Đề kiểm tra học kỳ I môn Hóa học Lớp 9 - Mã đề B - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Nam

doc 2 trang thaodu 3110
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Hóa học Lớp 9 - Mã đề B - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_hoa_hoc_lop_9_ma_de_b_nam_hoc_2018.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Hóa học Lớp 9 - Mã đề B - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Nam

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018- 2019 QUẢNG NAM Môn: HÓA HỌC – Lớp 9 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC MÃ ĐỀ: B A/ TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng rồi ghi ra giấy thi: Ví dụ: 1 - A, 2 - B, Câu 1: Chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng? A. CuO.B. Ag.C. Zn.D. Mg. Câu 2: Cho dung dịch NaOH vào dung dịch CuSO4, hiện tương quan sát được là A. xuất hiện kết tủa trắng.B. sủi bọt khí không màu. C. xuất hiện kết tủa đỏ nâu. D. xuất hiện kết tủa xanh. Câu 3: Nguyên liệu được dùng để sản xuất vôi sống trong công nghiệp là A. CaCO3.B. CaO.C. Ca(OH) 2. D. CaSO3. Câu 4: Chất nào sau đây là oxit axit? A. NO.B. SO 2.C. Fe 2O3.D. MgO. Câu 5: Cho 11,2 gam Fe vào dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng kết thúc, thu được V lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của V là A. 2,24.B. 3,36. C. 6,72.D. 4,48. Câu 6: Cặp chất nào sau đây đều phản ứng mãnh liệt với nước ở nhiệt độ thường? A. Fe, Mg.B. K, Na. C. Al, Cu.D. Mg, K. Câu 7: Chất nào trong các chất sau đây được dùng làm phân đạm? A. CO(NH2)2.B. Ca 3(PO4)2.C. K 2SO4. D. KCl. Câu 8: Dung dịch đậm đặc của chất nào dưới đây được dùng để điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm? A. H2SO4. B. H2SO3.C. HNO 3.D. HCl. Câu 9: Dãy nào sau đây gồm tất cả các chất đều bị phân hủy ở nhiệt độ cao? A. Ca(OH)2, NaOH, Fe(OH)3. B. Cu(OH) 2, KOH, Mg(OH)2. C. Cu(OH)2, Mg(OH)2, Zn(OH)2.D. Ca(OH) 2, KOH, NaOH. Câu 10: Nhiệt phân hoàn toàn 14,2 gam hỗn hợp X gồm CaCO 3 và MgCO3, thu được 3,36 lít CO2 ở đktc. Thành phần phần trăm về khối lượng của CaCO3 trong X là A. 29,58%. B. 11,3%.C. 88,7%. D. 70,42%. Câu 11: Kim loại nào dưới đây tan được trong dung dịch kiềm? A. Al. B. Fe.C. Mg.D. Cu. Câu 12: Cho MgCO3 vào dung dịch HCl, thấy thoát ra khí X không màu. Khí X có tính chất nào sau đây? A. Làm vẩn đục nước vôi trong.B. Cháy được trong không khí. C. Duy trì sự cháy và sự sống.D. Không tan trong nước. Trang 1/2 – Mã đề B
  2. Câu 13: Cho 200 ml dung dịch NaOH 1M vào ống nghiệm chứa 100 ml dung dịch H2SO4 1M, dung dịch thu được sau phản ứng có tính chất nào sau đây? A. Không làm đổi màu quỳ tím.B. Làm quỳ tím chuyển xanh. C. Làm dung dịch phenolphtalein chuyển đỏ. D. Làm quỳ tím chuyển đỏ. Câu 14: Cho các cặp chất sau: (1). CuSO4 và HCl (2). H2SO4 và Na2SO3 (3). KOH và NaCl (4). MgSO4 và BaCl2 Các cặp chất nào không phản ứng với nhau? A. (1), (2).B. (1), (3). C. (2), (4).D. (3), (4). Câu 15: Trong một số thí nghiệm có sinh ra khí độc như: HCl, CO 2, SO2, có thể dùng dung dịch chất nào sau đây để loại bỏ các khí đó không cho thoát ra môi trường? A. HCl. B. NaCl. C. Ca(OH) 2. D. NaNO3. B/ TỰ LUẬN : (5,0 điểm) Câu 1: (1,5đ) Viết các phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển hóa sau (Ghi rõ điều kiện nếu có). (1) (2) (3) Mg → MgCl2 → Mg(OH)2 → MgO Câu 2: (1,5đ) Chỉ được dùng quỳ tím, hãy nhận biết các dung dịch riêng biệt sau (chứa trong các lọ mất nhãn): H 2SO4, KCl, Ba(OH)2, NaOH. Viết các phương trình hóa học xảy ra. Câu 3: (2,0đ) Cho 160 gam dung dịch CuSO 4 20% tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH 20%. a. Viết phương trình hóa học xảy ra. b. Tính khối lượng dung dịch NaOH 20% đã dùng. c. Tính nồng độ phần trăm của chất tan trong dung dịch thu được sau phản ứng. (Biết: Ca = 40, C = 12, Mg = 24, Fe = 56, Cu = 64, S = 32, O = 16, Na = 23, H = 1) Hết Trang 2/2 – Mã đề B