Đề kiểm tra học kì I môn Vật lí 8 - Năm học 2021-2022
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Vật lí 8 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_li_8_nam_hoc_2021_2022.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Vật lí 8 - Năm học 2021-2022
- TRƯỜNG THCS PHƯỚC HẬU ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I. NĂM HỌC: 2021-2022 TỔ TỰ NHIÊN MÔN: VẬT LÍ 8 Thời gian làm bài: 60 phút ĐỀ 1 Câu 1: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng khi nói về chuyển động cơ học? A. Chuyển động cơ học là sự dịch chuyển của vật. B. Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian. C. Chuyển động cơ học là sự thay đổi vận tốc của vật. D. Chuyển động cơ học là chuyển dời vị trí của vật. Câu 2: Quan sát một đoàn tàu đang chạy vào ga, trong các câu mô tả sau đây, câu mô tả nào là sai? A. Đoàn tàu đang chuyển động so với nhà ga. B. Đoàn tàu đang đứng yên so với người lái tàu. C. Đoàn tàu đang chuyển động so với hành khách đang ngồi trên tàu. D. Đoàn tàu đang chuyển động so với hành khách đang đứng dưới sân ga. Câu 3: Dụng cụ để xác định sự nhanh chậm của chuyển động của một vật gọi là A. vôn kế B. nhiệt kế C. tốc kế D. ampe kế Câu 4: Khi nói đến vận tốc của các phương tiện giao thông như xe máy, ô tô, xe lửa, máy bay người ta nói đến A. vận tốc tức thời. B. vận tốc trung bình. C. vận tốc lớn nhất có thể đạt được của phương tiện đó. D. vận tốc nhỏ nhất có thể đạt được của phương tiện đó. Câu 5: Chuyển động đều là chuyển động có độ lớn vận tốc
- A. không đổi trong suốt thời gian vật chuyển động. B. không đổi trong suốt quãng đường đi. C. luôn giữ không đổi, còn hướng của vận tốc có thể thay đổi. D. Các câu A, B, C đều đúng. Câu 6: Một người đi quãng đường s 1 với vận tốc v 1 hết t1 giây, đi quãng đường tiếp theo s2 với vận tốc v 2 hết t2 giây. Dùng công thức nào để tính vận tốc trung bình của người này trên cả hai quãng đường s1 và s2? D. Cả B và C đều đúng Câu 7: Sử dụng cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống: là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của chuyển động. A. Vectơ B. Thay đổi C. Vận tốc D. Lực Câu 8: Có mấy loại lực ma sát? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 9: Áp lực là: A. Lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
- B. Lực ép có phương song song với mặt bị ép. C. Lực ép có phương tạo với mặt bị ép một góc bất kì. D. Lực ép có phương trùng với mặt bị ép Câu 10: Công thức nào sau đây là công thức tính áp suất? A. p = F/S B. p = F.S C. p = P/S D. p = d.V Câu 11: Điều nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng? A. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương. B. Áp suất tác dụng lên thành bình không phụ thuộc diện tích bị ép. C. Áp suất gây ra do trọng lượng của chất lỏng tác dụng lên một điểm tỉ lệ nghịch với độ sâu. D. Nếu cùng độ sâu thì áp suất như nhau trong mọi chất lỏng khác nhau. Câu 12: Công thức tính áp suất chất lỏng là: A. p = d/h B. p = d.h C. p = d.V D. p = h/d Câu 13: Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp giấy bị bẹp lại vì: A. việc hút mạnh đã làm bẹp hộp. B. áp suất bên trong hộp tăng lên làm cho hộp bị biến dạng. C. áp suất bên trong hộp giảm, áp suất khí quyển ở bên ngoài hộp lớn hơn làm nó bẹp. D. khi hút mạnh làm yếu các thành hộp làm hộp bẹp đi.
- Câu 14: Một vật ở trong nước chịu tác dụng của những lực nào? A. Lực đẩy Ác-si-mét. B. Lực đẩy Ác-si-mét và lực ma sát. C. Trọng lực. D. Trọng lực và lực đẩy Ác-si-mét. Câu 15: Công thức tính lực đẩy Ác-si-mét là: A. FA = D.V B. FA = Pvật C. FA = d.V D. FA = d.h Câu 16: Lực đẩy Ác-si-mét nhỏ hơn trọng lượng thì: A. Vật chìm xuống B. Vật nổi lên C. Vật lơ lửng trong chất lỏng D. Vật chìm xuống đáy chất lỏng Câu 17: Khi vật nổi trên chất lỏng thì lực đẩy Ác – si – mét có cường độ: A. Nhỏ hơn trọng lượng của vật. B. Lớn hơn trọng lượng của vật. C. Bằng trọng lượng của vật. D. Nhỏ hơn hoặc bằng trọng lượng của vật. Câu 18: Nhận xét nào sau đây là sai khi nói về áp suất khí quyển? A. Độ lớn của áp suất khí quyển có thể được tính bằng công thức p = d.h B. Độ lớn của áp suất khí quyển có thể được tính bằng chiều cao của cột thủy ngân trong ống Tôrixenli. C. Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm.
- D. Ta có thể dùng mmHg làm đơn vị đo áp suất khí quyển. Câu 19: Trong các câu sau, câu nào đúng? A. Lực đẩy Ác-si-mét cùng chiều với trọng lực. B. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng theo mọi phương vì chất lỏng gây áp suất theo mọi phương. C. Lực đẩy Ác-si-mét có điểm đặt ở vật. D. Lực đẩy Ác-si-mét luôn có độ lớn bằng trọng lượng của vật. Câu 20: Trong các kết luận sau, kết luận nào không đúng về bình thông nhau? A. Bình thông nhau là bình có 2 hoặc nhiều nhánh thông nhau. B. Tiết diện của các nhánh bình thông nhau phải bằng nhau. C. Trong bình thông nhau có thể chứa 1 hoặc nhiều chất lỏng khác nhau. D. Trong bình thông nhau chứa cùng 1 chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn ở cùng một độ cao. Câu 21: Quỹ đạo chuyển động của một vật là A. đường mà vật chuyển động vạch ra trong không gian. B. đường thẳng vật chuyển động vạch ra trong không gian. C. đường tròn vật chuyển động vạch ra trong không gian. D. đường cong vật chuyển động vạch ra trong không gian. Câu 22: Chuyển động nào sau đây là chuyển động đều? A. Vận động viên trượt tuyết từ dốc núi xuống. B. Vận động viên chạy 100m đang về đích. C. Máy bay bay từ Hà Nội vào Hồ Chí Minh. D. Không có chuyển động nào kể trên là chuyển động đều. Câu 23: Câu nào mô tả đầy đủ các yếu tố trọng lực của vật?
- A. Điểm đặt trên vật, phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới, độ lớn 20N. B. Điểm đặt trên vật, hướng thẳng đứng, độ lớn 20N. C. Điểm đặt trên vật, phương từ trên xuống dưới, độ lớn 20N. D. Điểm đặt trên vật, chiều thẳng đứng, độ lớn 20N. Câu 24: Khi xe ô tô đang chuyển động trên đường đột ngột phanh (thắng gấp). Hành khách trên xe bị xô về phía trước là do A. ma sát B. quán tính C. trọng lực D. lực đẩy Câu 25: Hoa đưa một vật nặng hình trụ lên cao bằng 2 cách hoặc là lăn vật trên mặt phẳng nghiêng, hoặc kéo vật trượt trên mặt phẳng nghiêng. Cách nào lực ma sát lớn hơn? A. Lăn vật B. Kéo vật C. Cả 2 cách như nhau D. Không so sánh được Câu 26: Cho hình vẽ bên, trường hợp nào áp suất tác dụng lên sàn lớn nhất? Các trường hợp được tính từ trái qua phải.
- A. Trường hợp 1 B. Trường hợp 2 C. Trường hợp 3 D. Trường hợp 4 Câu 27: Áp suất khí quyển thay đổi như thế nào khi độ cao càng tăng? A. Càng tăng B. Càng giảm C. Không thay đổi D. Có thể vừa tăng, vừa giảm Câu 28 : Khi ôm một tảng đá trong nước ta thấy nhẹ hơn khi ôm nó trong không khí. Sở dĩ như vậy là vì: A. khối lượng của tảng đá thay đổi. B. khối lượng của nước thay đổi. C. lực đẩy của nước. D. lực đẩy của tảng đá. Câu 29: : Mặt Trời mọc đằng đông, lặn đằng Tây. Trong hiện tượng này: A. Mặt Trời chuyển động còn Trái Đất đứng yên. B. Mặt Trời đứng yên còn Trái Đất chuyển động. C. Mặt Trời và Trái Đất đều chuyển động. D. Mặt Trời và Trái Đất đều đứng yên. Câu 30: Chuyển động của phân tử hiđro ở 0 oC có vận tốc 1692 m/s, của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất có vận tốc 28800 km/h. Hỏi chuyển động nào nhanh hơn? A. Chuyển động của phân tử hiđro nhanh hơn. B. Chuyển động của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất nhanh hơn. C. Hai chuyển động bằng nhau.
- D. Tất cả đều sai. Câu 31: : Vật 1 và 2 đang chuyển động với các vận tốc v 1 và v2 thì chịu các lực tác dụng như hình vẽ: Trong các kết luận sau, kết luận nào đúng? A. Vật 1 tăng vận tốc, vật 2 giảm vận tốc. B. Vật 1 tăng vận tốc, vật 2 tăng vận tốc. C. Vật 1 giảm vận tốc, vật 2 tăng vận tốc. D. Vật 1 giảm vận tốc, vật 2 giảm vận tốc. Câu 32: Khi xe đạp, xe máy đang xuống dốc, muốn dừng lại một cách an toàn nên hãm phanh (thắng) bánh nào? A. Bánh trước B. Bánh sau C. Đồng thời cả hai bánh D. Bánh trước hoặc bánh sau đều được Câu 33: Một cục nước đá đang nổi trong bình nước. Mực nước trong bình thay đổi như thế nào khi cục nước đá tan hết? A. Tăng B. Giảm C. Không đổi D. Không xác định được Câu 34: Thể tích của một miếng sắt là 2dm 3. Lực đẩy tác dụng lên miếng sắt khi nhúng chìm trong nước sẽ nhận giá trị nào trong các giá trị sau: A. F = 15N B. F = 20N
- C. F = 25N D. F = 10N Câu 35: Tại sao miếng gỗ thả vào nước thì nổi? A. Vì trọng lượng riêng của gỗ nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước. B. Vì trọng lượng riêng của gỗ lớn hơn trọng lượng riêng của nước. C. Vì gỗ là vật nhẹ. D. Vì gỗ không thấm nước. Câu 36: Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát nghỉ? A. Kéo trượt cái bàn trên sàn nhà. B. Quả dừa rơi từ trên cao xuống. C. Chuyển động của cành cây khi gió thổi. D. Chiếc ô tô nằm yên trên mặt đường dốc. Câu 37: Trong đêm tối từ lúc thấy tia chớp lóe sáng đến khi nghe thấy tiếng bom nổ khoảng 15 giây. Hỏi chỗ bom nổ cách người quan sát bao xa? Biết vận tốc truyền âm trong không khí bằng 340 m/s. A. 5100 m B. 5000 m C. 5200 m D. 5300 m Câu 38: Một ô tô lên dốc với vận tốc 16 km/h, khi xuống lại dốc đó, ô tô này chuyển động nhanh gấp đôi khi lên dốc. Vận tốc trung bình của ô tô trong cả hai đoạn đường lên dốc và xuống dốc là: A. 24 km/h B. 32 km/h C. 21,33 km/h D. 26 km/h
- Câu 39: Một tàu ngầm đang di chuyển dưới biển. Áp kế đặt ở ngoài vỏ tàu chỉ áp suất 2020000 N/m2. Một lúc sau áp kế chỉ 860000N/m 2. Tính độ sâu của tàu ngầm ở hai thời điểm trên biết trọng lượng riêng của nước biển bằng 10300N/m2. A. 196m; 83,5m B. 160m; 83,5m C. 169m; 85m D. 85m; 169m Câu 40: Treo một vật ở ngoài không khí vào lực kế, lực kế chỉ 2,1 N. Nhúng chìm vật đó vào nước thì số chỉ của lực kế giảm 0,2 N. Hỏi chất làm vật đó có trọng lượng riêng lớn gấp bao nhiêu lần trọng lượng riêng của nước. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3. A. 6 lần B. 10 lần C. 10,5 lần D. 8 lần HẾT ĐÁP ÁN 1.B 2.C 3.C 4.B 5.D 6.B 7.D 8.C 9.A 10.A 11.A 12.B 13.C 14.D 15.C 16.A 17.B 18.A 19.C 20.B 21.A 22.D 23.A 24.B 25.B 26.D 27.B 28.C 29.A 30.B 31.A 32.B 33.C 34.B 35.A 36.D 37.A 38.C 39.A 40.C