Đề kiểm tra học kì 2 môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến (Có đáp án)

pdf 4 trang thaodu 6221
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 2 môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_hoc_ki_2_mon_sinh_hoc_lop_12_nam_hoc_2018_2019_t.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì 2 môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS&THPT NGUYỄN KHUYẾN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2018-2019 TỔ LÍ -HOÁ-SINH-CÔNG NGHỆ Môn thi: SINH HỌC 12 (Đề thi có 04 trang) Thời gian làm bài:45 phút ,không kể thời gian phát đề ___ ĐỀ THI THAM KHẢO MÃ ĐỀ: TÌNH YÊU LÀ THỨ XA XỈ Họ và tên: Lớp:12A1K4NK PHIẾU TRẢ LỜI: Số câu đúng: /30. CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 ĐÁP ÁN CÂU 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 ĐÁP ÁN Câu 1: Ý nào không phải là bằng chứng sinh học phân tử? A. Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của mọi gen của các loài. B. Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của prôtêin của các loài. C. Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của AND của các loài. D. Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của mã di truyền của các loài. Câu 2: Từ quần thể cây 2n, tạo ra quần thể cây 4n. Quần thể cây 4n được xem là loài mới vì A. các cây của quần thể 4n có hình thái, kích thước các cơ quan sinh dưỡng lớn hơn hẳn các cây của quần thể 2n. B. các cây của quần thể 4n không thể giao phấn được với các cây của quần thể 2n. C. các cây của quần thể 4n giao phấn được với các cây của quần thể 2n tạo cây lai 3n bị bất thụ. D. các cây của quần thể 2n với các cây của quần thể 4n không thể cùng sống trên khu địa lí trùng nhau một phần hoặc trùng nhau hoàn toàn. Câu 3: Cho các thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hoá như sau: (1) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định (2) Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hoá. (3) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó khỏi quần thể cho dù alen đó là có lợi (4) Không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể (5) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm. Các thông tin nói về vai trò của đột biến gen là: A. (1) và (4). B. (2) và (4) C. (2) và (5) D. (1) và (3). Câu 4: Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật A. chỉ xảy ra ở các quần thể động vật, không xảy ra ở các quần thể thực vật. B. thường làm cho quần thể suy thoái dẫn đến diệt vong. C. xuất hiện khi mật độ cá thể của quần thể xuống quá thấp. D. đảm bảo cho số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp với sức chứa của môi trường. Câu 5: Quần thể là gì? A. Quần thể là một nhóm cá thể cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo ra những thế hệ mới. B. Quần thể là một nhóm cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo ra những thế hệ mới. C. Quần thể là một nhóm cá thể khác loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, không có khả năng sinh sản. Trang 1/4-MĐ TÌNH YÊU LÀTHỨXA XỈ
  2. D. Quần thể là một nhóm cá thể khác loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo ra những thế hệ mới. Câu 6: Hiện tượng liền rễ ở hai cây thông nhựa khi mọc cùng nhau thể hiện mối quan hệ A. hỗ trợ cùng loài B. hỗ trợ khác loài C. cộng sinh D. cạnh tranh cùng loài Câu 7 : Nguyên liệu cho quá trình tiến hóa có thể là đột biến gen và đột biến NST, song đột biến gen vẫn được coi là nguyên liệu chủ yếu. Một trong số các nguyên nhân chỉ ra dưới đây là KHÔNG chính xác cho nhận định trên: A. Đột biến gen phổ biến hơn đột biến NST. B. Ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sự sinh sản của cơ thể. C. Đột biến gen có thể có lợi, có thể có hại tùy thuộc môi trường sống và trở thành nguyên liệu. D. Đột biến gen thường không gây hại đối với sinh vật vì nó là đột biến nhỏ, ít ảnh hưởng đến hệ gen nên được chọn lọc giữ lại. Câu 8: Khi nói về nguồn nguyên liệu của tiến hoá, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Tiến hoá sẽ khan xảy ra nếu quần thể không có các biến dị di truyền. B. Đột biến gen là nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của quá trình tiến hoá. C. Mọi biến dị trong quần thể đều là nguyên liệu của quá trình tiến hoá. D. Nguồn biến dị của quần thể có thể được bổ sung bởi sự nhập cư. Câu 9: Quá trình tiến hóa của sự sống trên Trái Đất có thể chia thành những giai đoạn A. tiến hóa hóa học, tiến hóa lí học và tiến hóa sinh học. B. tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa lí học và tiến hóa sinh học. C. tiến hóa hóa học, tiến hóa lí học và tiến hóa tiền sinh học. D. tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học và tiến hóa sinh học. Câu 10: Tiến hóa nhỏ là A. Quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài , diễn ra trên qui mô rộng lớn . B. Quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể , đưa đến hình thành loài mới, diễn ra trong phạm vi tương đối hẹp . C. Quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể , đưa đến hình thành các nhóm phân loại trên loài , diễn ra trên qui mô rộng lớn . D. Quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể , đưa đến hình thành loài mới,diễn ra trên qui mô rộng lớn . Câu 11: Ví dụ nào sau đây minh họa cho các cơ quan tương đồng ở sinh vật? A Cánh bướm và cánh dơi B. Tay người và vây cá C. Tay người và cánh dơi D. Cánh dơi và cánh ong mật. Câu 12: Cấu tạo khác nhau về chi tiết của các cơ quan tương đồng là do: A. Sự tiến hóa trong quá trình phát triển của loài B. Chọn lọc tự nhiên đã diễn ra theo các hướng khác nhau C. Chúng có nguồn gốc khác nhau nhưng phát triển trong những điều kiện giống nhau D. Thực hiện các chức phận giống nhau. Câu 13: Cho biết ở Việt Nam, cá chép phát triển mạnh ở khoảng nhiệt độ 25 – 35 0C, khi nhiệt độ xuống dưới 20C và cao hơn 440C cá bị chết. Giới hạn sinh thái của cá chép là: A. 20 đến 35 0C B. 250 đến 44 0C C. Từ 20C đến 44 0C D. 250 đến 35 0C Câu 14: Nhân tố nào sau đây không là nhân tố tiến hóa? A. Chọn lọc tự nhiên B. Giao phối ngẫu nhiên C. Đột biến D. Di nhập gen Câu 15:Đacuyn là người đầu tiên đưa ra khái niệm: A. Đột biến trung tính. B. Biến dị tổ hợp. C. Biến dị cá thể. D. Đột biến. Câu 16: Các ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử? (1) Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản. Trang 2/4-MĐ TÌNH YÊU LÀTHỨXA XỈ
  3. (2) Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác. (3) Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển. (4) Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau. Đáp án đúng là: A. (2), (3). B. (1), (4). C. (2), (4). D. (1), (3). Câu 17: Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố sinh thái A. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp, hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật. B. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật. C. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật. D. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp, hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật. Câu 18: Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó, sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian, được gọi là: A. ổ sinh thái. B. sinh cảnh. C. môi trường sống. D. giới hạn sinh thái Câu 19:Biến động di truyền là hiện tượng: A. Tần số tương đối của các alen trong một quần thể biến đổi một cách đột ngột khác xa với tần số của các alen đó trong quần thể gốc . B. Tần số tương đối của các alen trong một quần thể biến đổi từ từ , khác dần với tần số của các alen đó trong quần thể gốc . C. Tần số tương đối của các alen trong một quần thể biến đổi một cách đột ngột theo hướng tăng alen trội . D. Tần số tương đối của các alen trong một quần thể biến đổi một cách đột ngột theo hướng tăng alen lặn . Câu 20 : Quá trình giao phối đã tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên bằng cách A. Làm cho đột biến phát tán trong quần thể. B. Góp phần tạo ra những tổ hợp gen thích nghi. C. Trung hòa tính có hại của đột biến. D. Tạo ra vô số biến dị tổ hợp. Câu 21: Ví dụ nào sau đây không thể hiện mối quan hệ hỗ trợ trong quần thể sinh vật? A. Khi thiếu thức ăn, một số động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau. B. Những cây sống theo nhóm chịu đựng gió bão và hạn chế sự thoát hơi nước tốt hơn những cây sống riêng rẽ. C. Bồ nông xếp thành hàng bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ. D. Chó rừng hỗ trợ nhau trong đàn nhờ đó bắt được trâu rừng có kích thước lớn hơn. Câu 22: Ghẻ có kích thước nhỏ khoảng 0,2 - 0,4mm và gần như không thể thấy bằng mắt thường. Để sinh trưởng, phát triển và đẻ trứng; ghẻ đào những đường ngầm quanh co trong mặt da. Những đường ngầm này mỗi ngày dài thêm khoảng từ 1 - 5mm và có thể nhìn thấy ở trên da những đường xoắn mỏng dài chừng một vài milimét (mm) đến một vài centimét (cm). Ghẻ sống ở môi trường nào? A. Môi trường sinh vật B. Môi trường cạn C. Môi trường nước D. Môi trường đất Câu 24: Theo Đacuyn, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là: A. quần thể. B. loài. C. quần xã. D. cá thể. Câu 25: Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể? A. Cây cỏ ven bờ ao. B. Ốc bươu vàng trong ruộng. C. Đàn cá rô phi đơn tính trong hồ. D. Chuột trong vườn. Câu 26: Trong quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí, phát biểu nào dưới đây là không đúng? A. Là phương thức có cả ở động vật và thực vật; B. Điều kiện địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật; C. Trong quá trình này, nếu có sự tham gia của các nhân tố biến động di truyền thì sự phân hoá kiểu gen của quần thể gốc diễn ra nhanh hơn; D. Trong những điều kiện sống khác nhau, chọn lọc tự nhiên đã tích luỹ các biến dị theo các hướng khác nhau, dần tạo nên các nòi địa lí rồi mới hình thành loài mới Câu 27: Ở một quần thể, cấu trúc di truyền của 4 thế hệ liên tiếp như sau: Trang 3/4-MĐ TÌNH YÊU LÀTHỨXA XỈ
  4. F1: 0,12AA : 0,56Aa : 0,32aa F2: 0,18AA : 0,44Aa : 0,38aa F3: 0,24A : 0,32Aa : 044aa F4: 0,28AA : 0,24Aa : 0,48aa Cho biết các kiểu gen khác nhau có sức sống và khả năng sinh sản như nhau. Quần thể có khả năng đang chịu tác động của nhân tố nào sau đây? A. Các yếu tố ngẫu nhiên B. Giao phối không ngẫu nhiên C. Đột biến gen D. Giao phối ngẫu nhiên Câu 28: Nhân tố tiến hóa nào sau đây có thể làm cho một alen có lợi bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể và một alen có hại trở nên phổ biến trong quần thể? A. Chọn lọc tự nhiên B. Giao phối không ngẫu nhiên C. Các yếu tố ngẫu nhiên D. Đột biến Câu 29:Loài giun dẹp Convolvuta roscoffensis sống trong cát vùng ngập thuỷ triều ven biển. Trong mô của giun dẹp có các tảo lục đơn bào sống. Khi thuỷ triều hạ xuống, giun dẹp phơi mình trên cát và khi đó tảo lục có khả năng quang hợp. Giun dẹp sống bằng chất tinh bột do tảo lục quang hợp tổng hợp nên. Quan hệ nào trong số các quan hệ sau là quan hệ giữa tảo lục và giun dẹp? A.Vật ăn thịt – con mồi. B.Hợp tác. C.Kí sinh. D.Cộng sinh Câu 30: Theo quan niệm hiện đại, loại biến dị nào sau đây được xem là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hóa? A. Biến dị cá thể B. Đột biến gen C. Biến dị tổ hợp D. Thường biến HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Trang 4/4-MĐ TÌNH YÊU LÀTHỨXA XỈ