Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Trung Đô (Có đáp án)

docx 4 trang thaodu 4761
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Trung Đô (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2016_2017_tru.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Trung Đô (Có đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2016 - 2017 Môn: Ngữ văn lớp 8 – Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1: ( 3 điểm ) Cho đoạn văn: Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế? Mãi không về! Người ta đánh con vì con dám cướp lại đồ chơi của con mà con người ta giằng lấy. Người ta lại còn chửi con, chửi cả mẹ nữa. Mẹ xa con, mẹ có biết không? (Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng) a, Cho biết phương thức biểu đạt của đoạn văn? b, Tìm câu ghép trong đoạn văn trên? Cho biết trong mỗi câu ghép, quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu là quan hệ gì? c, Viết đoạn văn khoảng 10 câu, trình bày cảm nhận của em về nỗi lòng của nhân vật người con qua các câu: Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế? Mãi không về! Câu 2: ( 7 điểm) Truyện ngắn ‘Lão Hạc” đã thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. Bằng những hiểu biết về văn bản “Lão Hạc”(Ngữ văn 8, tập I), em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2016 - 2017 Môn: Ngữ văn lớp 8 – Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1: ( 3 điểm ) Cho đoạn văn: Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế? Mãi không về! Người ta đánh con vì con dám cướp lại đồ chơi của con mà con người ta giằng lấy. Người ta lại còn chửi con, chửi cả mẹ nữa. Mẹ xa con, mẹ có biết không? (Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng) a, Cho biết phương thức biểu đạt của đoạn văn? b, Tìm câu ghép trong đoạn văn trên? Cho biết trong mỗi câu ghép, quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu là quan hệ gì? c, Viết đoạn văn khoảng 10 câu, trình bày cảm nhận của em về nỗi lòng của nhân vật người con qua các câu: Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế? Mãi không về! Câu 2: ( 7 điểm) Truyện ngắn ‘Lão Hạc” đã thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. Bằng những hiểu biết về văn bản “Lão Hạc”(Ngữ văn 8, tập I), em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM NGỮ VĂN 8 I. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng hướng dẫn chấm. Không yêu cầu quá cao đối với mức điểm 9,10. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo - Việc chi tiết hóa điểm số các ý phải được thống nhất trong các giáo viên chấm thi - Tổng điểm toàn bài thi 10 điểm, chiết đến 0,25 điểm II. NHỮNG YÊU CẦU CỤ THỂ VỀ KĨ NĂNG, KIẾN THỨC, CÁCH CHO ĐIỂM CÂU KIẾN THỨC, KĨ NĂNG ĐIỂM Câu 1 3 điểm a, Phương thức biểu đạt của đoạn văn: biểu cảm, tự sự 0,25 b, Xác định đúng hai câu ghép 0,75 - Người ta đánh con vì con dám cướp lại đồ chơi của con mà con người ta giằng lấy. - Mẹ xa con, mẹ có biết không? Xác định đúng quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép 1.0 (mỗi câu: 0,5 điểm) c, Yêu cầu về kĩ năng: Thành đoạn văn ngắn. Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi ngữ pháp, chính tả Yêu cầu về kiến thức: - Cảm nhận được tình yêu thương mẹ, nhớ mẹ, mong mỏi được gặp mẹ của người con - Cảm nhận được những buồn khổ của đứa con xa mẹ Cách cho điểm 0,5 - Kĩ năng 0,5 - Kiến thức Câu 2 7 điểm Yêu cầu về kĩ năng: Biết làm bài văn nghị luận về một
  3. vấn đề trong văn bản. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ; hành văn lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu đúng. Yêu cầu về kiến thức Mở bài: Giới thiệu tác giả, văn bản, nhân vật lão Hạc. Nêu vấn đề nghị luận. Thân bài: + Truyện ngắn ‘Lão Hạc” đã thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ qua nhân vật lão Hạc. - Sự nghèo khổ túng quẫn về vật chất - Sự khổ đau về tinh thần + Truyện ngắn ‘Lão Hạc” đã thể hiện một cách chân thực, cảm động phẩm chất cao quý tiềm tàng của người nông dân trong xã hội cũ qua nhân vật lão Hạc. - Thương con - Lương thiện và giàu lòng tự trọng + Thái độ của tác giả - Qua nhân vật Lão Hạc, Nam Cao đã bộc lộ tinh thần nhân đạo sâu sắc của mình : + Lên án xã hội đương thời. Mọi khổ đau, nghèo đói của lão Hạc đều vì xã hội đương thời + Bộc lộ tình cảm yêu thương, trân trọng, tin yêu những người nông dân - Thể hiện một cái nhìn sâu sắc về người nông dân: + Ông không thi vị hoá cuộc sống người nông dân + Không nhìn người nông dân bằng cái nhìn khinh bỉ, giễu cợt + Không đánh giá họ một cách phiến diện, hời hợt qua vẻ bề ngoài. - Nam Cao đã đi sâu tìm hiểu số phận, con người họ để phát hiện ra những vẻ đẹp đáng quý ẩn sâu trong vẻ gàn dở, ngu ngốc của họ. Kết bài: Suy nghĩ về người nông dân trong xã hội cũ
  4. * Cách cho điểm - Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng trên 7.0 - Bài viết cơ bản đảm bảo các yêu cầu kĩ năng, kiến thức 6.0 - Kiến thức, kĩ năng trung bình 4.0 - 3.0 - Kiến thức nghèo, kĩ năng yếu 1.0 - Hết -