Đề kiểm tra học kỳ II môn Hóa học Lớp 10 - Đề 6

doc 2 trang thaodu 3590
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Hóa học Lớp 10 - Đề 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_hoa_hoc_lop_10_de_6.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Hóa học Lớp 10 - Đề 6

  1. KIỂM TRA HKII – ĐỀ 6 I.TRẮC NGHIỆM (6 điểm) Câu 1: Liên kết trong các phân tử đơn chất halogen là gì? A. cộng hóa trị không cực. B. cộng hóa trị có cực. C. liên kết ion. D. liên kết cho nhận. Câu 2: Chất nào sau đây chỉ có tính oxi hoá, không có tính khử? A. F2. B . Cl2. C. Br2. D. I2. Câu 3: Có 4 dung dịch NaF, NaCl, NaBr, NaI đựng trong các lọ bị mất nhãn. Nếu dùng dung dịch AgNO 3 thì có thể nhận được bao nhiêu dung dịch? A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 4: Kết luận nào sau đây không đúng với flo? A. F2 là khí có màu lục nhạt, rất độc.B. F 2 có tính oxi hóa mạnh nhất trong tất cả các phi kim C. F2 oxi hóa được tất cả kim loại.D. F 2 cháy trong hơi H2O tạo HF và O2 Câu 5: Phản ứng nào sau đây không đúng? A. FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O. B. 2Fe + 6HCl → FeCl3 + 3H2. C. Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3+ 3H2O. D. Fe(OH)3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2O. Câu 6: Mùa hè thời tiết nóng nực, người ta thường đi du lịch và đặc biệt là những nơi có rừng thông, ở đây thường không khí sẽ trong lành và mát mẻ hơn. Chất nào sau đây làm ảnh hưởng đến không khí trên: A. Oxi. B. Ozon. C. Hidrosunfua. D. Lưu huỳnh đioxit. o xt,t  Câu 7: Cho phản ứng : 2SO 2 + O2  2SO3. Nồng độ ban đầu của SO 2 và O2 tương ứng là 4 mol/lít và 2 mol/lít. Khi cân bằng, có 80% SO2 đã phản ứng, khi đó nồng độ của SO2 và O2 lần lượt là : A. 3,2M và 3,2M. B. 1,6M và 3,2M. C. 0,8M và 0,4M. D. 3,2M và 1,6M. xt,to Câu 8. Cho cân bằng hóa học: N2 (k) + 3H2(k)  2NH3 (k) ΔH < 0 Cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận khi A. giảm áp suất của hệ phản ứng. B. tăng áp suất của hệ phản ứng. C. tăng nhiệt độ của hệ phản ứng. D. thêm chất xúc tác vào hệ phản ứng. Câu 9: Những chất nào sau đây có thể cùng tồn tại trong một dung dịch ? A. KCl, AgNO3, HNO3, NaNO3 B. K2SO3, KCl, HCl, NaCl C. NaF, AgNO3, CaF2, NaNO3 D. H2SO4, HCl, Ba(NO3)2, NaF Câu 10: Dãy chất nào sau đây đều tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng? A. Fe, BaCl2, CuO, Ag, Al B. Zn, Fe(OH)2, FeO, HCl, Au C. CaCl2, K2O, Cu, Mg(OH)2, Mg D. Al(OH)3, ZnO, BaCl2, Mg, Na2CO3 Câu 11: Hòa tan hoàn toàn 11,7 gam kim loại M (hóa trị II) vào dung dịch H2SO4 loãng thì thu được 4,032 lít khí (ở đktc). Kim loại M là A. Fe B. Cu C. Mg D. Zn Câu 12: Hoà tan hoàn toàn 29,75 gam KBr vào 50 ml dung dịch AgNO3 4M. Khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng là A. 47 gam B. 28,7 gam C. 37,6 gam D. 35,8 gam Câu 13: Cần bao nhiêu thể tích dung dịch HCl 1,2M để trung hòa hoàn toàn 50 ml dung dịch NaOH 3M ? A. 130 ml B. 125 ml C. 100 ml D. 75 ml Câu 14: Chất A là muối canxi halogenua . Cho dung dịch chứa 0,2 gam A tác dụng vừa đủ với dung dịch AgNO3 thu được 0,376 gam kết tủa. Công thức của phân tử A là A. CaCl2 B. CaBr2 C. CaI2 D. CaF2 Câu 15: Sục 11,2 lít khí SO2 vào 300 ml dung dịch NaOH 2M thu được dung dịch X. Dung dịch X gồm A. NaHSO3, Na2SO3 B. NaHSO3, Na2SO3, NaOH C. NaOH, Na2SO3 D. NaOH, NaHSO3 Câu 16: Cho 26,25 gam hỗn hợp bột kim loại Zn và Cu vào dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 7,84 lít khí H2 và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là: A. 11,2. B. 14,875. C. 3,85. D. 3,5. Câu 17: Cho 20 gam hỗn hợp gồm Mg, MgO, Zn, ZnO, Al, Al2O3 tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,8 mol HCl thì thu được dung dịch X và 0,15 mol khí H2. Cô cạn dung dịch X thì khối lượng muối khan thu được là A. 48,90 gam. B. 30,65 gam. C. 42,00 gam. D. 44,40 gam.
  2. Câu 18: Oxi hóa m gam sắt bằng oxi thu được 48 gam hỗn hợp A gồm Fe3O4, Fe2O3, FeO và Fe dư. Cho toàn bộ A phản ứng với H2SO4 đặc nóng đủ thu được dung dịch chỉ chứa muối sắt (III) sunfat và 4,48 lít SO2 ( ở đktc). Giá trị của m là A. 56 gam B. 11,2 gam C. 22,4 gam D. 35,84 gam Câu 19: Cho 6,76g oleum H2SO4.nSO3 vào nước thành 200ml dung dịch X. Để trung hòa 10ml dung dịch X cần dùng vừa đủ 16ml dung dịch NaOH 0,5M. Giá trị của n là A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 20: Hòa tan hoàn toàn 20,88 gam một oxit sắt bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được dung dịch X và 3,248 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Cô cạn dung dịch X, thu được m gam muối sunfat khan. Giá trị của m là: A. 72. B.27,36. C. 48. D. 96 II.TỰ LUẬN ( 4 điểm) Câu 21: ( 1 điểm)Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ chuyển hóa sau: H2S → S → SO2 → H2SO4 → H2S → H2SO4 → Na2SO4 → NaCl Câu 22: ( 1 điểm) Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các dung dịch mất nhãn riêng biệt sau (viết các phương trình hóa học xảy ra nếu có): NaBr, NaNO3, K2S, Na2SO4, MgCl2 Câu 23: ( 2 điểm)Hòa tan hoàn toàn 22,8 gam hỗn hợp A gồm Fe và Mg trong 160 gam dung dịch H2SO4 đặc, nóng, vừa đủ. Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy thoát ra 15,68 lít khí SO2 duy nhất (ở đktc) và dung dịch B. a. Tính thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong A. b. Tính C% mỗi chất trong dung dịch B. c. Nung nóng 1/2 hỗn hợp A với 1,68 lít oxi (đktc) thu được hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ rắn X phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được V lít khí SO2 (đktc). (Các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Tìm V? )