Đề kiểm tra học kì II môn Sinh học Lớp 12 - Mã đề 122 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

doc 4 trang thaodu 3660
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn Sinh học Lớp 12 - Mã đề 122 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Nguyễn Văn Cừ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_sinh_hoc_lop_12_ma_de_122_nam_hoc.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II môn Sinh học Lớp 12 - Mã đề 122 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

  1. SỞ GD VÀ ĐT KON TUM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2018-2019 TRƯỜNG THPT MÔN: SINH HỌC LỚP: 12 NGUYỄN VĂN CỪ Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) MÃ ĐỀ: 122 (Đề gồm có 04 trang) Chọn câu trả lời đúng nhất tô vào phiếu trả lời trắc nghiệm Câu 1: Trong các đặc trưng sau đây, đặc trưng nào là đặc trưng của quần xã sinh vật? A. Tỉ lệ giới tính. B. Sự phân bố của các loài trong không gian. C. Nhóm tuổi. D. Số lượng cá thể cùng loài trên một đơn vị diện tích hay thể tích. Câu 2: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, trong các phát biểu sau về quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu đúng? (1) Hình thành loài mới có thể xảy ra trong cùng khu vực địa lí hoặc khác khu vực địa lí. (2) Đột biến đảo đoạn có thể góp phần tạo nên loài mới. (3) Lai xa và đa bội hóa có thể tạo ra loài mới có bộ nhiễm sắc thể song nhị bội. (4) Quá trình hình thành loài có thể chịu sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên. A. 1. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 3: Trong diễn thế thứ sinh trên đất canh tác đã bỏ hoang để trở thành rừng thứ sinh, sự phát triển của các thảm thực vật trải qua các giai đoạn: (1) Quần xã đỉnh cực. (2) Quần xã cây gỗ lá rộng. (3) Quần xã cây thân thảo. (4) Quần xã cây bụi. (5) Quần xã khởi đầu, chủ yếu cây một năm. Trình tự đúng của các giai đoạn là A. (5) → (3) → (2) → (4) → (1). B. (5) → (3) → (4) → (2) → (1). C. (1) → (2) → (3) → (4) → (5). D. (5) → (2) → (3) → (4) → (1). Câu 4: Quá trình phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất gồm các giai đoạn sau: I. Tiến hóa hóa học II. Tiến hóa sinh học. III. Tiến hóa tiền sinh học Các giai đoạn trên diễn ra theo thứ tự đúng là: A. I→II→III B. II→III→I C. III→II→I D. I→III→II Câu 5: Khi nói về diễn thế sinh thái, phát biểu nào sau đây sai? A. Diễn thế sinh thái thứ sinh luôn khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật. B. Sự cạnh tranh giữa các loài trong quần xã là một trong những nguyên nhân gây ra diễn thế sinh thái. C. Trong diễn thế sinh thái, song song với quá trình biến đổi của quần xã là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường. D. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường Câu 6: Có bao nhiêu ví dụ sau đây minh họa cho cách ly cơ học? (1) Hai loài rắn sọc không độc thuộc chi Thamnophis sống trong cùng một khu vực địa lí,một loài sống chủ yếu dưới nước trong khi loài kia lại sống chủ yếu trên cạn nên không giao phối (2) Hạt phấn của cây bầu không thụ phấn được cho hoa mướp. (3)Vỏ của hai loài ốc trong chi Bradybaena xoắn theo chiều ngược nhau làm lỗ sinh không phù hợp với nhau và giao phối không thể thành công. (4) Cỏ băng ở bãi bồi và cỏ băng ở bờ sông Vonga không giao phấn được với nhau (5) Giao tử loài nhím biển tím và loài nhím biển đỏ, không thể kết hợp với nhau vì các prôtêin trên bề mặt của tinh trùng và trứng không thể liên kết được với nhau A. 2 B. 3 C. 4 D. 1 Câu 7: Khi nói về quá trình hình thành loài mới bằng con đường cách li địa lí, phát biểu nào sau đây đúng? A. Vốn gen của quần thể có thể bị thay đổi nhanh hơn nếu có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên. B. Quá trình này chỉ xảy ra ở động vật mà không xảy ra ở thực vật. C. Cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật. D. Quá trình này thường xảy ra một cách chậm chạp, không có sự tác động của chọn lọc tự nhiên Câu 8: Lịch sử trái đất gồm đại địa chất theo thứ tự là: A. Thái cổ - Nguyên sinh - Cổ sinh -Tân sinh - Trung sinh . Trang 1/4 - Mã đề thi 122
  2. B. Thái cổ - Nguyên sinh -Cổ sinh - Trung sinh - Tân sinh. C. Cổ sinh - Thái cổ - Nguyên sinh - Trung sinh - Tân sinh D. Thái cổ - Cổ sinh - Trung sinh - Nguyên sinh - Tân sinh Câu 9: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng? A. Khi không có tác động của đột biến, chọn lọc tự nhiên và di - nhập gen thì tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể sẽ không thay đổi B. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa. C. Chọn lọc tự nhiên luôn làm thay đổi đột ngột tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. D. Các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen quần thể, giảm sự đa dạng di truyền nên không có vai trò đối với tiến hóa. Câu 10: Khi nói về các dạng cách li trước hợp tử dạng cách li nào nào sau đây sai ? A. Cách li sinh thái B. Cách li tập tính C. Cách li địa lí D. Cách li cơ học Câu 11: Trong một khu rừng, một quần thể côn trùng sống trên loài cây M ( quần thể M). Do quần thể phát triển mạnh, một số cá thể phát tán sang loài cây N. Những cá thể nào ăn được thức ăn ở loài cây N thì sống sót và sinh sản, hình thành nên quần thể mới (quần thể N). Qua thời gian, người ta nhận thấy con lai giữa các cá thể của quần thể N với quần thể M có sức sống kém, không sinh sản được. Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng khi nói về quá trình này? (1) Đây là ví dụ về hình thành loài mới bằng cách li địa lý. (2) Quần thể M, N thuộc cùng một loài. (3) Thức ăn khác nhau là nguyên nhân trực tiếp làm xuất hiện các đặc điểm của các cá thể trong quần thể N (4) Giữa các cá thể của quần thể M và quần thể N đã xảy ra cách ly sau hợp tử. A. 4 B. 3. C. 1. D. 2 Câu 12: Ví dụ nào sau đây minh họa cho kiểu biến động không theo chu kỳ? A. Chim cu gáy xuất hiện nhiều vào thời gian thu hoạch lúa, ngô. B. Cá cơm ở vùng biển Pêru giảm mạnh số lượng khi có dòng nước nóng chảy về C. Muỗi thường có nhiều khi thời tiết ấm áp và độ ẩm cao D. Gia cầm giảm mạnh số lượng khi xuất hiện dịch H5N1 Câu 13: Trong một quần xã rừng tự nhiên ở vùng Đông Nam Á, các loài động vật ăn cỏ cỡ lớn như bò rừng mỗi khi di chuyển thường đánh động và làm các loài côn trùng bay khỏi tổ. Lúc này, các loài chim như diệc bạc sẽ bắt các con côn trùng bay khỏi tổ làm thức ăn. Việc côn trùng bay khỏi tổ cũng như việc chim diệc bạc bắt côn trùng không ảnh hưởng gì đến đời sống bò rừng. Chim gõ bò (một loài chim nhỏ màu xám) có thể bắt ve bét trên da bò rừng làm thức ăn. Trong các nhận xét dưới đây, có bao nhiêu nhận xét đúng khi nói về mối quan hệ của các loài sinh vật trên? (1)Quan hệ giữa ve bét và chim gõ bò là quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác. (2) Quan hệ giữa chim gõ bò và bò rừng là mối quan hệ hợp tác. (3) Quan hệ giữa bò rừng và các loài côn trùng là mối quan hệ ức chế - cảm nhiễm. (4) Quan hệ giữa chim diệc bạc và côn trùng là mối quan hệ cạnh tranh. (5) Quan hệ giữa bò rừng và chim diệc bạc là mối quan hệ hợp tác. (6) Quan hệ giữa ve bét và bò rừng là mối quan hệ kí sinh - vật chủ. A. 4 B. 2 C. 1 D. 3 Câu 14: Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng? A. Sự phân bố cá thể có ảnh hưởng tới khả năng khai thác nguồn sống trong môi trường. B. Khi kích thước quần thể đạt mức tối đa thì tốc độ tăng trưởng của quần thể là lớn nhất C. Kích thước của quần thể không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. D. Mật độ cá thể của mỗi quần thể luôn ổn định, không thay đổi theo mùa, theo năm. Câu 15: Trong các loài dưới đây, loài nào có kiểu tăng trưởng số lượng theo tiềm năng sinh học? A. Ếch, nhái trong hồ. B. Cá chép trong ao C. Vi khuẩn lam trong hồ D. Ba ba sông Câu 16: Giả sử lưới thức ăn sau đây gồm các loài sinh vật được kí hiệu: A, B, C, D, E, F, G, H, I. Cho biết loài A là sinh vật sản xuất và loài E là sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? Trang 2/4 - Mã đề thi 122
  3. I. Lưới thức ăn này có tối đa 5 chuỗi thức ăn. II. Loài D có thể thuộc 2 bậc dinh dưỡng khác nhau. III. Loài A và loài E tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn nhất. IV.Sự thay đổi số lượng cá thể của loài H liên quan trực tiếp đến sự thay đổi số lượng cá thể của loài I và loài G. A. 3. B. 2. C. 4. D. 1 Câu 17: Kích thước tối thiểu của quần thể sinh vật là A. số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được, cân bằng với sức chứa của môi trường. B. khoảng không gian nhỏ nhất mà quần thể cần có để tồn tại và phát triển. C. số lượng cá thể ít nhất phân bố trong khoảng không gian của quần thể. D. số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển. Câu 18: Theo quan điểm tiến hoá hiện đại, giải thích nào sau đây về sự xuất hiện bướm sâu đo bạch dương màu đen (Biston betularia) ở vùng Manchetxtơ (Anh) vào những năm cuối thế kỷ XIX, nửa đầu thế kỷ XX là đúng? A. Dạng đột biến quy định kiểu hình màu đen ở bướm sâu đo bạch dương đã xuất hiện một cách ngẫu nhiên từ trước và được chọn lọc tự nhiên giữ lại. B. Tất cả bướm sâu đo bạch dương có cùng một kiểu gen, khi cây bạch dương có màu trắng thì bướm có màu trắng, khi cây có màu đen thì bướm có màu đen. C. Khi sử dụng thức ăn bị nhuộm đen do khói bụi đã làm cho cơ thể bướm bị nhuộm đen. D. Môi trường sống là các thân cây bạch dương bị nhuộm đen đã làm phát sinh các đột biến tương ứng màu đen trên cơ thể sâu đo bạch dương. Câu 19: Cho chuỗi thức ăn: Cây lúa → Sâu ăn lá lúa → Ếch đồng → Rắn hổ mang → Đại bàng. Trong chuỗi thức ăn này, ếch đồng là sinh vật bậc A. 2 B. 1 C. 3. D. 2 Câu 20: Lừa đực giao phối với ngựa cái sinh ra con la có khả năng sinh trưởng nhưng bất thụ. Kết luận nào sau đây sai? A. La là một loài mới của tiến hoá B. Lừa và ngựa không bị cách li cơ học C. La là sản phẩm của lai xa D. La mang đặc tính của cả lừa và ngựa Câu 21: Khi nói về chu trình cacbon trong sinh quyển, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Một trong những nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính là do sử dụng quá nhiều nhiên liệu hóa thạch. II. Thực vật chỉ hấp thụ CO2 mà không có khả năng thải CO2 ra môi trường. III. Tất cả lượng cacbon của quần xã sinh vật được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín. IV. Thực vật không phải là nhóm sinh vật duy nhất có khả năng chuyển hóa CO 2 thành các hợp chất hữu cơ. A. 4. B. 2. C. 3. D. 1 Câu 22: Xét các trường hợp sau: (1)Khi gieo hạt cải, mật độ cây con sau nảy mầm cao hơn nhiều khi cây đạt hai tuần tuổi. (2) Sự sinh trưởng mạnh của thỏ hoang trên đồng cỏ Úc làm số lượng thú túi bị giảm. (3)Trong quần thể khỉ, các cá thể đánh nhau, dọa nạt nhau bằng tiếng hú dẫn tới một số cá thể buộc phải tách ra khỏi đàn. (4)Khi thiếu thức ăn, con non có thể bị con trưởng thành ăn thịt. (5) Các cây cỏ dại sinh trưởng mạnh làm năng suất lúa giảm. Những trường hợp do cạnh tranh khác loài gây ra? A. (1),(3),(4). B. (2),(5). C. (1),(2),(5). D. (1),(2),(3). Câu 23: Bậc dinh dưỡng cấp 1 gồm A. các sinh vật sản xuất B. các động vật ăn sinh vật sản xuất C. các sinh vật phân giải D. các động vật ăn sinh vật tiêu thụ bậc 1 Câu 24: Giới hạn sinh thái là A. khoảng giá trị xác định của nhiều nhân tố sinh thái, ở đó sinh vật tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. Trang 3/4 - Mã đề thi 122
  4. B. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái, ở đó sinh vật tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. C. khoảng giá trị xác định của một số nhân tố sinh thái, mà ngoài khoảng đó sinh vật tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian D. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái, mà ngoài khoảng đó sinh vật tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. Câu 25: Khi nói về sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai? A. Hươu và nai là những loài ít có khả năng bảo vệ vùng sống nên khả năng sống sót của con non phụ thuộc rất nhiều vào số lượng kẻ thù ăn thịt. B. Trong những nhân tố sinh thái vô sinh, nhân tố khí hậu có ảnh hưởng thường xuyên và rõ rệt nhất tới sự biến động số lượng cá thể của quần thể. C. Hổ và báo là những loài có khả năng bảo vệ vùng sống nên sự cạnh tranh để bảo vệ vùng sống không ảnh hưởng tới số lượng cá thể trong quần thể. D. Ở chim, sự cạnh tranh nơi làm tổ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể. Câu 26: Ý nghĩa sinh thái của phân bố ngẫu nhiên là A. làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể B. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể C. các cá thể hỗ trợ lẫn nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường D. sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường Câu 27: Dựa vào mức độ phức tạp dần của lưới thức ăn, có thể sắp xếp các khu sinh học sau đây theo trình tự đúng là A. Rừng lá kim phương Bắc → đồng rêu → rừng lá rụng ôn đới → rừng mưa nhiệt đới. B. Đồng rêu → rừng lá kim phương Bắc → rừng mưa nhiệt đới → rừng lá rụng ôn đới. C. Đồng rêu → rừng lá kim phương Bắc → rừng lá rụng ôn đới → rừng mưa nhiệt đới. D. Đồng rêu → rừng lá rụng ôn đới → rừng lá kim phương Bắc → rừng mưa nhiệt đới. Câu 28: Chuỗi thức ăn của hệ sinh thái dưới nước thường dài hơn hệ sinh thái trên cạn vì A. hệ sinh thái dưới nước có đa dạng sinh học cao hơn. B. môi trường nước không bị năng lượng mặt trời đốt nóng. C. môi trường nước có nhiệt độ ổn định hơn môi trường trên cạn. D. môi trường nước giàu chất dinh dưỡng hơn môi trường trên cạn. Câu 29: Các nhân tố tiến hoá không làm phong phú vốn gen của quần thể là A. đột biến, biến động di truyền. B. di nhập gen, chọn lọc tự nhiên. C. giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên. D. đột biến, di nhập gen. Câu 30: Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, sự tăng trưởng kích thước của quần thể theo đường cong tăng trưởng thực tế có hình chữ S, ở giai đoạn ban đầu, số lượng cá thể tăng chậm. Nguyên nhân chủ yếu của sự tăng chậm số lượng cá thể là do A. số lượng cá thể của quần thể đang cân bằng với sức chịu đựng (sức chứa) của môi trường. B. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể diễn ra gay gắt. C. nguồn sống của môi trường cạn kiệt. D. kích thước của quần thể còn nhỏ. HẾT Người ra đề: Nguyễn Thị Hoa Người soát đề: Trần Thị Ngọc Linh Duyệt của Tổ trưởng chuyên môn Duyệt của Ban Giám Hiệu Nguyễn Thị Hoa Trang 4/4 - Mã đề thi 122