Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)

docx 5 trang thaodu 4650
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_11_nam_hoc_2019_2020_co.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NGỮ VĂN 11 NĂM HỌC 2019 – 2020 I.MỤC TIÊU KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ 1. Kiến thức Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng dược quy định trong chương trình Ngữ văn 11 sau khi hoàn thành chương trình kì I. 2.Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản theo Phong cách ngôn ngữ chức năng - Rèn kĩ năng viết đoạn văn, bài văn nghị luận 3. Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề đặt ra trong để kiểm tra , có ý thức trau dồi, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. 4. Năng lực cần đạt - Năng lực đọc – hiểu văn bản - Năng lực tạo lập văn bản - Năng lực cảm thụ tác phẩm văn chương 5. Hình thức kiểm tra - Tự luận II. XÁC ĐỊNH CHUẨN KIẾN THƯC KĨ NĂNG CẦN ĐẠT 1.Kiến thức - Kiểm tra kiến thức Tiếng Việt. - Kiểm tra kiến thức văn học hiện đại qua tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao - Kiểm tra kiến thức làm văn nghị luận văn học qua tạo lập một đoạn văn nghị luận xã hội và một bài văn nghị luận văn học hoàn chỉnh. 2.Kĩ năng - Kĩ năng đọc – hiểu văn bản theo PCNN - Kĩ năng tạo lập văn bản; - Kĩ năng sử dụng kiến thức tiếng Việt giải quyết các yêu cầu của đề . MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN - LỚP 11 NĂM HỌC 2019- 2020
  2. Mức độ cần đạt Nội dung Vận dụng Tổng số Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao Phần I. - Ngữ liệu: - Chỉ ra -Trình bày - Liên hệ nhận Đọc hiểu văn bản nhật phương thức cách hiểu về thức của bản dụng. biểu đạt được một chi tiết thân. Nêu giải - Tiêu chí lựa sử dụng trong trong văn pháp của bản chọn ngữ liệu: văn bản. bản. thân về vấn đề + 01 đoạn - Chỉ ra nội đặt ra từ văn trích. dung của văn bản. + Độ dài bản. khoảng 200 – 250 chữ. +Tương đương với văn bản HS đã được học chính thức trong chương trình lớp 11. Tổng Số câu 2 2 1 5 Số điểm 2 1 1 5,0 Tỉ lệ 20 20 10 50% Phần II. Nghị luận Viết 01 bài Làm văn học văn. văn Nghị luận về một đoạn thơ. Số câu 1 1 Tổng Số điểm 5 5,0 Tỉ lệ 50 50% Tổng Số câu 2 2 1 1 6 cộng Số điểm 2 2 1 5 10,0 Tỉ lệ 20 20 10 50 100% ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn Ngữ văn – Lớp 11 Năm học 2019 - 2020 ( Thời gian làm bài 90 phút không kể thời gian giao đề) I.PHẦN ĐỌC HIỂU (5,0 điểm)
  3. Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: “Trong dòng đời vội vã có nhiều người dường như đã quên đi tình nghĩa giữa người với người. Nhưng đã là cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa hồng, đâu phải ai sinh ra cũng có được cuộc sống giàu sang, có được gia đình hạnh phúc toàn diện mà còn đó nhiều mảnh đời đau thương, bất hạnh cần chúng ta sẻ chia, giúp đỡ.Chúng ta đâu chỉ sống riêng cho mình, mà còn phải biết quan tâm tới những người khác. (Đó chính là sự “cho”và “nhận” trong cuộc đời này) “Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người cóthể cân bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói “Những ai biết yêu thương sẽ sống tốt đẹp hơn” hay “Đúng thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”. Nhưng tự bản thân mình, ta đã làm được những gì ngoài lời nói?Cho nên, giữa nói và làm lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình.Đâu phải ai cũng quên mình vì người khác.Nhưng xin đừng quá chú trọng đến cái tôi của chính bản thân mình. Xin hãy sống vì mọi người để cuộc sống không đơn điệu và để trái tim cỏ những nhịp đập yêu thương. Cuộc sống này có qua nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là tình yêu thương.Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi.Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất. (Trích ― “Lời khuyên cuộc sống” theonguồn: radiovietnam.vn. ) Câu hỏi: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản? ( 1 điềm) Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản trên? ( 1 điểm) Câu 3. Hãy giải thích vì sao người viết cho rằng: “Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình’’? ( 1 điểm) Câu 4.Anh/chị hiểu như thế nào về quan điểm : “Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất”. (1 điểm) Câu 5:Quan điểm của anh / chị về sự CHO và NHẬN trong cuộc sống.( Viết đoạn văn khoảng 7 đến 10 dòng) ( 1 điểm) II. PHẦN LÀM VĂN (5,0 điểm) “ Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi.Bắt đầu chửi trời, có hề gì?Trời có của riêng nhà nào?Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: Đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”.Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ồ thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn.Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế thì có phí rượu không?Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến
  4. nông nỗi này! A ha! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo? Mà có trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết. Trích “ Chí Phèo” ( Nam Cao) Phân tích đoạn trích trên trong tác phẩm Chí phèo của nhà văn Nam Cao. Từ đó nhận xét nghệ thuật vào truyện độc đáo của Nam Cao. * Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. (Đề thi gồm 2 trang ) ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Yêu cầu kiến thức Điểm Phần I: Câu 1 - Phương thức biểu đạt của văn bản: nghị luận 1.0 Đọc – Câu 2 Nôi dung: Cho và nhận trong cuộc sống 1.0 hiểu Câu 3 Giải thích câu nói : Bởi vì cho đi xuất phát từ tấm lòng, từ tình 1.0 yêu thương, không vụ lợi. Câu 4 Hiểu câu nói: Cho đi sẽ nhận lại được tình yêu thương, sự trân 1.0 trọng của người khác dành cho mình Câu 5 Đoạn văn đảm bảo các ý: 1,0 - Mối quan hệ giữa cho và nhận trong cuộc sống - Bài học bản thân trong việc cho và nhận
  5. Phần Phân tích đoạn trích trong tác phẩm Chí phèo của nhà văn Nam 5.0 II: Cao. Từ đó nhận xét nghệ thuật vào truyện độc đáo của Nam Làm Cao. văn Bài làm cần đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau: 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, vận 0,5 dụng tốt các thao tác lập luận. - Biết cách chọn và phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận. - Bài viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức: Cần đảm bảo được các ý cơ bản sau: - Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, đoạn trích + Nam Cao là nhà văn xuất sắc trong nền văn học hiện đại Việt 0,5 Nam với phong cách nghệ thuật độc đáo + Chí Phèo là tác phẩm tiêu biểu của nhà văn trước cách mạng tháng Tám + Đoạn trích là phần mở đầu tác phẩm với tiếng chửi của nhân vật Chí Phèo. Đồng thời thể hiện tài năng nghệ thuật của Nam 3,0 Cao trong cách vào truyện của ông. - Phân tích đoạn trích + Nội dung ++ Đối tượng chửi: Chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn, chửi cái đứa chết mẹ nào đẻ ra Chí Phèo -> Từ không xác định đến xác định, từ không cụ thể đến cụ thể ++ Kết quả: không ai chửi nhau với hắn => Ý nghĩa tiếng chửi của Chí Phèo ++ Bộc lộ sự bất lực, bế tắc, cô đơn của Chí giữa cuộc đời. ++ Thể hiện khát khao được giao tiếp với mọi người, là sự phản kháng, là nỗi đau, bi kịch bị từ chối của con người bị XH cự tuyệt. - Nghệ thuật: + Ngôn ngữ tác giả kết hợp ngôn ngữ nhân vật + Trần thuật linh hoạt: lúc thì theo điểm nhìn của tác giả, lúc thì theo điểm nhìn của nhân vât. + Giọng điệu: đa giọng điệu, lúc tách bạch, lúc đan xen giọng miêu tả bình luận của nhà văn, giọng của dân làng Vũ Đại, giọng nhân vật + Tả, kể linh hoạt, có sự đan xen các lời kể điệp cú pháp, liệt kê, chêm xen, câu văn ngắn dồn dập tạo kịch tính - Nhận xét : + Cách vào truyện độc đáo tạo sự bất ngờ, tò mò, dồn nén, gây ấn 1,0 tượng cho người đọc. + Tạo câu chuyện kể không theo tuyến tính thông thường từ quá khứ đến hiện tại, mà theo lối kết cấu từ hiện tại – quá khứ - hiện tại -> Cách vào truyện độc đáo của nhà văn