Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Ngữ văn 7 sách Cánh Diều - Năm học 2022-2023 - Trường TH & THCS Bùi Dục Tài
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Ngữ văn 7 sách Cánh Diều - Năm học 2022-2023 - Trường TH & THCS Bùi Dục Tài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_ky_i_mon_ngu_van_7_sach_canh_dieu_nam_hoc_2.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Ngữ văn 7 sách Cánh Diều - Năm học 2022-2023 - Trường TH & THCS Bùi Dục Tài
- PHÒNG GD & ĐT HẢI LĂNG KIỂM TRA GIỮA KỲ I – NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG TH & THCS BÙI DỤC TÀI MÔN: NGỮ VĂN 7 Thời gian: 90 phút ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày kiểm tra: Họ và tên : .Lớp: Điểm Lời phê của giáo viên I. ĐỌC HIỂU(6,0 điểm) Đọc đoạn thơ trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Mùa thu của em Là vàng hoa cúc Như nghìn con mắt Mở nhìn trời êm. Mùa thu của em Là xanh cốm mới Mùi hương như gợi Từ màu lá sen ( ) Ngôi trường thân quen Bạn thầy mong đợi Lật trang vở mới Em vào mùa thu. (Quang Huy, Mùa thu của em) Câu 1. Đoạn thơ trích trên được làm theo thể thơ nào? A. Thơ bốn chữ B. Thơ năm chữ C. Thơ lục bát D. Thơ tám chữ Câu 2. Bài thơ viết về đề tài gì? A. Mùa xuân B. Mùa hạ C. Mùa thu D. Mùa đông Câu 3. Các chữ in đậm trong khổ thơ thứ hai được gieo vần như thế nào? A. Không gieo vần B. Vần liền C. Vần cách D. Vần hỗn hợp Câu 4. Cho biết từ nghìn trong câu Như nghìn con mắt là: A. Động từ B. Danh từ C. Phó từ D. Số từ Câu 5. Câu thơ Như nghìn con mắt sử dụng biện pháp tu từ gì? A. So sánh B. Điệp ngữ C. Nhân hóa D. Nói giảm nói tránh Câu 6. Cụm từ Mùa thu của em được lặp lại trong các khổ thơ là biện pháp tu từ? A. So sánh B. Điệp ngữ C. Nhân hóa D. Nói giảm nói tránh Câu 7. Ở khổ thơ thứ nhất, mùa thu hiện ra qua hình ảnh của: A. Màu vàng hoa cúc B. Màu xanh cốm mới C. Mùi hương của cốm D. Từ màu lá sen Câu 8. Những từ “thân quen”, “mong đợi” trong khổ thơ cuối diễn tả tâm trạng của em như thế nào? A. Căng thẳng, âu lo B. Buồn bã, sầu não C. Nhút nhát, rụt rè D. Phấn khởi, tự tin. Câu 9. Viết lại câu: Em vào mùa thu bằng cách mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ? . . . Câu 10. Viết tiếp vào chỗ chấm để tạo thành một câu văn hoàn chỉnh phù hợp với nội dung bài thơ: Bài thơ Mùa thu của em mở ra . . . . . II. VIẾT (4,0 điểm) Hãy viết bài văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ Mùa thu của em của nhà thơ Quang Huy (đoạn thơ trích ở phần I. Đọc-Hiểu). BÀI LÀM
- MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN, LỚP 7 Mức độ nhận thức Tổng Kĩ Nội dung/đơn TT Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao % năng vị kiến thức TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL điểm Đọc Thơ (thơ 4 1 4 0 4 0 0 2 0 60 hiểu chữ) Viết bài văn ghi lại cảm Viết 2 xúc sau khi 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 đọc bài thơ bốn chữ. Tổng 20 5 20 15 0 30 0 10 Tỉ lệ % 25% 35% 30% 10% 100 Tỉ lệ chung 60% 40%
- BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Nội Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Kĩ dung/Đơn Vận TT Mức độ đánh giá Nhận Thông Vận năng vị kiến dụng biết hiểu Dụng thức cao 1 Đọc Thơ (thơ Nhận biết: 3TN 5TN 2TL hiểu bốn chữ, - Nhận biết được từ ngữ, vần, nhịp, năm chữ) các biện pháp tu từ trong bài thơ. - Nhận biệt được miêu tả được sử dụng trong bài thơ. - Xác định được số từ, phó từ. Thông hiểu: - Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Phân tích được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ. Vận dụng: - Trình bày được những cảm nhận bản thân. - Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu.
- 2. Viết Viết bài Nhận biết: Nhận biết được kiểu bài 1* 1* 1 TL* văn ghi lại ghi lại cảm xúc. cảm xúc Thông hiểu: Hiểu được cách làm bài sau khi Vận dụng: Viết được bài văn ghi lại đọc bài cảm xúc sau khi đọc bài thơ bốn chữ. thơ bốn Vận dụng cao: Có sự sáng tạo (bố chữ. cục mạch lạc, cảm xúc chân thành, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về đối tượng biểu cảm). Tổng 4 TN 4 TN 2 TL 1 TL Tỉ lệ % 25% 35% 30% 10% Tỉ lệ chung 60% 40% HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn lớp 7 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1, 2, 3, 4, Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 4,0 5, 6, Đáp án A C B D A B A D 7, 8 9 Em vào mùa thu với bao niềm vui, háo hức. 1,0 10 Bài thơ Mùa thu của em mở ra một thế giới mới đầy vui tươi và mới lạ với biết 1,0 bao nhiêu điều tươi đẹp ở phía trước. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn: Bài viết đảm bảo bố cục 3 phần chặt chẽ, mạch 0,25 lạc, rõ ràng. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ bốn chữ. 0,25 c. Triển khai bài viết Có thể triển khai bài viết theo gợi ý sau: - Mở bài: Giới thiệu nhan đề bài thơ, tên tác giả và nêu cảm xúc chung về bài thơ bốn chữ. 3,0 + Mùa thu của em là một thi phẩm nổi tiếng được nhiều bạn đọc biết đến nhất là lứa tuổi thiếu nhi của nhà thơ Quang Huy. + Bài thơ được viết theo thể thơ 4 chữ, ngôn từ trong sáng, dung dị, biểu cảm; nhạc điệu dịu êm, nhẹ nhàng, tha thiết.
- - Thân bài: Trình bày các chi tiết thể hiện cảm xúc của em về bài thơ. + Hai khổ thơ đầu tác giả miêu tả vẻ đẹp thanh cao, hương sắc đẹp đẽ và tinh khiết của mùa thu. + Khổ thơ đầu, tác giả đặc tả sắc vàng của mùa thu qua hình ảnh so sánh bông cúc vàng “Như nghìn con mắt – Mở nhìn trời êm”. + Khổ thơ thứ hai, tác giả dành để tả sắc xanh của mùa thu. + Cuối bài thơ nhà thơ đã nói hộ em bé những cảm xúc, tâm trạng qua các từ “thân quen”, “mong đợi”. - Kết bài: Khẳng định cảm xúc và ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân. + Bài thơ mở ra một thế giới mới đầy vui tươi và mới lạ với biết bao nhiêu điều tươi đẹp ở phía trước. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. 0,25 e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, mới lạ; suy nghĩ sáng tạo. 0,25