Đề kiểm tra kiến thức Chương 7 môn Hóa học Lớp 12 lần 5 - Nhật Trường
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra kiến thức Chương 7 môn Hóa học Lớp 12 lần 5 - Nhật Trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_kien_thuc_chuong_7_mon_hoa_hoc_lop_12_lan_5_nhat.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra kiến thức Chương 7 môn Hóa học Lớp 12 lần 5 - Nhật Trường
- DẠY KÈM CÔ NHI ĐỀ KIỂM TRA KIẾN THỨC CHƯƠNG 07 – LẦN 05 BỘ MÔN HÓA HỌC Môn thi thành phần: HÓA HỌC GIÁO VIÊN: NHẬT TRƯỜNG Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi có 40 câu / 4 trang) ĐỀ NỘI BỘ Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137. Câu 1. Phương pháp chung để điều ché các kim loại Na, Ca, Al trong công nghiệp là A. Thuỷ luyện.B. Điện phân nóng chảy. C. Nhiệt luyệnD. Điện phân dung dịch. Câu 2. Chất nào sau đây là chất lưỡng tính? A. Al. B. Fe2O3. C. Cr(OH)2. D. Cr(OH)3. Câu 3. Thành phần chính của quặng xiderit là A. FeS2. B. FeCO3. C. Fe3O4. D. Fe2O3.nH2O. Câu 4. Có thể dùng dung dịch nào sau đây để hòa tan hoàn toàn một mẫu gang? A. HCl. B. H2SO4 loãng. C. NaOH. D. HNO3 đặc, nóng. Câu 5. Để tạo màu lục cho đồ sứ, đồ thủy tinh người ta dùng A. Cr2O3.B. CrO.C. Cr(OH) 2. D. CrO3. Câu 6. Khi nung hỗn hợp chất rắn: Fe(NO 3)2, Fe(OH)2 và FeCO3 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được một chất rắn là A. Fe2O3. B. FeO. C. Fe3O4. D. FeO, Fe2O3. Câu 7. Trộn bột kim loại X với bột sắt oxit (gọi là hỗn hợp tecmit) để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm dùng để hàn đường ray tàu hỏa. Kim loại X là A. Fe.B. Cu.C. Ag.D. Al. Câu 8. Phản ứng hóa học nào sau đây là phản ứng tạo xỉ trong quá trình luyện quặng thành gang? to to A. C + O2 CO2. B. CaCO3 CaO + CO2. to to C. Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2. D. CaO + SiO2 CaSiO3. Câu 9. Để phân biệt hai chất rắn: Fe2O3 và Fe3O4, người ta có thể dùng A. dung dịch NaOH. B. Dung dịch H2SO4(l). C. Dung dịch KOH. D. Dung dịch HNO3(l). Câu 10. Hai dung dịch nào sau đây đều phản ứng được với kim loại Fe tạo muối Fe (II)? A. MgCl2 và CuSO4. B. CuSO4 và HCl. C. ZnCl2 và FeCl3. D. HNO3 và AgNO3 dư. Câu 11. Trong quá trình sản xuất gang, xỉ lò là chất nào sau đây? A. SiO2 và C. B. MnO2 và CaO.C. CaSiO 3. D. MnSiO3. Câu 12. Cho dung dịch Fe(OH) 2 tác dụng với dung dịch HNO 3 đặc, nóng, dư. Hiện tượng của phản ứng trên là A. Màu xanh của kết tủa nhạt dần, dung dịch có màu nâu đỏ. B. Màu xanh của kết tủa đậm dần, có khí màu nâu đỏ thoát ra. C. Kết tủa tan dần, dung dịch có màu vàng đậm. D. Màu xanh cảu kết tủa nhạt dần, không có khí thoát ra. Câu 13. Để khử hoá hoàn toàn 30 gam hỗn hợp rắn gồm CuO và Fe 2O3 bằng khí H2, thu được m gam hỗn hợp kim loại và 4,5 gam H 2O. Giá trị của m là A. 28 gam. B. 24 gam. C. 26 gam. D. 22 gam. Câu 14. Đốt cháy 2,15 gam hỗn hợp gồm Zn, Al và Mg trong khí oxi dư, thu được 3,43 gam hỗn hợp X. Cho X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 0,5M. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là A. 160.B. 480.C. 240.D. 320.
- Câu 15. Nhiệt phân cùng số mol mỗi muối nitrat dưới đây thì trường hợp nào sinh ra thể tích khí O 2 nhỏ nhất trong cùng điều kiện? A. KNO3.B. Fe(NO 3)2.C. Fe(NO 3)3.D. AgNO 3. Câu 16. Cho phản ứng sau: . Sắt đã dùng bao nhiêu mol electron để phản Fe HNO3 loãng NO ? ? ứng nếu khối lượng là 5,6 (gam)? A. 0,1. B. 0,2. C. 0,3. D. 0,4. Câu 17. Khi so sánh trong cùng một điều kiện thì Cr là kim loại có tính khử mạnh hơn A. K. B. Al. C. Zn. D. Fe. Câu 18. Dãy gồm các chất chỉ có tính oxi hóa là A. Fe(OH)2, FeO. B. FeO, Fe2O3. C. Fe(NO3)2, FeCl3. D. Fe2O3, Fe2(SO4)3. Câu 19. Cho Mg vào dung dịch hỗn hợp FeCl3 và CuCl2, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X chứa 3 cation kim loại và chất rắn Y. Trong Y gồm A. Fe và Cu. B. Cu. C. Fe. D. Fe, Cu và Mg. Câu 20. Nhận xét nào dưới đây là đúng? A. Ở nhiệt độ cao, Crom bị O 2 oxi hóa thành CrO3. B. Crom tan trong dung dịch HCl, H2SO4 loãng tạo muối Cr(III) C. Nhôm và Crom đều phản ứng với HCl theo cùng tỉ lệ số mol. D. Crom là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt. Câu 21. Cho các phát biểu sau: (a) Fe có tính khử mạnh (b) FeO, Fe3O4 đều có tính khử và tính oxi hóa. (c) C2H5OH bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3. (d) Khi nhỏ axit HCl vào dung dịch Na2CrO4 thì dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 22. Để khử hoàn toàn 101,6 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 thành Fe cần vừa đủ 40,32 lít CO (đktc). Khối lượng Fe thu được là A. 76,4 gam.B. 44,0 gam. C. 78,56 gam.D. 100,8 gam. Câu 23. Cho các phát biểu sau: (a) Cr2O3 là oxit lưỡng tính, tan dễ dàng trong dung dịch NaOH loãng. (b) Ion Cr3+ vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử. (c) Crom (VI) oxit (CrO3) là chất rắn, màu đỏ thẫm. (d) Khi cho HCl đặc vào K2CrO4 đun nóng thì dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu da cam. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 24. Cho 87,75 gam hỗn hợp X gồm ZnO, FeO, Fe2O3, Fe3O4, MgO tác dụng vừa đủ với 1 lít dung dịch HCl 3M thì thu được dung dịch X. Khối lượng muối trong dung dịch X là A. 143,25 gam. B. 170,25 gam. C. 194,25 gam. D. 192,45 gam. Câu 25. Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch chứa 0,28 mol FeCl2 trong không khí. Khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng kết tủa thu được là A. 29,96 gam. B. 25,20 gam. C. 22,40 gam. D. 20,16 gam. Câu 26. Muốn điều chế được 4,032 lít khí Cl 2 (đktc) thì khối lượng K 2Cr2O7 tối thiểu cần lấy để cho tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư là A. 41,1 gam.B. 35,28 gam.C. 17,64 gam.D. 52,92 gam. Câu 27. Hòa tan hoàn toàn 8,9 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn bằng lượng vừa đủ 500ml dung dịch HNO 3 1M. Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 1,008 lít khí N2O (đktc) duy nhất và dung dịch X chứa m gam muối. Giá trị của m là A. 34,10. B. 31,32. C. 34,32. D. 33,70. Câu 28. Cho a gam Fe vào 100mL dung dịch hỗn hợp HNO3 0,8M và Cu(NO3)2 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,92a gam hỗn hợp kim loại và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của a là A. 8,4.B. 5,6.C. 11,2.D. 11,0.
- Câu 29. Hòa tan hoàn toàn 20,88 gam một oxit sắt bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được dung dịch X và 3,248 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Cô cạn dung dịch X, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 52,2.B. 48,4.C. 54,0.D. 58,0. Câu 30. Thể tích dung dịch HNO3 1M loãng ít nhất cần dùng để hòa tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm 0,15 mol Fe và 0,15 mol Cu là (Biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO) A. 1,0 lít.B. 0,6 lít.C. 0,8 lít.D. 1,2 lít. Câu 31. Để hòa tan hoàn toàn 2,32 (gam) hỗn hợp gồm FeO, Fe 3O4 và Fe2O3 (trong đó số mol FeO bằng số mol Fe2O3) cần vừa đủ V lít dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là A. 0,08. B. 0,18. C. 0,23. D. 0,16. Câu 32. Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3 phản ứng hết với dung dịch HNO 3 loãng, dư thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 38,72. B. 35,50. C. 49,09. D. 34,36. Câu 33. Hòa tan 10,8 gam oxit sắt cần dùng 300mL dung dịch HCl 1M. Vậy công thức của oxit sắt là A. FeO.B. FeO 4.C. Fe 2O3. D. Fe3O4 Câu 34. Để khử hoàn toàn 3,04 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe 2O3, Fe3O4 cần 0,05 mol H2. Mặt khác, hòa tan hoàn toàn 3,04 gam hỗn hợp X bằng dung dịch H 2SO4 đặc, nóng thì thu được thể tích khí SO 2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc) là A. 224ml. B. 448ml. C. 336ml.D. 112ml. Câu 35. Cho khí CO nóng qua ống sứ đựng m gam Fe 2O3 một thời gian được 6,72 gam hỗn hợp X. Hòa tan hoàn toàn X vào dung dịch HNO3 dư thấy tạo thành 0,448 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất). m có giá trị là A. 5,56. B. 6,64. C. 7,2. D. 8,8. Câu 36. Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe và Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng HNO3, thu được V lít (đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO, NO2) và dung dịch Y (chỉ chứa 2 muối và axit dư). Tỉ khối của X đối với H2 bằng 19. V có giá trị là A. 4,48. B. 5,60. C. 2,24. D. 3,36. Câu 37. Cho 29 gam hỗn hợp gồm Al, Cu và Fe tác dụng vừa đủ với 950ml dung dịch HNO 3 1,5M, thu được dung dịch chứa m gam muối và 5,6 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm NO, N 2O. Tỉ khối của X so với H2 là 16,4. Giá trị của m là A. 98,20. B. 97,20. C. 98,75. D. 91,00 Câu 38. Cho khí CO đi qua 10 gam Fe2O3 đốt nóng thu được m gam hỗn hợp chất rắn X. Đem hỗn hợp X hòa tan trong HNO3 đặc, nóng, dư thì nhận được 8,96 lít NO2 (đktc). Giá trị của m là A. 8,4. B. 7,2. C. 6,8. D. 5,6. Câu 39. Cho thanh sắt nặng m gam vào dung dịch HNO 3, sau phản ứng thấy có 6,72 lít khí NO 2 (đktc) thoát ra và còn lại 2,4 gam chất rắn không tan. Giá trị của m là A. 8,0. B. 5,6. C. 10,8. D. 8,4. Câu 40. Hòa tan hoàn toàn m gam Fe bằng V lít dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 1M và H2SO4 1M. Sau khi kết thúc phản ứng thấy thoát ra 4,48 lít hỗn hợp khí có tỉ khối hơi so với H 2 bằng 8 và dung dịch X chứa 97,1 gam các muối trung hòa. Giá trị của m là A. 31,08. B. 26,0. C. 56,0. D. 11,2. HẾT