Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Phòng giáo dục và đào tạo Quận 12

docx 1 trang thaodu 3930
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Phòng giáo dục và đào tạo Quận 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_vat_ly_lop_8_nam_hoc_2018_2019_phon.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Phòng giáo dục và đào tạo Quận 12

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 12 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018 - 2019 Môn: Vật lý 8 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Câu 1 (2 điểm): Em hãy đọc kĩ thông tin sau để trả lời câu hỏi: Tốc độ khi vào cua ảnh hưởng rất lớn tới khả năng ôm cua của xe máy. Tốc độ càng cao thì bạn càng cần phải có quãng đường cua rộng hơn hoặc phải ôm cua sát hơn. Để an toàn, bạn chỉ nên ôm cua ở tốc độ dưới 30 km/h, bởi bạn không phải là chuyên gia và cũng không được tập luyện cho những pha ôm cua ở tốc độ cao. Sau khi ôm hết đoạn cua, hãy tăng tốc. Hãy luôn nhớ, thời tiết và điều kiện mặt đường ảnh hưởng tới khả năng của bạn. Trời mưa hay đường trơn trượt hoặc đường cát hay đất, hãy giảm tốc độ đến mức thấp nhất có thể để vào cua, để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. a) Tốc độ chuyển động cho biết điều gì? Áp dụng: Nếu tốc độ ôm cua của người đi xe máy là 27 km/h và thời gian đi hết đoạn đường cua là 5 phút thì chiều dài đoạn đường cua là bao nhiêu? b) Tại sao khi vào cua, người lái xe phải giảm tốc độ? Câu 2 (2 điểm): a) Áp lực là gì? Áp lực có tác dụng càng mạnh khi nào? b) Tại sao xe tải nhẹ chỉ có 4 bánh xe, nhưng xe tải nặng phải có 6 bánh xe trở lên? Câu 3 (2 điểm): Một xe ô tô chuyển động trên mặt đường nằm ngang với lực kéo của động cơ là F=600N, độ lớn lực ma sát lăn giữa các bánh xe với mặt đường là 200N. a) Biểu diễn các lực tác dụng lên xe với tỉ lệ xích 1cm tương ứng 200N. b) Xe đang chuyển động như thế nào? Muốn xe chuyển động đều thì cần điều chỉnh lực kéo của động cơ có giá trị là bao nhiêu? Vì sao? Câu 4 (2 điểm): Một bình cao 1,4 m chưa đầy nước. Biết trọng lượng riêng của nước d=10000N/m3. a) Tính áp suất do cột nước tác dụng lên đáy bình. b) Tính áp suất do nước tác dụng lên một điểm trong bình và cách đáy bình 20 cm. Câu 5 (2 điểm): Thế nào là áp suất khí quyển? Áp suất khí quyển phụ thuộc vào độ cao như thế nào? Áp dụng: Nếu áp suất khí quyển ở chân núi Fansipan là 760 mmHg thì áp suất khí quyển trên đỉnh núi Fansipan là bao nhiêu? Biết trung bình cứ lên cao 12m thì áp suất khí quyển giảm 1 mmHg và núi cao 3143 m so với mực nước biển. (Fansipan là ngọn núi cao nhất Việt Nam cũng là núi cao nhất trong ba nước Đông Dương nên được mệnh danh là "Nóc nhà Đông Dương". Fansipan thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn, cách thị trấn Sa Pa khoảng 9 km về phía Tây nam, nằm giáp hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu thuộc vùng Tây bắc Việt Nam).