Đề kiểm tra khảo sát chất lượng học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Phòng giáo dục và đào tạo Nam Trực (Có đáp án)

docx 4 trang thaodu 5940
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra khảo sát chất lượng học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Phòng giáo dục và đào tạo Nam Trực (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_khao_sat_chat_luong_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_8.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra khảo sát chất lượng học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Phòng giáo dục và đào tạo Nam Trực (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT NAM TRỰC ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2016-2017 MÔN : NGỮ VĂN LỚP 8 ( Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề) Phần 1. Trắc nghiệm (2 điểm) Thí sinh chọn một đáp án đúng nhất để trả lời mỗi câu hỏi sau đây: Câu 1. Có mấy kiểu câu phân loại theo mục đích giao tiếp ? A. Hai B. Ba C. Bốn D. Năm Câu 2. Câu nghi vấn “Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư?” được dùng để làm gì ? A. Dùng để hỏi C. Dùng để đe dọa B. Dùng để phủ định D. Dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc Câu 3. Bài thơ “Quê hương”được nhà thơ Tế Hanh viết năm nào ? A. Năm 1939 B. Năm 1940 C. Năm 1941 D. Năm 1942 Câu 4. Trong bài thơ “Quê hương”, nhà thơ Tế Hanh đã so sánh “cánh buồm” với hình ảnh nào ? A. Con tuấn mã B. Mảnh hồn làng C. Dân làng D. Quê hương Câu 5. Nhận định nào nói đúng nhất ý nghĩa nhan đề bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu ? A. Gợi ra sự việc được nói đến trong bài thơ B. Gợi ra tư tưởng được nói đến trong bài thơ C. Gợi ra hình ảnh nhân vật trữ tình của bài thơ D. Gợi ra thời điểm được nói đến trong bài thơ Câu 6. Ý nào nói đúng nhất tâm trạng người tù – chiến sĩ cách mạng được thể hiện ở 4 câu thơ cuối trong bài thơ “Khi con tu hú” ? A. Uất ức, bồn chồn, khát khao tự do đến cháy bỏng. B. Nung nấu ý chí hành động để thoát khỏi chốn tù ngục C. Buồn bực vì chim tu hú ngoài trời cứ kêu D. Mong nhơ da diết cuộc sống ngoài chốn tù ngục. Câu 7. Nhận xét “Văn bản phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất, đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh” thể hiện giá trị nội dung của văn bản nào ? A. Hịch tướng sĩ B. Chiếu dời đô C. Nước Đại Việt ta Bàn luận về phép học Câu 8. Yêu cầu nào không đúng khi sử dụng lời văn làm bài văn thuyết minh về một phương pháp ? A. Lời văn cần ngắn gọn C. Lời văn cần rõ ràng B. Lời văn cần bóng bảy D. Lời văn cần chính xác. Phần 2. Tự luận (8 điểm) Câu 1 (1điểm). Hành động nói là gì ? Lấy 01 ví dụ và cho biết kiểu hành động nói được sử dụng trong câu văn đó? Câu 2 (2,5điểm). Cho đoạn trích: “ Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu, Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác
  2. Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập Cùng Hán, Đường, tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương, Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, Song hào kiệt đời nào cũng có” a) Đoạn trích trên thuộc tác phẩm nào, của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ấy ? b) Giải nghĩa các từ : văn hiến, hào kiệt c) Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của hai câu ; “ Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương” Câu 3 (4,5điểm). Em hãy thuyết minh về một loài cây em yêu . Hết
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA KHẢO SÁT GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2016-2017 MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 Phần 1. Trắc nghiệm. Chọn mỗi đáp án đúng cho 0,25đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C D A B D A B B Phần 2. Tự luận Câu Yêu cầu cần đạt Cho điểm 1 - Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm 0,5đ mục đích nhất định - Lấy được 01 ví dụ và xác định đúng kiểu hành động nói được sử 0,5đ dụng 2 a) - Tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” 0,25đ - Tác giả: Nguyễn Trãi 0,25đ - Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm “Bình Ngô đại cáo do Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Thái Tổ ( Lê Lợi) soạn thảo là bài cáo có ý nghĩa trọng đại của một bản tuyên ngôn độc lập, được công bố ngày 17 tháng Chạp năm Đinh Mùi (tức đầu năm 1428), sau khi quân ta đại thắng, diệt và làm tan rã 15 vạn viện binh của giặc, buộc Vương Thông phải giảng hòa, chấp nhận rút quân về nước. 0,5đ b) Giải nghĩa từ: + văn hiến : truyền thống văn hóa lâu đời và tốt đẹp 0,25 + hào kiệt: người có tài cao, chí lớn hơn người 0,25 c) Cảm nhận: -Hai câu văn thể hiện ý thức và niềm tự hào dân tộc sâu sắc của 0,25 tác giả: Đại Việt có chủ quyền ngang hàng với phương Bắc -Tác giả đã sử dụng hiệu quả nghệ thuật so sánh: so sánh nước ta với Trung Quốc, đặt nước ta ngang hàng với Trung Quốc, ngang 0, 5 hàng về trình độ chính trị, tổ chức chế độ, quản lí quốc gia (Triệu, Đinh, Lí, Trần” ngang hàng với Hán, Đường, Tống, Nguyên), thể hiện sâu sắc niềm tự hào về vị thế đất nước, chủ quyền và truyền thống dựng nước của dân tộc. -Tác giả lựa chọn sử dụng từ “đế” để khẳng định vai trò, vị trí của người đứng đầu nhà nước Đại Việt ta sánh ngang người đứng đầu mỗi triều đại phong kiến Trung Quốc: “mỗi bên xưng đế một 0,5 phương”. Như vậy tác giả nêu cao tư tưởng hoàng đế là phủ nhận tư tưởng “trời không có hai mặt trời, đất không có hai hoàng đế, là khẳng định Đại Việt có chủ quyền ngang hàng với phương Bắc
  4. - Đây là hai câu văn biền ngẫu mẫu mực ngắn gọn nhưng chứa đựng lời lẽ đanh thép, lí luận sắc bén, kết cấu chặt chẽ, mạch lạc góp phần quan trọng trong việc thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm, tấm lòng nhân nghĩa của người anh hùng dân tộc Nguyễn 0,25 Trãi. 3 1. Mở bài: - Giới thiệu khái quát về mối quan hệ và công dụng thiết thực của 0,5đ cây với con người 2. Thân bài: a). Nguồn gốc: 0,5đ - Loài cây đó có từ bao giờ - Loài cây đó sống ở đâu? đồng bằng hay miền núi b) Giới thiệu về chủng loại 0,5đ c) Giới thiệu về đặc điểm loài cây: hình dáng, màu sắc, đặc điểm 1đ sinh trưởng d) Giới thiệu về vai trò và ý nghĩa của loài cây với con người 1đ - Giá trị vật chất - Giá trị tinh thần 3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân về loài cây 0,5đ *Lưu ý: - Căn cứ vào khung điểm và thực tế bài làm của học sinh, giám khảo linh hoạt cho điểm, sát với từng phần đảm bảo đánh giá đúng năng lực của học sinh. - Khuyến khích các bài viết sáng tạo, đủ ý, thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về đối tượng thuyết minh, hành văn trong sáng, mạch lạc, bố cục rõ ràng.