Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Cửa Nam (Có đáp án)

doc 3 trang thaodu 8420
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Cửa Nam (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2016_2017_tru.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Cửa Nam (Có đáp án)

  1. Trường THCS Cửa Nam Kiểm tra học kì I - Năm học 2016-2017 Môn : Ngữ Văn 7 Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1 (3 điểm): Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi nêu bên dưới: “Hãy kính trọng và yêu mến thầy giáo của con, con ạ. Con phải yêu mến thầy, bởi vì bố yêu mến thầy và kính trọng thầy; con phải yêu mến thầy vì thầy đã hiến cả cuộc đời cho hạnh phúc của biết bao trẻ em mà họ thì sẽ quên thầy. Hãy yêu mến thầy vì thầy mở mang và soi sáng trí thông minh cho con, và nâng cao tâm hồn của con lên. Sau này, khi con đã thành người lớn, mà cả bố lẫn thầy con đều không còn trên đời này nữa, thì những kỷ niệm của thầy giáo sẽ hiện ra trong trí nhớ của con bên cạnh kỉ niệm của bố;” (Thư của bố - Những tấm lòng cao cả của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi ) a. Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? b. Hãy tìm những từ trái nghĩa với các từ sau: - Yêu, quên, kính trọng, lên, nâng cao. c. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên. d. Em hãy viết đoạn văn từ 6 - 8 câu phân tích tác dụng của việc sử dụng điệp ngữ : “ yêu mến thầy ” trong lời dạy của người bố đối với con. Câu 2 (7 điểm): Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh. Trường THCS Cửa Nam Kiểm tra học kì I - Năm học 2016-2017 Môn : Ngữ Văn 7 Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1 (3 điểm): Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi nêu bên dưới: “Hãy kính trọng và yêu mến thầy giáo của con, con ạ. Con phải yêu mến thầy, bởi vì bố yêu mến thầy và kính trọng thầy; con phải yêu mến thầy vì thầy đã hiến cả cuộc đời cho hạnh phúc của biết bao trẻ em mà họ thì sẽ quên thầy. Hãy yêu mến thầy vì thầy mở mang và soi sáng trí thông minh cho con, và nâng cao tâm hồn của con lên. Sau này, khi con đã thành người lớn, mà cả bố lẫn thầy con đều không còn trên đời này nữa, thì những kỷ niệm của thầy giáo sẽ hiện ra trong trí nhớ của con bên cạnh kỉ niệm của bố;” (Thư của bố - Những tấm lòng cao cả của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi ) a. Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? b. Hãy tìm những từ trái nghĩa với các từ sau: - Yêu, quên, kính trọng, lên, nâng cao. c. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên. d. Em hãy viết đoạn văn từ 6 - 8 câu phân tích tác dụng của việc sử dụng điệp ngữ : “ yêu mến thầy ” trong lời dạy của người bố đối với con. Câu 2 (7 điểm): Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.
  2. ĐÁP ÁN NGỮ VĂN 7 - HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2016 - 2017 Câu 1: a.Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm:(0,5đ) b. Từ trái nghĩa: - Yêu - ghét; quên - nhớ, kính trọng – hỗn láo, lên - xuống; nâng cao- hạ thấp (0,5đ) HS có thể tìm từ khác đúng là cho điểm c. Nội dung: đoạn văn là lời dạy của bố. Qua lời dạy, người bố muốn con mình nhớ đến, biết đến công lao của thầy cố giáo và phải yêu mến, kính trọng thầy cô giáo trong hiện tại và tương lai Câu 2: - Đoạn văn không quá dài không quá ngắn: Tối đa 8 câu, tối thiểu 6 câu - Đảm bảo được các ý: Mỗi ý 0,5 đ + Giới thiệu được vị trí đoạn văn trong bức thư + Nội dung là lời dạy của bố. Bức thư là cách giáo dục tế nhị, hiệu quả. Cha mẹ yêu thương con, tôn trọng con viết thư cho con bày tỏ suy nghĩ của mình để hướng con tơi những điều tốt đẹp + Nhấn mạnh điệp ngữ: Hãy yêu thầy là một cách nhấn mạnh điều mà người bố muốn trao giửi cho con. + Yêu thầy, kính trọng thầy là truyền thống tốt đẹp của bất cứ dân tộc nào trên thế giới. Người cha muốn truyền dạy cho con cách thể hiện long biết ơn đối với những người đã dạy dỗ, giáo dục để chúng ta trưởng thành nên người. Câu 3: Yêu cầu: Viết bài văn 3 phần Nội dung cần đạt Cho điểm Mở Giới thiệu về hoàn cảnh ra đời của bài thơ, tác giả, nội dung khái quát, 3 ý bài lí do cảm nhận. mỗi ý Thân bài: 0,3 + + Biểu cảm về những nét đặc sắc trong nội dung và nghệ thuật được diễn nhà thơ thể hiện trong bài thơ: đạt tốt Cảm nhận được bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp và quyến rũ qua lời = 1đ thơ của Bác: vẻ đẹp thiên nhiênqua 2 câu đầu: Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bong lồng hoa (2,5đ) Thân Vẻ đẹp của không gian cảnh khuya trong rừng đêm có âm thanh bài: tiếng suối róc rách chảy hiền hòa so sánh với tiếng hát xa tạo sự gần gũi ấm áp. - Cảm nhận hình ảnh: trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa – vẻ đẹp trăng trong rừng đêm, vẻ đẹp của một bức tranh thiên nhiên huyền ảo nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối đa dạng: Dáng cổ thụ, ánh trăng, bóng 1đ lá, bóng cây hòa quyện ngập tràn ánh trăng in trên mặt đất như thảm hoa. - Cách miêu tả: Dùng phép so sánh: tiếng suối trong như tiếng hát xa, điệp từ lồng: trăng lồng cổ thụ/ bóng lồng hoa: Bức tranh hữu tình một sự chan hòa ấm áp; quấn quýt, hòa quyện, vẻ đẹp lung linh huyền ảo chập chờn của trăng và không gian cây rừng 1đ -> Tình yêu thiên nhiên tha thiết gắn bó đặc biệt là tình yêu trăng
  3. Tâm trạng của Bác: “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà” 0,5 đ - Chưa ngủ vì cảnh đẹp như vẽ -> tình yêu thiên nhiên 2,5đ - Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà . - >tình yêu nhân dân đất nước - Điệp từ chưa ngủ cuối câu 3,4 thể hiện được niềm say mê thiên nhiên và nỗi lo việc nước hòa nhập với việc nhà; hai tình yêu thống nhất trong con người Bác - con người nghệ sĩ , con người chiến sĩ. - Nâng cao: So sánh cách bộc lộ vẻ đẹp tâm hồn của một số nhà thơ 1.đ xưa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm - Một số bài thơ về trăng của Bác: Rằm tháng giêng, Ngắm trăng 1.đ Kết bài: 0,5 - Phong cách cổ điển( học tập thơ đường) nhưng rất hiện đại(phản (1.đ ) ánh cuộc sống con người hiện đại) trong tư thế ung dung tự tại, lạc quan 0,25đ của bác; thất ngôn tú tuyệt - Bài thơ giàu chất nhạc chất họa: thi trung hữu nhạc, thi trung hữu Kết họa, ngôn ngữ cô đúc mỗi câu là một tuyệt cú. 0,25đ bài: - Tình cảm đối với thiên: tha thiết, gắn bó, đặc biệt là với hình ảnh đối với đất nước: Không ngủ vì việc nước, việc nhà 0,25đ - Vẻ ánh trăng quê hương( trăng trở than bầu bạn trong suốt cuộc đời của Bác) đẹp tâm hồn nghệ sĩ, chất chiến sĩ của bác 0,25đ * Biểu điểm: + Điểm 6 -7 Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu nêu trên. Văn viết mạch lạc, có cảm xúc, thể hiện sự sáng tạo, không mắc lỗi diễn đạt, trình bày sạnh đẹp + Điểm 5: Bài viết đúng thể loại, đạt các yêu trên, còn mắc vài lỗi chính tả, diễn đạt, trình bày sạch đẹp. + Điểm 4: Đạt được quá nửa yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. Còn một số lỗi về diễn đạt. + Điểm 3 - 2: Học sinh viết đúng kiểu bài. Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu + Điểm 1: Học sinh viết đúng kiểu bài. Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi về câu, từ, chính tả. chính tả. – Điểm 0: Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp. * Lưu ý: Giám khảo căn cứ vào tiêu chuẩn cho điểm và bài làm cụ thể của học sinh để cho điểm phù hợp, tránh đếm ý cho điểm, trân trọng những bài viết sáng tạo.