Đề kiểm tra lần 1 học kỳ II môn Công nghệ Lớp 11 (Có đáp án)

docx 3 trang thaodu 4770
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra lần 1 học kỳ II môn Công nghệ Lớp 11 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_lan_1_hoc_ky_ii_mon_cong_nghe_lop_11_co_dap_an.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra lần 1 học kỳ II môn Công nghệ Lớp 11 (Có đáp án)

  1. Họ và tên: KIỂM TRA CÔNG NGHỆ 11 – Lần 1 kỳ 2 Lớp: Thời gian làm bài: 10’ Câu 1: Bản chất của phương pháp đúc kim loại là: A. các phương án đã nêu B. rót kim loại nóng chảy vào khuôn định hình, chờ nguội kim loại kết tinh thành sản phẩm đúc C. cho kim loại vào khuôn định hình rồi nung nóng chảy, chờ nguội kim loại kết tinh thành sản phẩm đúc D. đổ kim loại nóng vào khuôn định hình, chờ ngọi kim loại tạo thành sản phẩm đúc Câu 2: Vật liệu có độ cứng trung bình, đo độ cứng bằng cách thử có đơn vị đo là: A. HV B. HTB C. HRC D. HB Câu 3: đúc bằng khuôn cát có thành phần vật liệu làm khuôn là: A. Cát (70 ÷ 80%), chất kết dính (10 ÷20%), còn lại là nước B. Cát (60 ÷ 70%), chất kết dính (20 ÷ 40%), còn lại là nước C. Cát (80 ÷ 90%), chất kết dính (5 ÷ 10%), còn lại là nước D. Cát (50 ÷ 60%), chất kết dính (30 ÷ 40%), còn lại là nước Câu 4: Vật liệu có độ cứng cao, đo độ cứng bằng cách thử có đơn vị đo là: A. HCT B. HRC C. HV D. HB Câu 5: Ruột que hàn của phương pháp hàn hồ quang tay làm từ vật liệu: A. Phải là vật liệu siêu dẫn để dễ tạo hồ quang B. Chỉ cần là kim loại C. Cùng vật liệu với vật cần hàn D. Phải là dây đồng chất lượng cao Câu 6: Đơn vị xác định độ bền của vật liệu: A. N/m B. N/mm C. N/m2 D. N/mm2 Câu 7: Ưu điểm của phương pháp đúc là: A. Đúc được tất cả các vật liệu dẻo B. Đúc được tất cả các vật liệu cứng giòn C. Đúc được tất cả các loại vật liệu D. Đúc được tất cả các kim loại và hợp kim Câu 8: Bản chất của phương pháp hàn hồ quang tay là: A. Dùng nhiệt của lửa hồ quang làm nóng chảy kim loại chỗ hàn và kim loại que hàn để tạo thành mối hàn B. Dùng nhiệt của lửa hồ quang làm nóng kim loại chỗ hàn để tạo thành mối hàn C. Dùng dòng điện lớn làm nóng chảy kim loại chỗ hàn và kim loại que hàn để tạo thành mối hàn D. Dùng điện áp làm nóng chảy kim loại chỗ hàn và kim loại que hàn để tạo thành mối hàn Câu 9: Vật liệu có độ cứng thấp, đo độ cứng bằng cách thử có đơn vị đo là: A. HV B. HCT C. HRC D. HB Câu 10: Phương pháp dập thể tích (rèn khuôn) là: Page | 1
  2. A. Nung nóng chảy phôi liệu, dùng ngoại lực ép phôi liệu vào khuôn để định hình sản phẩm B. Tác dụng ngoại lực để làm biến đổi hình dạng khuôn và phôi liệu C. Nung nóng phôi liệu, dùng ngoại lực ép phôi liệu vào khuôn để định hình sản phẩm D. Tác dụng ngoại lực có định hướng làm biến đổi hình dạng của phôi liệu định hình sản phẩm Câu 11: phương pháp rèn thường áp dụng với dạng vật liệu: A. Kim loại cứng giòn không uốn được bằng tay B. Kim loại dẻo C. Gang và hợp kim của gang D. Nhựa Câu 12: Bản chất của phương pháp hàn là: A. Nung nóng chỗ cần hàn, chờ nguội tạo mối liên kết giữa hai vật cần hàn B. Cả 3 phương án đã nêu C. Nung nóng chảy cục bộ chỗ cần hàn, chờ nguội kim loại kết tinh tạo thành mối liên kết giữa hai vật cần hàn D. Dùng keo điền đầy khe hở giữa hai vật cần hàn Câu 13: Độ dẻo của vật liệu biểu thị: A. Khả năng duy trì hình dạng của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực B. Khả năng biến dạng dẻo của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực C. Khả năng trả lại hình dạng của vật liệu sau tác dụng của ngoại lực D. Khả năng chống lại sự bẻ cong vật liệu dưới tác dụng của vật liệu Câu 14: Bản chất của phương pháp gia công áp lực: A. Tác dụng ngoại lực có định hướng làm biến đổi hình dạng của phôi B. Tác dụng ngoại lực có định hướng làm biến đổi hình dạng của phôi định hình sản phẩm C. Tác dụng ngoại lực có định hướng làm biến đổi hình dạng của phôi định hìn sản phẩm. Khối lượng và thành phần vật liệu không đổi D. Rèn phôi thành hình, cắt bỏ phần thừa và mài định hình sản phẩm đạt yêu cầu Câu 15: Ví dụ của phương pháp rèn: A. Dùng búa tác dụng để nắn thẳng một thanh sắt B. Nung nóng thanh thép, dùng búa đập vuốt thành hình cái dao C. Dùng búa gỗ để nắn lại chỗ lõm của nắp vung nồi bằng nhôm D. Cả ba phương án đã nêu Câu 16: Ruột bút chì, đo độ cứng bằng cách thử có đơn vị đo: A. HB B. HRC C. HBC D. HV Câu 17: Vật mẫu dùng cho đúc bằng khuôn cát thường làm bằng: A. Giấy ép B. Đất nặn C. Gỗ D. Cát Câu 18: Độ bền của vật liệu cơ khí biểu thị: A. Chống lại biến dạng dẻo hay phá hủy của vật liệu khi bị nung nóng B. Chống lại biến dạng dẻo hay phá hủy của vật liệu dưới tác dụng của nội năng C. Chống lại biến dạng dẻo hay phá hủy của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực Page | 2
  3. D. Khả năng biến dạng dẻo của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực Câu 19: Độ dãn dài tương đối của vật liệu đặc trưng cho: A. Độ dài tương đối của vật liệu B. Độ cứng của vật liệu C. Độ dẻo của vật liệu D. Độ bền của vật liệu Câu 20: phương pháp rèn tự do là: A. Nung nóng phôi liệu, dùng ngoại lực ép phôi liệu vào khuôn để định hình sản phẩm B. Nung nóng chảy phôi liệu, dùng ngoại lực ép phôi liệu vàokhuôn để định hình sản phẩm C. Tác dụng ngoại lực có định hướng làm biến đổi hình dạng của phôi liệu định hình sản phẩm D. Tác dụng lực tự do để làm biến đổi hình dạng phôi liệu ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1-B 5-C 9-D 13-B 17-C 2-C 6-D 10-C 14-C 18-C 3-A 7-D 11-A 15-D 19-C 4-C 8-A 12-C 16-A 20-C Page | 3