Đề kiểm tra giữa kì I môn Vật lí Lớp 8
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì I môn Vật lí Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_ki_i_mon_vat_li_lop_8.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì I môn Vật lí Lớp 8
- ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN VẬT LÍ 8 I. Trắc nghiệm (5 điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất trong các câu hỏi sau: Câu 1: Người lái đò đang ngồi trên chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước. Trong các câu mô tả sau đây, câu nào đúng? A. Người lái đò đứng yên so với dòng nước. B. Người lái đò chuyển động so với dòng nước. C. Người lái đò đứng yên so với bờ sông. D. Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyền. Câu 2: Chuyển động cơ học là A. Sự thay đổi vận tốc của vật. B. Sự thay đổi vị trí của vật so với vật mốc. C. Sự thay đổi phương chiều của vật. D. Sự thay đổi khoảng cách của vật chuyển động so với vật mốc. Câu 3: Khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được là do mọi vật đều có: A. Quán tính B. Trọng lượng C. Thể Tích D. Khối lượng Câu 4: Để xác định sự nhanh chậm của chuyển động, ta phải dựa vào đại lượng nào? A. Quãng đường B. Vận tốc C. Thời gian D. Khối lượng Câu 5: Lực nào sau đây là lực ma sát trượt: A. Lực xuất hiện cản lại chuyển động của vật khi kéo một vật trượt trên đất. B. Lực xuất hiện giữ cho vật không chuyển động khi có lực tác dụng vào vật. C. Lực xuất hiện cản lại chuyển động khi quả bóng lăn trên mặt đất . D. Lực xuất hiện khi bánh xe chuyển động trên mặt đường. Câu 6: Hai lực cân bằng là: A. Hai lực cùng đặt vào một vật, cùng cường độ, có chiều ngược nhau. B. Hai lực cùng đặt vào một vật, cùng cường độ, có chiều ngược nhau, có phương nằm trên hai đường thẳng khác nhau. C. Hai lực cùng đặt vào hai vật khác nhau, cùng cường độ, có phương cùng trên một đường thẳng, có chiều ngược nhau. D. Hai lực cùng đặt vào một vật, cùng cường độ, có phương cùng trên một đường thẳng, có chiều ngược nhau. Câu 7: Áp suất là A. độ lớn của lực tác dụng lên một đơn vị diện tích bị ép. B. độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép. C. áp lực tác dụng lên mặt bị ép.
- D. lực tác dụng lên mặt bị ép. Câu 8: Công thức tính áp suất chất rắn là F S A. p =F.S B. p = C. p = F.V D. p = S F Câu 9: : Một người đi được quãng đường s1 với vận tốc v1 hết t1 giây, đi được quãng đường tiếp theo s 2 với vận tốc v 2 hết t2 giây. Dùng công thức nào để tính vận tốc trung bình của người này trên hai quãng đường s1 và s2? s s v v s s t t A. v 1 2 B. v 1 2 C. v 1 2 D. v 1 2 tb t t tb 2 tb t t tb s s 1 2 1 2 1 2 Câu 10 : Trường hợp nào dưới đây cho ta biết khi chịu tác dụng của lực vật bị thay đổi tốc độ và đổi hướng A. Khi hãm phanh xe đạp chạy chậm dần. B.Gió thổi cành lá đung đưa C. Một vật đang rơi từ trên cao xuống D. Sau khi đập vào mặt vợt quả bóng tennic bị bật ngược trở lại II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 11:( 1 điểm) Chuyển động không đều là gì? Câu 12: ( 1 điểm) a) Biểu diễn lực kéo 2000N theo phương nằm ngang, chiều từ trỏi sang phải (tỉ xích 1cm ứng với 500N). b) Ma sát trượt giữa đĩa và xích làm mòn đĩa xe và xích. Nêu cách làm giảm ma sát? Câu 13: (1,5 điểm) Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 0,15km hết 30giây. Khi hết dốc, xe lăn tiếp một quãng đường nằm ngang dài 75m trong 25 giây rồi dừng lại. Tính: a) Vận tốc của xe trên quãng đường dốc là bao nhiêu? b) Vận tốc trung bình của xe đạp đi trên 2 đoạn đường ? Câu 14:(1,5 điểm) a) Nêu nguyên tắc làm giảm áp suất? b) Một thùng cao 1,2m đựng đầy nước. Tính áp suất của nước lên đáy thùng? (Cho dnước=10000N/m3)