Đề kiểm tra giữa kì II môn Lịch sử 7 - Năm học 2021-2022

docx 3 trang Hoài Anh 5950
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì II môn Lịch sử 7 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_ii_mon_lich_su_7_nam_hoc_2021_2022.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì II môn Lịch sử 7 - Năm học 2021-2022

  1. TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU KIỂM TRA GIỮA KÌ II- NĂM HỌC 2021-2022 TỔ VĂN- SỬ- ĐỊA MÔN: LỊCH SỬ 7 Thời gian : 45 phút Họ và tên: .Lớp Điểm Lời phê của thầy cô giáo I. Trắc nghiệm: ( 7 điểm) Câu 1: Việc ban hành chính sách ưu đãi với những người đỗ đạt như: Ban mũ áo phẩm phục, cho vinh quy bái tổ, khắc tên vào bia tiến sĩ thời Lê sơ có tác dụng gì? A. Đào tạo đội ngũ tay sai đắc lực.C.Đẩy mạnh phát triển phật giáo. B. Khuyến khích nhân dân học tâp và thi cử. D.Xóa mù chữ. Câu 2: Thời Lê sơ cả nước được chia thành: A. 10 đạo thừa tuyên. C. 13 đạo thừa tuyên. B. 11 đạo thừa tuyên. D. 15 đạo thừa tuyên Câu 3: Điền vào chỗ trống các từ hoặc cụm từ sau cho đúng : Quân đội thời Lê Sơ được tổ chức theo chế độ khi đất nước có ngoại xâm thì tất cả quân lính đều tại ngũ cùng toàn dân, khi hòa bình thì thay phiên nhau về làm ruộng. Câu 4: Vương Thông rút khỏi nước ta vào ngày tháng năm nào ? A. 8 - 10 – 1425; B. 10 -11 – 1426; C. 10 - 12 – 1427; D. 3 - 1 - 1428 Câu 5: Người ban hành bộ luật Hồng Đức là: A. Lê Nhân Tông; B. Lê Anh Tông; C. Lê Thánh Tông; D. Lê Thái Tông. Câu 6: Trong câu nói của vua Lê Thánh Tông dưới đây còn thiếu từ nào trong chỗ trống? “Nếu người nào dám đem một thước, một tấc đất của Thái tổ làm mồi cho giặc thì tội phải ” A. Giết chết B. Chặt đầu C. Đi tù D. Tru di Câu 7: Địa danh nào là giới tuyến giữa Đàng Trong – Đàng Ngoài trong thời kì chiến tranh Trịnh – Nguyễn ? A. Sông Gianh (Quảng Bình) B. Vùng núi Tam Đảo C. Thanh Hóa – Nghệ An D. Quang Bình – Hà Tĩnh Câu 8: Luật pháp thời Lê Sơ khác thời Lý - Trần ở điểm nào? A. Bảo vệ quyền lợi của vua và quý tộc. B. Khuyến khích sản xuất. C. Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ. D. Xác nhận quyền sở hữu tài sản. Câu 9: Tôn giáo nào giữ vị trí độc tôn thời Lê sơ? A. Nho giáo. B. Phật giáo. C. Đạo giáo. D. Thiên chúa giáo. Câu 10: “ Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào vứt bỏ? Phải cương quyết tranh biện ” là lời dặn các quan của vị vua nào? A. Lê Thái Tổ. B. Lê Thánh Tông. C. Lê Nhân Tông. D. Lê Hiển Tông. Câu 11: Dưới thời Lê sơ, việc định lại chính sách chia ruộng đất công làng xã gọi là A. phép quân điền. B. phép tịch điền. C. phép phân điền. D. phép lộc điền. Câu 12: Đầu thế kỉ XVI mâu thuẫn nào diễn ra gay gắt nhất?
  2. A. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ. B. Mâu thuẫn giữa các phe phái phong kiến. C. Mâu thuẫn giữa bọn quan lại với nhân dân địa phương. D. Mâu thuẫn giữa nhân dân với nhà nước phong kiến. Câu 13: “Khôn ngoan qua được Thanh Hà Dẫu rằng có cánh khó qua Lũy Thầy” Hai câu thơ trên cho thấy vai trò gì của Lũy Thầy trong lịch sử nước ta từ thế kỉ XVII - XVIII? A. Dãy núi cao nhất Thanh Hà. B. Vùng đất quan trọng của Đàng Trong. C. Ranh giới chia cắt đất nước. D. Nguyên nhân gây chia cắt lâu dài đất nước. Câu 14: Chọn các thông tin sau (Lê Sơ, 989, 26, 20) và điền thông tin vào chỗ trống cho thích hợp trong câu sau: Thời (1) (1428 - 1527) tổ chức được (2) khoa thi. Đỗ (3) tiến sĩ và (4) trạng nguyên. II/ Tự luận ( 3 điểm): Câu 1(1 điểm): Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa La Sơn? Câu2 ( 1 điểm): Nêu nội dung chính của luật pháp thời Lê Sơ ? Câu 3 ( 1 điểm): Vì sao nền giáo dục thời Lê Sơ phát triển mạnh mẽ như vậy? Bài làm