Đề kiểm tra học kỳ II môn Vật lý Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Quế Minh (Có đáp án)

docx 7 trang thaodu 8320
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Vật lý Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Quế Minh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_vat_ly_lop_9_nam_hoc_2019_2020_tru.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Vật lý Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Quế Minh (Có đáp án)

  1. MỘT SỐ NỘI DUNG THEO MA TRẬN CẦN LƯU Ý. I TRẮC NGHIỆM: 1. Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều. 2. Các tác dụng của dòng điện xoay chiều. 3. Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy biến áp. 4. Cách nhận biết TKHT và TKPK qua hình dáng và tính chất của đường truyền ánh sáng. 5. Nhận biết tiêu điểm chính, tiêu cự, quang tâm của TKHT, TKPK. 6. Các đặc điểm về ảnh của vật tạo bởi TKHT, TKPK. 7. Cấu tạo chính của mắt. 8. Hiểu đươc kính lúp là TKHT có tiêu cự ngắn dùng để quan sát các vật nhỏ, G=25/f. II. TỰ LUẬN: 1. Dấu hiệu chính để phân biệt được dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều. 2. Nguyên nhân gây ra hao phí điện năng và biện pháp làm giảm hao phí. 3. Mô tả đường truyền các tia sáng đặc biệt qua TKHT, TKPK. 4. Đặc điểm ảnh của một vật qua TKHT, TKPK. 5. Sử dụng công thức U1/U2=n1/n2. 6. Vẽ được ảnh của vật qua TKHT và TKPK rồi tính d’ khi biết d và f; tính h’ khi biết h.
  2. TRƯỜNG THCS QUẾ MINH KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2019-2020 TỔ TỰ NHIÊN MÔN VẬT LÝ LỚP 9 ĐỀ THEO MA TRẬN SGD Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian giao đề) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0Đ) Câu 1. Máy phát điện xoay chiều bắt buộc phải gồm các bộ phận chính nào để có thể tạo ra dòng điện? A. Nam châm vĩnh cữu và sợi dây dẫn nối hai cực nam châm B. Nam châm điện và sợi dây dẫn nối nam châm với đèn C. Cuộn dây dẫn và nam châm. D. Cuộn dây dẫn và lõi sắt. Câu 2. Nối hai cực của máy phát điện xoay chiều với một bóng đèn. Khi quay nam châm của máy phát thì trong cuộn dây của nó xuất hiện dòng điện xoay chiều vì A. từ trường trong lòng cuộn dây luôn tăng. B. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luôn tăng. C. Từ trường trong cuộn dây không biến đổi. D. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng giảm. Câu 3. Có hiện tượng gì xảy ra với miếng nam châm khi cho dòng điện lay chiều chạy vào nam châm điện ở hình 35.3 ở bên? A. Miếng nam châm bị nam châm điện hút chặt. B. Miếng nam châm luân phiên bị nam châm điện hút, đẩy C. Miếng nam châm đứng yên không bị hút, không bị đẩy. D. Miếng nam châm chỉ bi nam châm điện đẩy ra. Câu 4. Tác dụng nào của dòng điện xoay chiều không phụ thuộc vào chiều dòng điện? A. Nhiệt, quang, sinh lý. B. Nhiệt, hóa học, từ. C. Quang, sinh lý, cơ. D. Từ, hóa học. Câu 5. Máy biến thế có tác dụng gì? A. Giữ cho hiệu điện thế ổn định B. Giữ cho cường độ dòng điện ổn định C. Làm tăng hoặc giảm hiệu điện thế D. làm thay đổi vị trí của máy. Câu 6. Thấu kính hội tụ có đặc diểm và tác dụng nào dưới đây? A. Có phần giữa mỏng hơn phần rìa và cho phép thu được ảnh của Mặt Trời B. Có phần giữa mỏng hơn phần rìa không cho phép thu được ảnh của Mặt Trời C. Có phần giữa dày hơn phần rìa cho phép thu được ảnh Mặt Trời D. Có phần giữa dày hơn phần rìa không cho phép thu được ảnh của Mặt Trời Câu 7. Ảnh của một ngọn nến qua một thấu kính phân kì có đặc điểm nào sau đây? A. Chỉ có thể là ảnh thật, chỉ có thể là ảnh ảo B. Chỉ có thể là ảnh ảo, nhỏ hơn ngọn nến C. Chỉ có thể là ảnh ảo, lớn hơn ngọn nến
  3. D. Chỉ có thể là ảnh ảo, có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn ngọn nến Câu 8. Khi vật nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ thì ảnh của vật tạo bởi thấu kính có tính chất A. ảnh ảo, lớn hơn vật. B. ảnh ảo, nhỏ hơn vật. C. ảnh thật, lớn hơn vật. D. ảnh thật, nhỏ hơn vật. Câu 9. Sự giống nhau về ảnh ảo của một vật tạo bởi thấu kính phân kỳ và ảnh ảo của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ là A. ảnh cùng chiều với vật. B. ảnh ngược chiều với vật. C. ảnh lớn hơn vật. D. ảnh nhỏ hơn vật. Câu 10. Khi quan sát một vật bằng kính lúp, để mắt nhìn thấy một ảnh ảo lớn hơn vật ta cần phải đặt vật ở đâu? A. Ngoài khoảng tiêu cự của kính. B. Trong khoảng tiêu cự của kính. C. Áp sát vào mặt kính. D. Bất cứ vị trí nào so với kính. Câu 11. Khi truyền tải điện năng đi xa, điện năng hao phí do hiện tượng tỏa nhiệt trên đường dây đã chuyển hoá thành dạng năng lượng nào dưới đây? A. Hoá năng. B. Năng lượng ánh sáng. C. Nhiệt năng. D. Năng lượng từ trường Câu 12. Dùng một máy biến thế có số vòng dây cuộn thứ cấp là 3000 vòng để giảm hiệu điện thế từ 220V xuống còn 110V thì số vòng dây cuộn dây sơ cấp là A. 2000 vòng. B. 1500 vòng. C. 6000 vòng. D. 3000 vòng. Câu 13. Bộ phận quan trọng nhất của mắt là: A. thể thủy tinh và thấu kính. B. thể thủy tinh và màng lưới. C. màng lưới và võng mạc. D. con ngươi và thấu kính. Câu 14. Để ảnh của một vật cần quan sát hiện rõ nét trên màng lưới, mắt điều tiết bằng cách A. thay đổi khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới. B. thay đổi đường kính của con ngươi. C. thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh. D. thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh và khoảng cách từ thể thủy tinh đến con ngươi. Câu 15. Một người quan sát một vật nhỏ bằng kính lúp, người ấy phải điều chỉnh để A. ảnh của vật là ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật. B. ảnh của vật là ảnh thật, cùng chiều, lớn hơn vật. C. ảnh của vật là ảnh ảo, ngược chiều, lớn hơn vật. D. ảnh của vật là ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật. TỰ LUẬN (5,0đ) Câu 1. (1,0Đ) a) Nêu dấu hiệu chính để phân biệt dòng điện xoay chiều với dòng điện một chiều.
  4. b) Nêu nguyên nhân chủ yếu gây ra hao phí điện năng khi tải điện năng đi xa và cách khắc phục. Câu 2. (0,5Đ) Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 2200 vòng dây, cuộn thứ cấp có 200 vòng dây. Khi đưa vào cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 220V thì điện áp lấy ra ở cuộn thứ cấp là bao nhiêu? Câu 3. (1,5Đ) Nêu các đặc điểm của ảnh của vật trong và ngoài tiêu cự qua thấu kính hội tụ (hoặc thấu kính phân kỳ) Câu 3. (2,0Đ) Đặt một vật có dạng một đoạn thẳng nhỏ, cao 2cm, vuông góc với một trục chính của một thấu kính phân kỳ ( hoặc TKHT), cách thấu kính 6cm. Thấu kính có tiêu cự 10cm. a. Dựng ảnh của vật AB theo tỷ lệ. b. Nêu đặc điểm của ảnh. c. Ảnh nằm cách thấu kính bao nhiêu? Tính độ cao của ảnh. Hết
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM I TRẮC NGHIỆM (5,0Đ) Mỗi câu đúng 1/3 đ; n câu n/3 điểm. Tổng điểm trắc nghiệm với tự luận làm tròn 1 chữ số thập phân là điểm cả bài. CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đ. ÁN C D B A C C B A A B C C B C A II TỰ LUẬN (5,0Đ) CÂU HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM 1 Dòng điện một chiều có chiều cố định còn dòng điện xoay chiều thì chiều 0,5 dòng điện luân phiên thay đổi. Nguyên nhân gây hao phí trên đường dây tải điện một phần là do sự tỏa 0,25 1,0 nhiệt trên đường dây. Biện pháp khắc phục là tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây. 0,25 U n 0,25 Viết đúng công thức 1 1 U 2 n2 0,5 Tính được U2=(U1.n2):n1 = 220.200:2 200=20 (V) 0,25 3 Đặc điểm ảnh của vật qua TKHT: + Vật đặt trong khoảng tiêu cự cho ảnh ảo lớn hơn vật và cùng chiều với 0,5 vật. 0,5 + Vật ở ngoài khoảng tiêu cự cho ảnh thật ngược chiều với vật. Vật ở rất xa cho ảnh cách thấu kính bằng tiêu cự. 0,5 1,5 Đặc điểm ảnh của vật qua TKPK: + Vật đặt trước thấu kính luôn cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật và 1,0 luôn nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính. + Vật đặt rất xa thấu kính cho ảnh ảo cách thấu kính bằng tiêu cự 0,5
  6. 4 B B' I 0,5 F A A' O ( Vẽ hình đúng với tỷ lệ chấp nhận được cho 0,5đ; không cần ghi) Dựng hai tia tới và hai tia ló: + Tia tới BI song song trục chính có tia ló giá qua tiêu điểm F + Tia tới BO có tia ló đi thẳng. + BO cắt FI tại B’ là ảnh của B. + Dựng B’A’ vuông góc trục chính, A’B’ là ảnh của AB. b Đặc điểm ảnh: Ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật. 0,5 2,0 c + Tính d’: A’B’O~ ABO => A’B’/AB=A’O/AO 0,25 0,25 A’B’F~ OIF => A’B’/OI=A’F/OF mà AB=OI 0,25  A’O/AO=A’F/OF => A’O/AO=(OF-A’O)/OF  d’.f = d(f-d’)  d’f+dd’=fd  d’= fd/(f+d)=10.6/(10+6)=3,75(cm) 0,25 + Tính h’: A’B’/AB=A’O/AO => h’/h=d’/d=>h’=hd’/d=2.3,75/6=1,25 (cm) a B' 0,5 B I A' A O F
  7. c Tương tự cho thấu kính hội tụ d’=fd/(f-d)=10.6/(10-6)=15 (cm) 0,75 h’=hd’/d=2.15/6=5 (cm) 0,25