Đề kiểm tra học kỳ II môn Hóa học Lớp 12 (Trắc nghiệm) - Mã đề 456 - Năm học 2018-2019 - Trường quốc tế Á Châu

pdf 3 trang thaodu 4920
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Hóa học Lớp 12 (Trắc nghiệm) - Mã đề 456 - Năm học 2018-2019 - Trường quốc tế Á Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_hoa_hoc_lop_12_ma_de_456_nam_hoc_2.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Hóa học Lớp 12 (Trắc nghiệm) - Mã đề 456 - Năm học 2018-2019 - Trường quốc tế Á Châu

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP HCM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG QUỐC TẾ Á CHÂU NĂM HỌC 2018 – 2019 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: HÓA HỌC – KHỐI 12 (Thời gian: 30 phút, không tính thời gian giao đề) Họ tên học sinh: Lớp: SBD: (Học sinh lưu ý làm bài trên giấy thi, không làm trên đề) MÃ ĐỀ THI 456 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 Đ) Cho: H=1; C=12; N=14; O=16; S= 32; Li=7; Na=23; K=39; Rb=85;Cs=133; Al=27; Cl=35,5; Fe=56; Zn=65; Ag=108; Cu=64; Be=9; Mg= 24; Ca=40; Sr= 88; Ba=137; Câu 1: Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2. Hiện tượng xảy ra là A. có kết tủa nâu đỏ. B. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa lại tan. C. dung dịch vẫn trong suốt. D. có kết tủa keo trắng. Câu 2: Vôi sống khi sản xuất phải được bảo quản trong bao kín. Nếu không để lâu ngày vôi sẽ “chết”. Phản ứng nào sau đây giải thích hiện tượng vôi “chết” A. Ca(OH)2+ Na2CO3 CaCO3 + 2NaOH. B. CaO + CO2 CaCO3. C. CaCO3 + CO2 + H2O Ca(HCO3)2. D. Ca(OH)2 + CO2 CaCO3 + H2O. Câu 3: Cho một miếng Na vào dung dịch CuCl2 từ từ đến dư hiện tượng quan sát được A. Có khí thoát ra và xuất hiện kết tủa xanh. B. Có khí thoát ra. C. Có khí thoát ra và xuất hiện kết tủa xanh và sau đó tan ra. D. Có kết tủa màu xanh. Câu 4: Dãy nào dưới đây gồm các chất vừa tác dụng với dung dịch axit vừa tác dụng với dung dịch kiềm? A. Al2(SO4)3 và Al2O3 B. Al(OH)3 và Al2O3 C. Al(NO3)3 và Al(OH)3 D. AlCl3 và Al2(SO4)3 Câu 5: Mô tả không phù hợp với nhôm là: A. Ở ô thứ 13, chu kì 3, nhóm IVA. B. Mức oxi hóa đặc trưng là +3. C. Tinh thể cấu tạo lập phương tâm diện. D. Cấu hình electron [Ne]323p1. Câu 6: Dãy kim loại bị thụ động trong axit HNO3 đặc, nguội là A. Fe, Zn và Cr B. Fe, Al và Zn C. Fe, Al và Cr D. Mg, Al và Cu X Y Câu 7: Cho sơ đồ chuyển hoá: Fe  FeCl3  Fe(OH)3 (mỗi mũi tên ứng với một phản ứng). Hai chất X, Y lần lượt là A. HCl, NaOH. B. HCl, Al(OH)3. C. NaCl, Cu(OH)2. D. Cl2, NaOH. Trang 1/3 - Mã đề thi 456
  2. Câu 8: Trong các phản ứng hoá học cho dưới đây, phản ứng nào không đúng? A. Fe + 2HCl FeCl2 + H2. B. Fe + Cl2 FeCl2. o C. Fe + H2O FeO + H2 (đun trên 570 C). D. Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu. Câu 9: Quặng sắt manhetit có thành phần chính là A. Fe2O3. B. FeS2. C. Fe3O4. D. FeCO3. Câu 10: Khi nung nóng Fe với chất nào sau đây thì tạo ra hợp chất sắt (II) A. O2 B. S C. Cl2 D. Dung dịch HNO3 Câu 11: Khi dẫn từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2 thấy có A. bọt khí và kết tủa trắng. B. kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan dần. C. kết tủa trắng xuất hiện. D. bọt khí bay ra. Câu 12: Chỉ dùng dung dịch KOH để phân biệt được các chất riêng biệt trong nhóm nào sau đây? A. Mg, Al2O3, Al. B. Zn, Al2O3, Al. C. Fe, Al2O3, Mg. D. Mg, K, Na. Câu 13: Fe có thể tan trong dung dịch chất nào sau đây? A. FeCl2 B. AlCl3 C. MgCl2 D. FeCl3 Câu 14: Phương pháp quan trọng để điều chế kim loại kiềm là : A. Điện phân dung dịch muối halogenua của kim loại kiềm giữa hai cực có màng ngăn xốp. B. Điện phân dung dịch muối halogenua của kim loại kiềm giữa hai cực không có màng ngăn xốp. C. Điện phân nóng chảy muối halogenua của kim loại kiềm . D. Điện phân nóng chảy muối cacbonat của kim loại kiềm. Câu 15: Khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 cần 2,24 lít CO (ở đktc). Khối lượng sắt thu được là: A. 8,0 gam. B. 5,6 gam. C. 6,72 gam. D. 16,0 gam. Câu 16: Cho từ từ dung dịch NaOH 1M vào dung dịch có chứa 26,7g AlCl3 cho đến khi thu được 11,7g kết tủa thì dừng lại. Thể tích dung dịch NaOH đã dùng là bao nhiêu lít? A. 0,24 hoặc 0,45. B. 0,45. C. 0,65. D. 0,45 hoặc 0,65. Câu 17: Cho 38,795 gam hỗn hợp bột nhôm và nhôm clorua vào lượng vừa đủ dd NaOH thu được dd A ( kết tủa vừa tan hết ) và 6,72 lít H2 (đkc). Thêm 250 ml dd HCl vào dd A thu được 21,84 gam kết tủa. Nồng độ dd HCl là ? A. 1,12 hay 3,84M B. 2,24 hay 2,48M C. 2,24 hay 3,84M D. 1,12 hay 2,48M Câu 18: Cho mg hỗn hợp bột Al và Fe tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy thoát ra 6,72 lít khí (đktc). Nếu cho m (gam) hỗn hợp đó tác dụng với dd HCl thì thoát ra 8,96 lít khí (đktc). Khối lượng của Al và Fe là: A. 5,4g và 5,6g. B. 5,4g và 8,4g. C. 10,8g, 5,6g. D. 5,4g và 2,8g. Câu 19: Cho 21,7g hỗn hợp A gồm 2 kim loại kiềm thổ tác dụng hết với dd HCl thì thu được 6,72 lít khí (đktc). Khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là bao nhiêu. A. 43,6g B. 43g C. 32g D. 21,1g Câu 20: Cho 0,04 mol bột Fe vào dd chứa 0,09 mol AgNO3. Khi phản ứng hoàn toàn thì chất rắn thu được có khối lượng bằng: A. 9,72g B. 4,32g C. 8,64g D. 1,12g Trang 2/3 - Mã đề thi 456
  3. Câu 21: Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 3 gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 (dư) thoát ra 0,56 lít NO (đktc) ( là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là: A. 2,22 gam . B. 2,52 gam. C. 2,62 gam . D. 2,32 gam Câu 22: Nung 13,4 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại hóa trị 2, thu được 6,8g chất rắn và khí X. Lượng khí X sinh ra cho hấp thụ vào 75ml dd NaOH 1M, khối lượng muối khan thu được sau phản ứng: A. 6,5g. B. 5,8g. C. 4,2g. D. 6,3g . Câu 23: Cho 6,2 gam hỗn hợp 2 kim loại kiềm tác dụng hết với H2O thấy có 2,24 lít H2 (đktc) bay ra. Cô cạn dung dịch thì khối lượng chất rắn khan thu được là A. 9,5 g B. 9,4 g C. 9,6 g D. 9,7 g Câu 24: Hòa tan 2,16 gam FeO trong lượng dư dung dịch HNO3 loãng thu được V lít (đktc) khi NO duy nhất. Gía trị của V là : A. 0,336 lít B. 2,240 lít C. 0,224 lít D. 0,448 lít HẾT Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. HIỆU TRƯỞNG GIÁO VIÊN RA ĐỀ NGÔ AN NINH Trang 3/3 - Mã đề thi 456