Đề kiểm tra học kỳ II môn Sinh học Lớp 12 GDTHPT - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Bình Thủy (Có đáp án)

doc 6 trang thaodu 2711
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Sinh học Lớp 12 GDTHPT - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Bình Thủy (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_sinh_hoc_lop_12_gdthpt_nam_hoc_201.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Sinh học Lớp 12 GDTHPT - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Bình Thủy (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CẦN KIỂM TRA HỌC KỲ II LỚP 12 GDTHPT THƠ NĂM HỌC: 2018 - 2019 TRƯỜNG THPT BÌNH THỦY Bài kiểm tra: Khoa học tự nhiên; Môn: Sinh học ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề) (Đề thi có 04 trang) Mã đề: 102 Họ và tên học sinh: Số báo danh: Bài kiểm tra gồm 40 câu (từ câu 81 đến câu 120) dành cho tất cả học sinh. Câu 81: Số lượng cá thể ít nhất mà quần thể sinh vật cần có để duy trì và phát triển được gọi là A. kích thước trung bình của quần thể. B. kích thước tối đa của quần thể. C. mật độ tối thiểu của quần thể. D. kích thước tối thiểu của quần thể. Câu 82: Hệ sinh thái nào sau đây là hệ sinh thái tự nhiên? A. Ao nuôi tôm. B. Rừng trồng. C. Đồng ruộng. D. Rừng nhiệt đới. Câu 83: Theo quan niệm của Đacuyn, nguồn nguyên liệu chủ yếu của tiến hóa là A. biến dị cá thể. B. đột biến gen. C. thường biến. D. đột biến nhiễm sắc thể. Câu 84: Số lượng của thỏ rừng và mèo rừng Canađa cứ 9 - 10 năm lại biến động một lần. Đây là ví dụ minh họa cho kiểu biến động theo chu kì A. mùa. B. năm. C. tuần trăng. D. nhiều năm. Câu 85: Tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian nhất định được gọi là A. hệ sinh thái. B. quần xã. C. sinh quyển. D. khu sinh học. Câu 86: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể sinh vật theo hướng tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm dần tần số kiểu gen di hợp tử? A. Cách li. B. Các yếu tố ngẫu nhiên. C. Giao phối không ngẫu nhiên. D. Đột biến Câu 87: Sinh vật nào sau đây là sinh vật tiêu thụ trong hệ sinh thái? A. Thực vật. B. Nấm. C. Vi khuẩn. D. Động vật. Câu 88: Căn cứ vào những biến đổi lớn về địa chất, khí hậu và các hóa thạch điển hình, các nhà địa chất học chia lịch sử phát triển của sinh giới thành các đại theo thứ tự từ xưa đến nay là A. Nguyên sinh → Cổ sinh → Thái cổ → Trung sinh → Tân sinh. B. Thái cổ – Nguyên sinh → Cổ sinh Trung sinh - Tân sinh.
  2. C. Thái cổ → Cổ sinh Trung sinh Nguyên sinh Tân sinh. D. Nguyên sinh Thái cổ → Cổ sinh Trung sinh - Tân sinh. Câu 89: Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian được gọi là A. giới hạn sinh thái. B. nơi ở của sinh vật. C. ổ sinh thái. D. khoảng chống chịu. Câu 90: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, kết quả của quá trình tiến hóa nhỏ là hình thành A. lớp mới. B. loài mới. C. họ mới. D. bộ mới. Câu 91: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây có thể làm phát sinh các alen mới trong quần thể sinh vật? A. Yếu tố ngẫu nhiên. B. Chọn lọc tự nhiên. C. Giao phối. D. Đột biển gen. Câu 92: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây qui định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể sinh vật? A. Chọn lọc tự nhiên. B. Các cơ chế cách li. C. Quá trình đột biến. D. Quá trình giao phối. Câu 93: Loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã sinh vật do có số lượng nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh được gọi là A. loài thứ yếu. B. loài ngẫu nhiên. C. loài ưu thế. D. loài chủ chốt. Câu 94: Phương thức hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa thường gặp ở A. thực vật. B. nấm. C. vi khuẩn. D. động vật. Câu 95: Những cơ quan ở các loài khác nhau, thực hiện chức năng khác nhau, được bắt nguồn từ một cơ quan ở loài tổ tiên được gọi là cơ quan A. thoái hóa. B. giải phẫu. C. tương đồng. D. tương tự. Câu 96: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, loài người xuất hiện ở kỉ A. Triat. B. Krêta. C. Đệ tam. D. Đệ tứ. Câu 97: Trong hệ sinh thái, sinh vật nào sau đây có khả năng sử dụng năng lượng mặt trời để tổng hợp nên chất hữu cơ? A. Sinh vật tiêu thụ bậc 1. B. Sinh vật sản xuất. C. Sinh vật tiêu thụ bậc 2. D. Sinh vật phân giải. Câu 98: Đặc điểm nào sau đây không là đặc trưng của quần thể giao phối? A. Độ đa dạng về loài. B. Mật độ cá thể. C. Ti lệ các nhóm tuổi. D. Ti lệ giới tính. Câu 99: Kiểu phân bố cá thể của quần thể sinh vật giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường là A. ngẫu nhiên. B. theo nhóm. C. đồng đều. D. phân tầng. Câu 100: Những bằng chứng tiến hóa nào sau đây là bằng chứng sinh học phân tử? I. Các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung bộ mã di truyền. II. Sự tương đồng về những đặc điểm giải phẫu giữa các loài.
  3. III. ADN của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cầu tạo từ 4 loại nuclêôtit. IV. Prôtêin của các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại axit amin. V. Tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ tế bảo. A. II, IV, V. B. I, III, IV. C. II, III, V. D. I, II, V. Câu 101: Mối quan hệ sinh thái nào sau đây thuộc quan hệ cộng sinh trong quần xã sinh vật? A. Thỏ và hổ. B. Nấm và vi khuẩn lam tạo thành địa y. C. Cá ép sống bám trên cá lớn. D. Sán lá và lợn. Câu 102: Giả sử quần thể sinh vật không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa và không xảy ra sự phát tán cá thể. Gọi b là mức sinh sản, d là mức tử vong của quần thể thì theo lí thuyết, kích thước quần thể sẽ tăng khi A. b ≠0, d≠ 0. B. b =d= 0. C. b> d. D. b<d. Câu 103: Trong quan hệ cùng loài, hiện tượng liên rế giữa hai cây thông nhựa mọc gần nhau là ví dụ minh họa về mối quan hệ A. ức chế - cảm nhiễm. B. cạnh tranh. C. hỗ trợ. D. hội sinh. Câu 104: Đặc điểm chung của các mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã sinh vật là A. ít nhất có một loài bị hại. B. không có loài nào có lợi. C. không có loài bị hại. D. tất cả các loài đều bị hại. Câu 105: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về diễn thế sinh thái? A. Diễn thế sinh thái luôn dẫn đến hình thành một quần xã sinh vật ổn định. B. Trong diễn thế sinh thái, có sự thay thế tuần tự của các quần xã sinh vật tương ứng với điều kiện ngoại cảnh. C. Một trong những nguyên nhân gây ra diễn thế sinh thái là sự tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã sinh vật. D. Diễn thế nguyên sinh khởi đầu từ môi trường chưa có quần xã sinh vật. Câu 106: Theo quan niệm hiện đại về quá trình tiến hóa sự sống trên Trái Đất, sinh vật đa bào được hình thành ở giai đoạn A. tiến hóa hóa học. B. tiến hóa tiền sinh học. C. tiến hóa tiền hóa học. D. tiến hóa sinh học. Câu 107: Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về một chuỗi thức ăn? A. Lúa - chuột → rắn → diều hâu. B. Bắp - rắn –→ châu chấu → ếch. C. Bắp - ếch → rắn → châu chấu. D. Lúa - diều hậu → chuột → rắn. Câu 108: Mối quan hệ sinh thái nào sau đây thuộc quan hệ cạnh tranh trong quần xã sinh vật? A. Cây tầm gửi và cây thân gỗ. B. Trùng roi và mối.
  4. C. Chim sáo và trâu rừng. D. Lúa và cỏ dại trong ruộng lúa. Câu 109: Năm 1953, Milơ và Urây đã thực hiện thí nghiệm tạo ra môi trường có thành phần hóa học giống khí quyển nguyên thủy và đặt trong điều kiện phóng điện liên tục một tuần, thu được các axit amin cùng các phân tử hữu cơ đơn giản. Kết quả thí nghiệm chứng minh A. ngày nay các chất hữu cơ vẫn được hình thành phổ biến bằng con đường tổng hợp hóa học trong tự nhiên. B. các chất hữu cơ được hình thành trong khí quyển nguyên thủy nhờ nguồn năng lượng sinh học. C. các chất hữu cơ đầu tiên được hình thành trong khí quyển nguyên thủy bằng con đường tổng hợp sinh học. D. các chất hữu cơ được hình thành từ chất vô cơ trong điều kiện khí quyển nguyên thủy của Trái Đất. Câu 110: Phát biểu nào sau đây sai về chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái? A. Chuỗi thức ăn của hệ sinh thái dưới nước có thể bắt đầu bằng sinh vật sản xuất. B. Trong một chuỗi thức ăn, mỗi mắt xích là một loài sinh vật trong hệ sinh thái. C. Tất cả các chuỗi thức ăn của hệ sinh thái trên cạn đều khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng. D. Chuỗi thức ăn thể hiện mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã sinh vật. Câu 111: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về đặc trưng cơ bản của quân thế sinh vật? I. Kích thước của quần thể không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. II. Sự phân bố cá thể có ảnh hưởng tới khả năng khai thác nguồn sống trong môi trường. III. Mật độ cá thể của mỗi quần thể là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích. IV. Khi kích thước quần thể đạt mức tối đa thì tốc độ tăng trưởng của quần thể là lớn nhất. A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. Câu 112: Phát biểu nào sau đây đúng về sự phân tầng trong quần xã sinh vật? A. Tất cả quần xã sinh vật trong hệ sinh thái dưới nước đều có cấu trúc phân tầng giống nhau. B. Sự phân tầng giúp mở rộng ổ sinh thái của tất cả các loài trong quần xã sinh vật. C. Các quần xã sinh vật trong các hệ sinh thái trên cạn đều có cấu trúc phân tầng và sự phân tầng tương tự nhau. D. Sự phân tầng làm giảm sự cạnh tranh giữa các loài và tăng khả năng khai thác nguồn sống của môi trường. Câu 113: Giả sử loài sinh vật F có giới hạn về nhiệt độ từ 20°C đến 35°C, giới hạn về độ ẩm từ 74% đến 96%. Theo lí thuyết, loài F có thể sống trong môi trường có giới hạn về nhiệt độ và độ ẩm lần lượt là A. 12°C đến 30°C; 90% đến 98%. B. 25°C đến 30°C; 85% đến 95%. C. 25°C đến 44°C; 85% đến 99%. D. 10°C đến 30°C; 73% đến 95%. Câu 114: Người ta theo dõi số lượng cá thể của quần thể chim cồng cộc trong khu bảo tồn đất ngập nước có diện tích 5000 ha: vào năm thứ nhất, mật độ cá thể trong quần thể là 0,25 cá thể/ha; đến năm thứ hai, tổng số cá thể của quần thể là 1350. Biết rằng, không có sự phát
  5. tán cá thể và tỉ lệ tử vong của quần thể là 2%/năm. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng về quần thể này? I. Ti lệ sinh sản trong quần thể là 10%. II. Kích thước của quần thể ở năm thứ nhất là 1200 cá thể. III. Mật độ cá thể của quần thể vào năm thứ hai là 0,25 cá thể/ha. IV. Tổng số cá thể trong quần thể vào năm thứ ba chắc chắn là 1450. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 115: Phát biểu nào sau đây sai về hệ sinh thái? A. Hệ sinh thái nhân tạo thường có độ đa dạng kém hơn so với hệ sinh thái tự nhiên. B. Hệ sinh thái là hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định theo thời gian. C. Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái chỉ được thực hiện trong phạm vi quân xã sinh vật. D. Các hệ sinh thái tự nhiên được chia thành hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước. Câu 116: Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen ở một quần thế sinh vật qua 5 thế hệ liên tiếp, thu được kết quả như sau: Thành phần Thế hệ F1 Thế hệ F2 Thế hệ F3 Thế hệ F4 Thế hệ F5 kiểu gen AA 0,64 0,64 0,4 0,25 0,25 Aa 0,32 0,32 0,2 0,5 0,5 aa 0,04 0,04 0,4 0,25 0,25 Theo lí thuyết, quần thể trên có thể đang chịu tác động của nhân tố tiền hóa nào sau đây? A. Các yếu tố ngẫu nhiên. B. Chọn lọc tự nhiên. C. Giao phối không ngẫu nhiên. D. Đột biến gen. Câu 117: Trong một hệ sinh thái tự nhiên trên cạn, nhóm sinh vật thường có tổng sinh khối lớn nhất là A. động vật ăn thịt. B. sinh vật sản suất. C. động vật ăn thực vật. D. sinh vật phân giải. Câu 118: Lưới thức ăn của một quần xã sinh vật trên cạn được mô tả như sau: Các loài cây là thức ăn của sâu đục thân, sâu hại quả, chim ăn hạt, côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây và một số loài động vật ăn rễ cây. Chim sâu ăn côn trùng cánh cứng, sâu đục thân và sâu hại quả. Chim sâu và chim ăn hạt đều là thức ăn của chim ăn thịt cỡ lớn. Động vật ăn rễ cây là thức ăn của răn, thú ăn thịt và chim ăn thịt cỡ lớn. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng khi phân tích lưới thức ăn này? I. Chim ăn thịt cỡ lớn có thể là bậc dinh dưỡng cấp 2, cũng có thể là bậc dinh dưỡng cấp 3. II. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn này có tối đa 4 mắt xích. III. Nếu số lượng động vật ăn rễ cây bị giảm mạnh thì sự cạnh tranh giữa rắn và thú ăn thịt sẽ gay gắt hơn so với sự cạnh tranh giữa chim ăn thịt cỡ lớn và rắn. IV. Các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng có ổ sinh thái trùng nhau hoàn toàn.
  6. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 119: Thú có túi sống phổ biến ở khắp châu Úc. Cừu được nhập vào châu Úc thích ứng với môi trường sống mới và phát triển mạnh, giành lấy những nơi ở tốt, làm cho nơi ở của thú có túi phải thu hẹp lại. Quan hệ giữa cừu và thú có túi trong trường hợp này là mối quan hệ A. hội sinh. B. ức chế - cảm nhiễm. C. cạnh tranh khác loài. D. động vật ăn thịt và con mồi. Câu 120: Một quần thể côn trùng sống trên loài cây M, sau đó quần thể phát triển mạnh, một nhóm cá thể phát tán sang loài cây N, những cá thể nào có sẵn các gen đột biến giúp chúng khai thác được thức ăn ở loài cây N thì sống sót và sinh sản, hình thành nên quần thể mới. Hai quần thể này sống trong cùng một khu vực địa lí nhưng ở hai ổ sinh thái khác nhau. Qua thời gian, các nhân tố tiến hóa tác động làm phân hóa vốn gen của hai quần thể tới mức làm xuất hiện cách li sinh sản và hình thành nên loài mới. Đây là ví dụ minh họa về hình thành loài mới bằng A. lai xa và đa bội hóa. B. tự đa bội. C. cách li sinh thái. D. cách li địa lí. HÉT