Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Phòng giáo dục và đào tạo Cẩm Giàng (Có đáp án)

doc 8 trang thaodu 3720
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Phòng giáo dục và đào tạo Cẩm Giàng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2019_2020_ph.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Phòng giáo dục và đào tạo Cẩm Giàng (Có đáp án)

  1. Sưu tầm: Trần Văn Toản. Trang riêng: tranvantoancv.violet.vn Kênh youtube: Vui học cùng thầy Toản PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II CẨM GIÀNG NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN: NGỮ VĂN 8 Thời gian làm bài: 90 phút Đề gồm có 01 trang I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi: Sáng ra bờ suối, tối vào hang, Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng. Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng, Cuộc đời cách mạng thật là sang. (“Tức cảnh Pác Bó” - Ngữ văn 8, Tập hai) Câu 1 (0,5 điểm): Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”. Câu 2 (0,5 điểm): Khái quát nội dung chính của bài thơ? Câu 3 (1,0 điểm) a. Nêu cách sắp xếp trật tự từ của câu: “Sáng ra bờ suối, tối vào hang”. b. Cách sắp xếp trật tự từ đó có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa câu thơ? Câu 4 (1,0 điểm): Qua học bài thơ, em hãy lý giải vì sao tác giả viết: “Cuộc đời cách mạng thật là sang”? II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) bàn về ý nghĩa của tính trung thực. Câu 2 (5,0 điểm) Văn bản “Bàn luận về phép học” đã chỉ rõ mục đích, phương pháp học tập- đây là quan điểm đúng đắn và tiến bộ của Nguyễn Thiếp. Bằng sự hiểu biết về văn bản, em hãy chứng minh. Hết
  2. Sưu tầm: Trần Văn Toản. Trang riêng: tranvantoancv.violet.vn Kênh youtube: Vui học cùng thầy Toản
  3. Sưu tầm: Trần Văn Toản. Trang riêng: tranvantoancv.violet.vn Kênh youtube: Vui học cùng thầy Toản PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM CẨM GIÀNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN: NGỮ VĂN 8 Hướng dẫn chấm gồm 05 trang Phần Câu Nội dung Điểm I. ĐỌC HIỂU 3.0 ĐỌC- 1. a. Yêu cầu trả lời 0,5 HIỂU -Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ viết năm1941, sau ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Bác Hồ trở về Tổ quốc, lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước. a. b. Hướng dẫn chấm * Mức tối đa (0,5 điểm): Trả lời đúng câu hỏi. *Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Trả lời được ½ yêu cầu. * Mức không đạt (0 điểm):Trả lời không đúng hoặc không trả lời. 2. a. Yêu cầu trả lời 0,5 - Nội dung bài thơ: Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. b. b. Hướng dẫn chấm * Mức tối đa (0,5 điểm): Trả lời đúng câu hỏi. *Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Trả lời được ½ yêu cầu. * Mức không đạt (0 điểm): Trả lời không đúng hoặc không trả lời. 3. a. Yêu cầu trả lời a. Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt 0,5 động, đặc điểm (thứ tự trước sau của hoạt động). b. Ý nghĩa: + Câu thơ gợi lối sống ngăn nắp, cách sinh hoạt làm việc nền 0,5 nếp, khoa học của Bác. c. + Thể hiện phong thái ung dung, lạc quan của Bác trong hoàn cảnh thiếu thốn, gian khổ. d. b. Hướng dẫn chấm * Mức tối đa (1 điểm): Trả lời đúng câu hỏi. *Mức chưa tối đa (0,25 -0,75 điểm): Trả lời được 1/3-> 2/3 yêu cầu. * Mức không đạt (0 điểm):Trả lời không đúng hoặc không trả lời. 4. - Hình thức: Học sinh biết bày tỏ quan điểm và lí giải thấu 0,25
  4. Sưu tầm: Trần Văn Toản. Trang riêng: tranvantoancv.violet.vn Kênh youtube: Vui học cùng thầy Toản đáo, thuyết phục.Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi. a. Yêu cầu trả lời - Nội dung: Đảm bảo các ý cơ bản sau: + Bác thấy mình không nghèo khổ, thiếu thốn mà là giàu có, 0,25 dư thừa, sang trọng. Cái “sang” của Bác là niềm vui sau 30 năm xa Tổ quốc nay được trở về sống giữa lòng đất nước yêu dấu, trực tiếp lãnh đạo cách mạng để cứu nước, cứu dân; là niềm tin vào tương lai cách mạng và công cuộc giải phóng dân tộc. + “sang” vì đơn giản đó là cuộc sống đầy ý nghĩa của người 0,25 làm cách mạng lấy lý tưởng cứu nước làm lẽ sống, không bị những khó khăn gian khổ khuất phục. + Câu thơ khẳng định lý tưởng của người chiến sĩ cộng sản 0,25 toát lên niềm lạc quan, phong thái ung dung của người chiến sĩ cách mạng. Chữ “sang” kết thúc bài thơ có thể coi là chữ thần, là “nhãn tự” kết tinh, tỏa sáng tinh thần toàn bài thơ. e. b. Hướng dẫn chấm * Mức tối đa (1 điểm): Trả lời đúng câu hỏi. *Mức chưa tối đa (0,25 -0,75 điểm): Trả lời được 1/3-> 2/3 yêu cầu. * Mức không đạt (0 điểm):Trả lời không đúng hoặc không trả lời. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 2 (2,0 điểm) 1. Yêu cầu chung Đảm bảo thể thức đoạn văn; hướng về chủ đề, suy nghĩ mới mẻ, diễn đạt trôi chảy bằng ngôn ngữ của mình, giàu chất văn chương, đảm bảo tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu cụ thể Tiêuchí Nội dung Điểm a Đảm bảo thể thức đoạn văn. 0,25 Học sinh trình bày đoạn văn hoàn chỉnh, có câu chủ đề, có các câu phát triển chủ đề. - Mức tối đa (0,25 điểm): Đáp ứng yêu cầu trên. - Mức không đạt (0 điểm): Không đảm bảo thể thức đoạn văn. b Xác định đúng vấn đề:Ý nghĩa của tính trung thực. 0,25 * Mức tối đa (0,25 điểm): Đáp ứng yêu cầu trên. * Mức không đạt (0 điểm): Xác định không đúng vấn đề nghị luận. c Triển khai đoạn văn thành các ý phù hợp, có sự liên kết chặt 1,0 chẽ, làm nổi bật chủ đề. Đoạn văn có thể triển khai theo hướng sau: - Mở đoạn: Trung thực là một đức tính tốt cần có trong mỗi con
  5. Sưu tầm: Trần Văn Toản. Trang riêng: tranvantoancv.violet.vn Kênh youtube: Vui học cùng thầy Toản người. - Phát triển đoạn: Ý nghĩa của đức tính trung thực: + Trung thực: là thật thà, thành thật, không nói dối, không che giấu những thói xấu. + Trung thực giúp con người nâng cao phẩm giá, khiến cho các mối quan hệ thêm bền chật, khăng khít và tạo được sự tin tưởng lẫn nhau. + Người trung thực luôn khiến cho mọi người có cái nhìn thiện cảm, tin yêu và kính trọng. + Người có lòng trung thực sẽ dễ thành công trong mọi việc. Người không trung thực luôn bị mọi người xa lánh. + Trung thực là đức tính cần có của mỗi người. (Dẫn chứng: Học sinh có thể chọn 1- 2 dẫn chứng tiêu biểu để minh họa). - Kết đoạn: Mỗi người cần có ý thức tu dưỡng, rèn luyện, trau dồi kiến thức để xây dựng cho mình đức tính trung thực từ những việc làm nhỏ nhất. b. Hướng dẫn chấm - Mức tối đa (1,0 điểm): Đáp ứng yêu cầu trên. - Mức chưa tối đa: + Điểm 0,75: Đảm bảo cơ bản các ý trên. + Điểm 0,5: Đảm bảo 1/2 các ý nêu trên. + Điểm 0,25: Viết chưa đúng trọng tâm, lan man. - Mức không đạt (0 điểm): Không viết hoặc viết không đạt bất cứ yêu cầu nào. d Sáng tạo: 0,25 Cách diễn đạt độc đáo, có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ sâu sắc về vấn đề nghị luận. - Mức tối đa (0,25 điểm): Đáp ứng yêu cầu trên. - Mức không đạt (0 điểm): Không có sự sáng tạo e Chính tả, ngữ pháp: 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu. - Mức tối đa (0,25 điểm): Đáp ứng yêu cầu trên. - Mức không đạt (0 điểm): Còn mắc lỗi chính tả, dùng từ, câu không đúng ngữ pháp. Câu 3 (5,0 điểm) 1. Yêu cầu chung Học sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận về tác phẩm văn học. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc, hình ảnh; diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu cụ thể Tiêuchí Nội dung Điểm a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: 0,25
  6. Sưu tầm: Trần Văn Toản. Trang riêng: tranvantoancv.violet.vn Kênh youtube: Vui học cùng thầy Toản Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lý và nêu được vấn đề; phần thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân. Biết bình giá, liên hệ mở rộng, lời văn giàu hình ảnh và cảm xúc. - Mức tối đa (0,25 điểm): Đạt các yêu cầu trên - Mức không đạt (0 điểm):Thiếu mở bài hoặc kết bài; thân bài chỉ có một đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có một đoạn văn. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Quan điểm đúng đắn, tiến bộ 0,25 của Nguyễn Thiếp về sự học. - Mức tối đa (0,25 điểm): Đáp ứng yêu cầu trên. - Mức không đạt (0 điểm):Xác định sai đối tượng nghị luận. c. Triển khai vấn đề nghị luận 4,0 Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm đó (trong đó phải có các thao tác phân tích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng Bài làm có thể triển khai theo hướng sau: 1. Mở bài 0,5 - Giới thiệu tác giả Nguyễn Thiếp và văn bản “Bàn luận về phép học”. - Mục đích, phương pháp học tập trong văn bản là quan điểm đúng đắn, tiến bộ của Nguyễn Thiếp. 2. Thân bài: Chứng minh “Bàn luận về phép học” đã thể hiện quan điểm đúng đắn, tiến bộ của Nguyễn Thiếp về sự 3,0 học. 2.1. Tác giả đã nêu được mục đích chân chính của việc học (0,75 điểm) + “Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo”. - Khái niệm “học” được giải thích bằng hình ảnh so sánh: Con người được học giống như ngọc được mài. - Mục đích của việc học là để “biết rõ đạo” (đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người). => Mục đích chân chính của việc học là “học để làm người”. 2.2. Tác giả phê phán những cách học sai lầm (0,25 điểm) + Phê phán lối học sai trái, lệch lạc đó là lối học hình thức, cầu danh lợi. - Học hình thức là kiểu học vẹt, học thuộc lòng câu chữ mà không hiểu nội dung, chỉ có danh mà không có thực. - Học cầu danh lợi là học để có danh tiếng, được trọng vọng, được nhiều lợi lộc.
  7. Sưu tầm: Trần Văn Toản. Trang riêng: tranvantoancv.violet.vn Kênh youtube: Vui học cùng thầy Toản - Những kẻ học theo lối ấy không biết đến ‘tam cương”, “ngũ thường”, không biết đến đạo làm người. => Tác hại của lối học lệch lạc, sai trái là chúa tầm thường, thần nịnh hót, nước mất nhà tan. 2.3. Tác giả khẳng định quan điểm và phương pháp đúng đắn trong học tập (1,5 điểm) + Việc học phải được phổ biến rộng khắp: mở thêm trường, mở rộng thành phần người học, tạo điều kiện thuận lợi cho người đi học + Việc học phải bắt đầu từ những kiến thức cơ bản, có tính chất nền tảng. Phương pháp học phải: - Tuần tự tiến lên, từ thấp đến cao, từ dễ đến khó. - Học rộng, nghĩ sâu, biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yếu nhất. - Học phải biết kết hợp với hành. Học không phải chỉ để biết mà còn để làm. + Cách học chân chính sẽ giúp cho “đạo học thành”: “Đạo học thành thì người tốt nhiều; người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”. 2.4. Đánh giá (0,5 điểm) + Đoạn trích là một đoạn văn nghị luận tiêu biểu, vấn đề nghị luận được trình bày một cách rõ ràng; cách lập luận chặt chẽ. + Đoạn trích giúp ta hiểu được rõ hơn về mục đích học tập, phương pháp học tập - Đó là quan điểm đúng đắn và tiến bộ của Nguyễn Thiếp. Văn bản cho đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị. 3. Kết bài - Khẳng định lại giá trị của văn bản. 0,5 - Liên hệ bản thân. - Mức tối đa (4,0 điểm): Đáp ứng các yêu cầu trên. - Mức chưa tối đa + Điểm 3,25 đến 3,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên nhưng một trong các ý còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thật sự chặt chẽ. + Điểm 2,25 đến 3,0: Đáp ứng được 2/4 đến 3/4 các yêu cầu trên. + Điểm 1,0 đến 2,0: Đáp ứng được khoảng 1/4 các yêu cầu trên. + Điểm 0,25- 0,75: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. - Mức không đạt (0 điểm): Không đáp ứng được bất cứ yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. Hoặc bài để giấy trắng. d. Sáng tạo: 0,25 - Mức tối đa (0,25 điểm): Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và
  8. Sưu tầm: Trần Văn Toản. Trang riêng: tranvantoancv.violet.vn Kênh youtube: Vui học cùng thầy Toản sáng tạo (tạo tình huống, viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh. Biết bình giá, liên hệ hợp lí). - Mức không đạt (0 điểm): Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không sử dụng các biện pháp nghệ thuật. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếngViệt. -Mức tối đa (0,25 điểm): Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Mức không đạt (0 điểm): Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.