Đề kiểm tra học kì I môn Vật lý Lớp 9 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

docx 5 trang Hoài Anh 20/05/2022 5140
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Vật lý Lớp 9 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_ly_lop_9_nam_hoc_2018_2019_co_d.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Vật lý Lớp 9 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 12 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018-2019 Môn: Vật lý 9 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Câu 1 (2 điểm): Phát biểu và viết hệ thức của định luật Ohm? (Chú thích rõ các đại lượng trong hệ thức). Áp dụng: Tính cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có điện trở 40  khi mắc dây vào hai điểm có hiệu điện thế 12 V. Câu 2 (2 điểm): a) Biến trở là gì? Em hãy kể tên hai loại biến trở mà em biết. b) Trên một biến trở có ghi (50  - 1,2 A), em hãy nêu ý nghĩa các số ghi trên biến trở và cho biết hiệu điện thế lớn nhất có thể đặt vào hai đầu biến trở là bao nhiêu? Câu 3 (2 điểm): Công của dòng điện trong một đoạn mạch là gì? Dụng cụ đo công của dòng điện là gì? Áp dụng: Trên một ấm nước có ghi 220V-1200W, nó đang hoạt động bình thường và liên tục trong 30 ngày, mỗi ngày 8 giờ. Tính lượng điện năng nó tiêu thụ trong thời gian nói trên? Câu 4 (2 điểm): Giữa 2 điểm A và B có hiệu điện thế luôn không đổi bằng 36V, người ta mắc nối tiếp 2 điện trở R1 = 36  , R2 = 24  . a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch và tính công suất tiêu thụ của đoạn mạch. b) Mắc thêm một điện trở R 3 = 12  song song với R1 thì nhiệt lượng do mạch trên tỏa ra sau 10 phút là bao nhiêu? Câu 5 (2 điểm): Việc ứng dụng nam châm vào trong các lĩnh vực sản xuất của đời sống đã trở nên rất quen thuộc với chúng ta. Các sản phẩm, thiết bị nam châm như nam châm nâng, nam châm điện hay nam châm lọc sắt đã và đang góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất. Và không chỉ trong các ngành công nghiệp mà ngay cả trong nông nghiệp nam châm cũng được ứng dụng triệt để dựa trên những tính năng ưu việt của nó. Cụ thể là nam châm điện được sử dụng để loại bỏ các hạt giống cỏ dại kém năng suất. Như chúng ta cũng đã biết, trên các loại hạt cỏ dại thường có những tua sợi và nhờ vào những tua sợi này chúng hoàn toàn có khả năng bám vào lông của những con vật di chuyển nhanh qua nó. Chính vì lẽ đó chúng có thể lan truyền đến một nơi ở rất xa cây mẹ và gây ra những ảnh hưởng bất lợi đối với các loại cây trồng khác. Các chuyên gia trong lĩnh vực nông
  2. nghiệp có những bước đột phá mới trong vấn đề loại bỏ hạt giống cỏ dại có hại cho cây trồng. Cụ thể người ta đã sử dụng nam châm điện để loại bỏ những hạt giống xù xì, kém chất lượng của cỏ dại ra khỏi hạt giống nhẵn nhụi của các loại cây có ích như cây chả ba, cây gai bằng cách rắc mạt sắt vào trong hạt giống cây trồng có lẫn hạt giống cỏ dại, lúc này mạt sắt sẽ bám chặt vào hạt giống cỏ dại xù xì. Tiếp đến người ta lại cho hỗn hợp trên đi vào vùng từ trường của nam châm điện với lực từ vừa đủ mạnh, nam châm điện sẽ hút hết tất cả những hạt cỏ dại có dính mạt sắt ra khỏi số hạt giống có trong hỗn hợp ấy. Qua thông tin trên, em biết thêm được một lợi ích của nam châm điện. a) Hãy nêu cấu tạo của nam châm điện và cách làm tăng cường độ lực từ của nam châm điện. b) Phát biểu một quy tắc dùng để xác định tên các cực từ của nam châm điện. Áp dụng: Xác định cực của nam châm điện sau: A B + - Hết
  3. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn : Vật lý- Lớp 9 Câu ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM Điểm - Phát biểu đúng định luật 0.5 đ U Ghi đúng hệ thức I R 0,5đ 1 Chú thích CT đúng và đầy đủ 0,5đ U 12 I = = 0,3 A R 40 0,5đ Biến trở là một điện trở mà trị số có thể thay đổi được. 0.5đ Kể đúng tên hai loại biến trở 0.5đ 50  là điện trở lớn nhất của biến trở 0,25đ 1,2 A là cường độ dòng điện lớn nhất cho phép qua biến trở 0,25 đ Hiệu điện thế lớn nhất có thể đặt vào hai đầu biến trở là 2 U = I.R = 1,2 .50 = 60 V 0,5 đ I = I1 = I 2đ = 1,28A U 2đ = 1,28. 16 = 20,48V => U2 = U đ = 20,8 V < U đm = 24V Vậy đèn sáng mờ. 1đ 3 - Công của dòng điện trong một đoạn mạch là lượng điện năng mà đoạn mạch đó tiêu thụ để chuyển hóa thành các dạng
  4. năng lượng khác 0,5 đ -Dụng cụ đo công của dòng điện là điện kế . 0,5đ A = P .t = 1200 .8 . 30 = 288 000 W.h = 288 kW.h Điện trở tương đương: Rtd = R1 + R2 = 36 +24 = 60  . 0,5đ Công suất 2 36 .36 P = U = = 21,6 W 0,5đ R 60 Điện trở tương đương lúc sau: 0,5đ 36 .12 R = R13 + R2 = + 24 = 33  4 36 12 Cường độ dòng điện lúc sau: 0,5 đ I= U : R = 36: 33 = 1,1 A Nhiệt lượng do mạch trên tỏa ra sau 10 phút là Q = R. I2.t = 33. (1,1)2. 600 = 23958 J 0,5đ Nam châm điện có cấu tạo gồm một ống dây dẫn trong có lõi 0,5đ sắt non Có thể làm tăng lực từ của nam châm điện tác dụng lên một vật, bằng cách tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng 0,25đ dây hoặc tăng số vòng của ống dây 0,25đ 5 0,5đ HS phát biểu đúng quy tắc 0,25đ Xác định được B: Cực bắc, A: cực nam 0,25đ Vẽ đúng chiều đường sức từ
  5. Tổng điểm 10