Đề kiểm tra học kỳ II môn Hóa học Lớp 9 - Mã đề 312 - Năm học 2019-2020 - Sở giáo dục và đào tạo TP. Đà Nẵng

docx 2 trang thaodu 3870
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Hóa học Lớp 9 - Mã đề 312 - Năm học 2019-2020 - Sở giáo dục và đào tạo TP. Đà Nẵng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_hoa_hoc_lop_9_ma_de_312_nam_hoc_20.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Hóa học Lớp 9 - Mã đề 312 - Năm học 2019-2020 - Sở giáo dục và đào tạo TP. Đà Nẵng

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2019-2020 THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG MÔN: HOÁ HỌC – LỚP 9 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC MÃ ĐỀ 312 I. TRẮC NGHIỆM ( 2 điểm) Câu 1: Dãy chất nào sau đây đều là hidrocacbon? A. CH4 ; C2H4 ; C2H2 : C2H6 B. C 6H5Na ; CH4O ; HNO3 ; C3H6 C. HCl ; C2H6O ; CH4 ; NaHCO3 D. CH 3NO2 ; CH3Br ; NaOH Câu 2: Hoá trị của cacbon trong hợp chất hữu cơ bằng bao nhiêu? A. IVB. III C. IID. I Câu 3: Thành phần phần trăm của nguyên tố C có trong metan (CH4) bằng bao nhiêu? A. 75% B. 25%C. 12%D. 92,3% Câu 4: Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch brom? A. MetanB. EtilenC. Rượu etylicD. Axit axetic Câu 5: Chọn câu đúng trong các câu sau: A. Metan có nhiệt độ sôi cao hơn nhiệt độ sôi của nước. B. Metan nặng hơn không khí C. Metan là chất khí, không màu, ít tan trong nước và nhẹ hơn không khí. D. Metan có màu xanh da trời, ít tan trong nước. Câu 6: Cấu tạo đặc biệt của phân tử etien là A. trong phân tử có 4 liên kết đơn C–H B. trong phân tử có liên kết đơn giữa C–C C. trong phân tử có nhóm – OH D. trong phân tử có 1 liên kết đôi giữa C = C Câu 7: Khí etilen có lẫn khí CO2, SO2 và hơi nước. Để thu được khí etilen tinh khiết, theo em nên dùng cách nào trong các cách sau? A. Cho hỗn hợp qua dung dịch nước vôi trong dư, sau đó qua dung dịch H2SO4 đặc. B. Cho hỗn hợp qua dung dịch nước brom dư sau đó dẫn khí thoát ra vào H2SO4 đặc. C. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch H2SO4 đặc. D. Cho hỗn hợp qua dung dịch nước brom dư. Câu 8: Dung dịch của chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu đỏ? A. Rượu etylicB. C 6H6 C. Axit axeticD. Dầu mỏ Câu 9: Cho các chất sau: (1) CH4 (2) CH3 – OH (3) CH3 – CH2 – OH (4) CH2 = CH2 (5) C6H6 Chất nào có phản ứng thế với kim loại Na? A. (1), (4)B. (1), (5)C. (2), (4)D. (2), (3) Câu 10: Đâu là tính chất vật lí của chất béo? A. là chất lỏng, không màu, không tan trong nước, nặng hơn nước. B. là chất nhẹ hơn nước, không tan trong nước, tan được trong benzen, xăng, dầu hỏa, .
  2. C. là chất lỏng, không màu, tan vô hạn trong nước. D. là chất khí, không màu, không mùi, không vị, nhẹ hơn không khí, tan ít trong nước. II. TỰ LUẬN ( 8 điểm) Câu 1 (1,0): Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết ba lọ hóa chất mất nhãn chứa nước cất, axit axetic và rượu etylic. Câu 2 (2,0): Hãy viết các viết phương trình hoá học và ghi rõ điều kiện (nếu có) Cacbua canxi Axetilen Etilen Đibrometan Câu 3 (2,0): Khoản Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định về mức xử phạt người tham gia giao thông vi phạm nồng độ cồn như sau: Mức nồng độ cồn Đối tượng Mức phạt tiền Xử phạt bổ sung Ô tô 06 - 08 triệu đồng Tước Bằng từ 10 - Mức 1: Xe máy 02 - 03 triệu đồng 12 tháng Chưa vượt quá 50 mg/100 ml Xe đạp, xe 80.000 - 100.000 máu hoặc 0,25 mg/1 lít khí thở đạp điện đồng Mức 2: Ô tô 16 - 18 triệu đồng Tước Bằng từ 16 - Vượt quá 50mg đến Xe máy 04 - 05 triệu đồng 18 tháng 80mg/100ml máu hoặc quá Xe đạp, xe 200.000 - 400.000 0,25mg đến 0,4mg/1 lít khí thở đạp điện đồng Mức 3: Ô tô 30 - 40 triệu đồng Vượt quá 80 mg/100 ml máu Xe máy 06 - 08 triệu đồng Tước Bằng 22 - 24 hoặc vượt quá 0,4 mg/1 lít khí tháng thở Xe đạp 600 - 800.000 đồng Khi cảnh sát giao thông kiểm tra hơi thở của một người lái xe máy thấy trong 250 ml khí thở của người này có 0,15 mg C2H5OH. Vậy người lái xe có vi phạm luật giao thông đường bộ không? Nếu có vi phạm thì người lái xe máy trên bị xử phạt với mức phạt tiền và xử phạt bổ sung như thế nào? Câu 4 (3,0): Đốt cháy hoàn toàn 4,6g rượu etylic nguyên chất ở nhiệt độ cao. a, Viết phương trình phản ứng xảy ra. b, Tính thể tích khí CO2 thu được (ở đktc) và khối lượng H2O tạo thành. c, Dẫn sản phẩm thu được đi qua dung dịch nước vôi trong dư. Tính khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng. - HẾT– ( Thí sinh không được sử dụng tài liệu, Giám thị coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên học sinh: Lớp: