe. Nếu chọn người lái xe làm vật mốc thì trường hợp nào dưới đây đúng? A. Người phụ lái đứng yên B. Ô tô đứng yên C. Cột đèn bên đường đứng yên D. Mặt đường đứng yên Câu 18. Một vật đang chuyển động thẳng với vận tốc v. Muốn vật chuyển động theo phương cũ và chuyển động nhanh lên thì ta phải tác dụng một lực như thế nào vào vật? Hãy chọn câu trả lời đúng? A. Cùng phương cùng chiều với vận tốc.
  4. B. Cùng phương ngược chiều với vận tốc. C. Có phương vuông góc với vận tốc. D. Có phương bất kì so với vận tốc. Câu 19. Khi xe đang chuyển động, muốn xe đứng lại, người ta dùng phanh xe để: A. tăng ma sát trượt B. tăng ma sát lăn C. tăng ma sát nghỉ D. tăng quán tính Câu 20. Cách nào sau đây làm giảm được ma sát nhiều nhất? A. Vừa tăng độ nhám vừa tăng diện tích của bề mặt tiếp xúc B. Tăng độ nhẵn giữa các bề mặt tiếp xúc C. Tăng độ nhám giữa các bề mặt tiếp xúc D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc Câu 21. Muốn tăng áp suất thì: A. giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ B. giảm diện tích mặt bị ép và tăng áp lực C. tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ D. tăng diện tích mặt bị ép và giảm áp lực Câu 22. Muốn giảm áp suất thì: A. giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ B. tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ
  5. C. tăng diện tích mặt bị ép và giữ nguyên áp lực D. giảm diện tích mặt bị ép và giữ nguyên áp lực Câu 23: Một người tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,7.104N/m2. Diện tích của bàn chân tiếp xúc với mặt sàn là 0,03m2. Trọng lượng của người đó là: A. 51N B. 510N C. 5100N D. 5,1.104N. Câu 24. Một học sinh vô địch trong giải điền kinh ở nội dung chạy cự li 1.000m với thời gian là 25giây. Vận tốc của học sinh đó là A. 40m/s B. 8m/s C. 4,88m/s D. 120m/s Câu 25: Trong trận đấu giữa Đức và Áo ở EURO 2008, Tiền vệ Mai-Cơn BaLack của đội tuyển Đức sút phạt cách khung thành của đội Áo 30m. Các chuyên gia tính được vận tốc trung bình của quả đá phạt đó lên tới 30m/s. Hỏi thời gian bóng bay? A. 1s B. 36s C. 1,5s D. 3,6s Câu 26. Hưng đạp xe lên dốc dài 100m hết 50s, sau đó xuống dốc dài 140m hết 30s. Hỏi vận tốc trung bình của Hưng trên cả 2 đoạn đường? A. 4m/s B. 8m/s C. 5m/s D. 3m/s Câu 27. Biết thầy Giang có khối lượng 60 kg, diện tích một bàn chân là 30 cm2. Tính áp suất thầy Giang tác dụng lên sàn khi đứng cả hai chân A. 1Pa B. 2 Pa C. 10Pa D. 100.000Pa Câu 28. Một xe máy di chuyển giữa hai địa điểm A và B. Vận tốc trong 1/2 thời gian đầu là 30km/h và trong 1/2 thời gian sau là 15km/h. Vận tốc trung bình của ô tô trên cả đoạn đường là: A. 42 km/h B. 22,5 km/h C. 36 km/h D. 54 km/h Câu 29. Một xe đạp đi từ A đến B, nửa quãng đường đầu xe đi với vận tốc 20 km/h, nửa còn lại đi với vận tốc 30km/h. Hỏi vận tốc trung bình của xe đạp trên cả quãng đường?
  6. A. 25km/h B. 24 km/h C. 50km/h D. 10km/h Câu 30. Một người đi xe máy trên đoạn đường ABC. Biết trên đoạn đường AB người đó đi với vận tốc 16km/h, trong thời gian t1 = 15 phút; trên đoạn đường BC người đó đi với vận tốc 24km/h, trong thời gian t2 = 25 phút. Vận tốc trung bình của người đó trên đoạn đường ABC là: A. 18km/h B. 20km/h C. 21km/h D. 22km/h
  7. THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I – LÝ 8 NĂM HỌC 2021 - 2022 Mức độ Thông Vận dụng Vận dụng Nhận biết Tổng Chủ đề/Bài hiểu thấp cao Câu 1, 2, 3, Câu 17 Câu 24, 25, Câu 28, 29, 12câu Chuyển động cơ học, 4, 5, 26 30 vận tốc 1,25đ 0,5đ 1,5đ 0,75đ 4,0đ Câu 6, 7 Câu 18, 3 câu Biểu diễn lực 0,5đ 0,5đ 1,0đ Câu 9, 12, 4câu 15, 16 Sự cân bằng lực – quán tính 1,0đ 1.0đ Câu 8, 10, Câu 19, 20, Câu 23 Câu 27 11câu 11, 13, 14, 21, 22, Lực ma sát – áp suất 1.25đ 2,0đ 0,5đ 0,25đ 4.0đ 16câu 6câu 4câu 4câu 30câu Tổng 4.0 3.0 2.0 1.0 10.0 ĐÁP ÁN 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 B A B C C D D C A C 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 A C C D D D B A A B 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0, 5đ 0, 5đ 0, 5đ 0, 5đ 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 B C B A A D D B B C 0, 5đ 0, 5đ 0, 5đ 0, 5đ 0, 5đ 0, 5đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ