Đề kiểm tra học kỳ II môn Vật lý Lớp 8 - Đề 01 - Năm học 2017-2018

docx 2 trang thaodu 3600
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Vật lý Lớp 8 - Đề 01 - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_vat_ly_lop_8_de_01_nam_hoc_2017_20.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Vật lý Lớp 8 - Đề 01 - Năm học 2017-2018

  1. Họ và tên: ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – VẬT LÍ 8 Lớp : NĂM HỌC 2017 - 2018 ĐỀ BÀI - 01 Phần I: Trắc nghiệm (Khoanh tròn vào trước đáp án đúng) Câu 1 : Trong những trường hợp dưới đây trường hợp nào không có công cơ học ? A. Một người đang kéo một vật chuyển động. B. Hòn bi đang chuyển động thẳng đều trên mặt sàn nằm ngang coi như sàn nhẵn. C. Một lực sĩ đang nâng quả tạ từ thấp lên cao. D. Máy xúc đất đang làm việc. Câu 2 : Một nhóm học sinh đẩy một xe chở đất từ A đến B trên đoạn đường nằm ngang , tới B đổ hết đất rồi đẩy xe không theo đường cũ trở về A. So sánh công sinh ra ở lượt đi và lượt về: A. Công ở lượt đi bằng công ở lượt về vì quãng đường đi được bằng nhau . B. Công ở lượt đi lớn hơn vì lực kéo lượt đi lớn hơn lượt về. C. Công ở lượt về lớn hơn vì xe không thì đi nhanh hơn. D. Công ở lượt đi nhỏ hơn vì kéo xe nặng nên đi chậm . Câu 3: Một con ngựa kéo xe chuyển động đều với lực kéo 600N. Trong 5 phút công thực hiện là 360kJ. Vận tốc của xe là : A. v = 1,8m/s C. v = 2,2m/s B. v = 2m/s D. 2,5 m/s. Câu 4 : Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng với định luật về công: A. Các máy cơ đơn giản đều cho lợi về công B. Không một máy cơ đơn giản nào cho lợi về công, mà chỉ lợi về lực và lợi về đường đi C. Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công . Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại . D. Các máy cơ đơn giản đều lợi về công , trong đó lợi cả về lực lẫn cả đường đi Câu 5 : Trong các trường hợp sau , trường hợp nào vật có cả động năng và thế năng ? A. Một máy bay đang chuyển động trên đường băng của sân bay B. Một ô tô đang đỗ trong bến xe C. Một máy bay đang bay trên cao D. Một ô tô đang chuyển động trên đường Câu 6: Quan sát trường hợp quả bóng rơi chạm đất , nó nảy lên . Trong thời gian nảy lên thế năng và động năng của nó thay đổi thế nào ? A. Động năng tăng , thế năng giảm B. Động năng và thế năng đều tăng C. Động năng và thế năng đều giảm D. Động năng giảm , thế năng tăng Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt năng của một vật? A. Chỉ có những vật có nhiệt độ cao mới có nhiệt năng. B. Chỉ có những vật có khối lượng lớn mới có nhiệt năng. C. Bất kì vật nào dù nóng hay lạnh cũng đều có nhiệt năng. D. Chỉ có những vật có trọng lượng riêng lớn mới có nhiệt năng. Câu 8: Quả bóng bay dù buộc thật chặt để ngoài không khí một thời gian vẫn bị xẹp. Vì A. Cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng, nó tự động co lại. B. Lúc bơm không khí vào trong bóng còn nóng, sau một thời gian không khí nguội đi và co lại làm cho bóng bị xẹp. C. Giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể chui qua đó thoát ra ngoài. D. Do không khí nhẹ nên dễ thoát ra ngoài.
  2. Câu 9: Nhiệt lượng là: A. Đại lượng chỉ xuất hiện khi có thực hiện công. B. Đại lượng tăng khi nhiệt độ tăng, giảm khi nhiệt độ giảm. C. Một dạng năng lượng, có đơn vị là jun. D. Phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất đi khi truyền nhiệt. Câu 10: Chọn câu trả lời đúng. Khi nhiệt độ của một vật tăng lên thì: A. Thế năng của các phân tử cấu tạo lên vật tăng. B. Động năng của các phân tử cấu tạo lên vật tăng. C. Động năng của các phân tử cấu tạo lên vật giảm. D. Thế năng của vật giảm. Câu 11: Hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn, chất lỏng, chất khí và chân không là gì? A. Chất rắn: dẫn nhiệt; Chất lỏng: đối lưu; Chất khí: bức xạ nhiệt; Chân không: đối lưu. B. Chất rắn: dẫn nhiệt; Chất lỏng: đối lưu; Chất khí: đối lưu; Chân không: bức xạ nhiệt. C. Chất rắn: bức xạ nhiệt; Chất lỏng: dẫn nhiệt; Chất khí: đối lưu; Chân không: bức xạ nhiệt. D. Chất rắn: dẫn nhiệt; Chất lỏng: đối lưu; Chất khí: dẫn nhiệt; Chân không: bức xạ nhiệt. Câu 12: Nhiệt lượng cần truyền cho 5kg đồng để tăng nhiệt độ từ 200C lên 500C là bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của đồng là c = 380 J.kg.K. Chọn kết quả đúng trong các kết quả sau: A. Q = 57000kJ. B. Q = 5700J. C. Q = 5700kJ. D. Q = 57000J. Phần II: Tự luận (4 điểm) Câu 1: (1 điểm) Động cơ của một ô tô thực hiện lực kéo không đổi F = 4 000N. Biết ô tô chuyển động đều với vận tốc 72km/h. Trong 10 phút, công của lực kéo của động cơ là bao nhiêu. Câu 2: (1 điểm) Khi bỏ một thỏi kim loại đã được nung nóng đến 900C vào một cốc nước ở nhiệt độ trong phòng (khoảng 250C), nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước thay đổi thế nào? Em hãy nêu mối quan hệ giữa nhiệt năng với nhiệt độ. Câu 3: (2 điểm) Trong khi làm thí nghiệm để xác định nhiệt dung riêng của chì, một học sinh thả một miếng chì có khối lượng 5000g được nung nóng tới 100 0C vào 2 lít nước ở 35,35 0C làm cho nước nóng lên đến 400C. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K, khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3. a) Tính nhiệt lượng nước thu được. b) Tính nhiệt dung riêng của chì? 0 c) Sau đó, người ta thả thêm 1 miếng chì m3 ở nhiệt độ 60 C vào hỗn hợp trên. Khi đó, nhiệt độ của cả hỗn hợp là 500C. Tìm khối lượng miếng chì bỏ thêm?