Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCSDT Nội trú (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCSDT Nội trú (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2019_2020_truong_thcsd.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCSDT Nội trú (Có đáp án)
- PHÒNG GD VÀ ĐT HUYỆN BÁ THƯỚC BÀI KIỂM TRA SỐ 5,TIẾT 88+89 TRƯỜNG THCSDT NỘI TRÚ NĂM HỌC 2019 – 2020 Môn thi: NGỮ VĂN 8 Họ và tên: . Ngày kiểm tra: Lớp: Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát Thứ .,ngày ,tháng .,năm 2020 đề) ĐỀ KIỂM TRA PHẦN 1: (3 điểm ) ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Đọc phần văn bản sau và trả lời các câu hỏi: [ ] Văn tả thật ít lời mà cảnh hiện ra như vẽ, không chỉ có bóng ông đồ mà cả cái tiêu điều của xã hội qua mắt của ông đồ. Tác giả đã có những chi tiết thật đắt: nơi ông đồ là bút mực, nơi trời đất là gió mưa, nơi xã hội là sự thờ ơ không ai hay. Thể thơ năm chữ vốn có sức biểu hiện những câu chuyện dâu bể, hoài niệm, đã tỏ ra rất đắc địa, nhịp điệu khơi gợi một nỗi buồn nhẹ mà thấm. Màu mưa bụi khép lại đoạn thơ thật ảm đạm, lạnh, buồn, vắng. Như vậy cũng chỉ với tám câu, bốn mươi chữ, đủ nói hết những bước chót của một thời tàn. Sự đối chiếu chi tiết ở đoạn này và đoạn trên: mực với mực, giấy với giấy, người với người, càng cho ta cái ấn tượng thảng thốt xót xa của sự biến thiên. [ ] (Vũ Quần Phương) 1) Phần văn bản trên viết về bài thơ “Ông đồ” thuộc phong trào Thơ mới, em hãy cho biết tên tác giả của bài thơ. Kể tên 2 bài thơ khác thuộc phong trào Thơ mới mà em đã học. (0,5 điểm) 2) Em hiểu gì về khoảng thời gian “một thời tàn” mà tác giả Vũ Quần Phương nhắc đến trong phần văn bản trên? Qua đó, em có suy nghĩ gì về số phận ông đồ trong thời buổi ấy? (0,5 điểm) 3) Cho biết tên và tác dụng của biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong hai dòng thơ sau: (0,5 điểm) “Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng bay.” 4) Từ nội dung bài thơ “Ông đồ”, em rút ra được những bài học gì trong cuộc sống? Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) nêu suy nghĩ của em về những bài học ấy. (1,5 điểm) PHẦN 2: ( 7 điểm ) TẠO LẬP VĂN BẢN Câu 1(2đ) :Từ nội dung văn bản “ Bàn luận về phép học” của Nguyễn Thiếp, hãy viết một bài văn nghị luận trình bày ý kiến của em về vấn đề học tập. Câu 2(5đ): Câu 2 (5 điểm ) Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam.
- HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI VIẾT SỐ 5(T88,89) PHẦN 1: (6 điểm ) ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 1) Tác giả của bài thơ “Ông đồ” là Vũ Đình Liên (0,25 điểm). Kể tên 2 bài thơ khác thuộc phong trào Thơ mới: “Nhớ rừng” +“Quê hương” (0,25 điểm) 2) HS có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, miễn tỏ ra hiểu đúng “một thời tàn” là khi Hán học suy tàn, các nhà nho (những ông đồ) từ chỗ là nhân vật trung tâm bỗng bị cuộc đời bỏ quên. (0,25 điểm) Số phận ông đồ trong thời buổi ấy thật đáng thương, tội nghiệp. (0,25 điểm) 3) Tên biện pháp tu từ: so sánh (0,25 điểm) Tác dụng: ca ngợi tài năng viết chữ của ông đồ (0,25 điểm) 4) HS có thể trình bày theo cảm nhận của mình theo nhiều cách nhưng cần nêu được các ý sau: - Bài học về lòng yêu thương con người, sự quan tâm đối với những người xung quanh ta. (0,75 điểm) - Sự trân trọng, gìn giữ và phát huy những nét đẹp văn hóa của dân tộc (0,75 điểm) PHẦN 2: ( 7 điểm ) TẠO LẬP VĂN BẢN Câu 1(2đ): Từ nội dung văn bản “Bàn luận về phép học” của Nguyễn Thiếp, hãy viết một bài văn nghị luận trình bày ý kiến của em về vấn đề học tập. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận: vấn đề học tập. Thân bài: ( Lần lượt trình bày ý kiến về các khía cạnh của vấn đề) - Thế nào là học tập? - Mục đích của việc học? - Nội dung học tập? - Ý nghĩa/ Tác dụng của việc học đối với bản thân, gia đình, xã hội - Phương pháp ( Học ai? Học ở đâu? Học như thế nào? Phê phán những phương pháp học sai, những người có quan niệm sai lầm về việc học) Kết bài: - Khẳng định nội dung vấn đề nghị luận. - Nêu nhận thức, thái độ, hành động của bản thân. Câu 2(5đ): 2. Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam. 5 Yêu cầu chung : - Học sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài thuyết minh để tạo lập văn bản. a - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng. Sử dụng linh hoạt các phương pháp thuyết minh.: Bài văn có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm. 0,5 - Không mắc lỗi chính tả về từ ngữ và ngữ pháp. Hành văn mạch lạc, rõ ràng. Yêu cầu cụ thể b Học sinh có thể triển khai bài viết theo nhiều cách . Dưới đây là một số gợi ý định hướng cho việc chấm bài.
- 1. Mở bài : - Giới thiệu khái quát về chiếc áo dài. 0,5 - Cảm xúc, ấn tượng chung. 0,75 2. Thân bài : * Nguồn gốc, xuất xứ - Ko ai biết chính xác áo dài có từ bao giờ - Bắt nguồn từ áo tứ thân Trung Quốc - Căn cứ vào sử liệu, văn chương, điêu khắc, hội hoa, sân khấu dân gian chúng ta đã thấy hình ảnh tà áo dài qua nhiều giai đoạn lịch sử + Tiền thân của áo dài VN là chiếc áo giao lãnh, hơi giống áo từ thân. + Sau đó qua lao động, sản xuất chiếc áo giao lãnh mới được chỉnh sửa để phù hợp với đặc thù lao động -> là áo tứ thân và ngũ thân => áo dài đã có từ rất lâu. * Hình dáng 2,0 - Cấu tạo + Áo dài từ cổ xuống đến chân + Cổ áo may theo kiểu cổ Tàu, cũng có khi là cổ thuyền, cổ tròn theo sở thích của người mặc. Khi mặc, cổ áo ôm khít lấy cổ, tạo vẻ kín đáo. + Khuy áo thường dùng bằng khuy bấm, từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông. + Thân áo gồm 2 phần: Thân trước và thân sau, dài suốt từ trên xuống gần mắt cá chân. + Áo được may bằng vải một màu thì thân trước thân sau sẽ được trang trí hoa văn cho áo thêm rực rỡ. + Thân áo may sát vào form người, khi mặc, áo ôm sát vào vòng eo, làm nổi bật những đường cong gợi cảm của người phụ nữ. + Tay áo dài ko có cầu vai, may liền, kéo dài từ cổ áo > cổ tay. + Tà áo xẻ dài từ trên xuống, giúp người mặc đi lại dễ dàng, thướt tha, uyển chuyển. + Áo dài thường mặc với quần đồng màu hoặc màu trắng bằng lụa, satanh, phi bóng với trang phục đó, người phụ nữ sẽ trở nên đài các, quý phái hơn. + Thợ may áo dài phải là người có tay nghề cao, thợ khéo tay sẽ khiến áo dài khi mặc vào ôm sát form người. - Chất liệu vải: Phong phú, đa dạng, nhưng đều có đặc điểm là mềm, nhẹ, thoáng mát. Thường là nhiễu, voan, nhất là lụa tơ tằm - Màu sắc: sặc sỡ như đỏ hồng, cũng có khi nhẹ nhàng, thanh khiết như trắng, xanh nhạt Tuỳ theo sở thích, độ tuổi. Thường các bà, các chị chọn tiết dê đỏ thẫm * Ý nghĩa: - Tuy đã xuất hiện rất nhiều những mẫu mã thời trang, nhưng chiếc áo dài vẫn giữ được tầm quan trọng của nó, và trở thành bộ lễ phục của các bà các cô mặc trong các dịp lễ đặc biệt. - Đã được tổ chức Unesco công nhận là một di sản Văn Hoá phi vật thể, trở thành quốc phục, là biểu tượng của người phu nữ Việt Nam. 0.75 3. Kết bài: 0,5 - Cảm nghĩ về chiếc áo dài Việt Nam.
- TIÊU CHUẨN CHO ĐIỂM Điểm 4: - Nội dung làm bài phong phú. Tỏ ra hiểu vấn đề một cách sâu sắc (đối với trình độ học sinh lớp 8). - Thế hiện kĩ năng làm văn nghị luận nhuần nhuyễn. Luận điểm rõ ràng. Luận cứ xác đáng, lập luận mạch lạc, có tính thuyết phục cao. Biết kết hợp các yếu tố biểu cảm, miêu tả, tự sự làm cho bài văn sinh động, tăng sức thuyết phục. - Bố cục chặt chẽ, cân đối. - Diễn đạt trong sáng, gợi cảm. KHÔNG MẮC LỖI DIỄN ĐẠT. Điểm 3: - Nội dung làm bài khá phong phú. Tỏ ra hiểu vấn đề một cách tương đối sâu sắc (đối với trình độ học sinh lớp 8). - Thể hiện kĩ năng làm văn nghị luận vững vàng. Luận điểm rõ ràng. Lí lẽ, dẫn chứng nhìn chung xác đáng. Trình tự lập luận khá mạch lạc, có tính thuyết phục. Biết kết hợp các yếu tố biểu cảm, miêu tả, tự sự đạt hiệu quả nhất định. - Bố cục tương đối chặt chẽ, cân đối - Diễn đạt trong sáng, trôi chảy. CHỈ MẮC VÀI LỖI DIỄN ĐẠT, KHÔNG ĐÁNG KỂ. Điểm 2: - Nội dung làm bài đầy đủ ý chính. Hiểu đúng vấn đề nghị luận so với trình độ học sinh lớp 8. - Tỏ ra biết cách làm văn nghị luận. Lập luận tạm được tuy lí lẽ chưa sâu sắc lắm và dẫn chứng chưa chọn lọc. - Bố cục rõ ràng ba phần tuy có chỗ chưa cân đối. - Diễn đạt nhìn chung rõ các ý tuy đôi chỗ còn dài dòng, lủng củng. MẮC KHÔNG QUÁ 7 LỖI DIỄN ĐẠT CÁC LOẠI. Điểm 1: - Hiểu vấn đề còn hời hợt, không sâu. Chưa đủ các ý chính. - Tỏ ra còn lúng túng, chưa nắm vững phương pháp làm văn nghị luận. Lí lẽ còn hời hợt. Lập luận nhiều chỗ không mạch lạc - Bố cục không rõ ba phần. - Diễn đạt tạm được tuy nhiều chỗ còn dài dòng, lủng củng, luộm thuộm. MẮC QUÁ NHIỀU LỖI DIỄN ĐẠT CÁC LOẠI. Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc sai lầm trầm trọng về nhận thức.
- PHÒNG GD VÀ ĐT HUYỆN BÁ THƯỚC BÀI KIỂM TRA SỐ 6,TIẾT 104+105 TRƯỜNG THCSDT NỘI TRÚ NĂM HỌC 2019 – 2020 Môn thi: NGỮ VĂN 8 Họ và tên: . Ngày kiểm tra: Lớp: Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Thứ .,ngày ,tháng .,năm 2020 ĐỀ BÀI: PHẦN I: Đọc - hiểu văn bản (3 điểm) Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Xưa nay, thủ đô luôn là trung tâm về văn hóa, chính trị của một đất nước. Nhìn vào thủ đô là nhìn vào sự suy thịnh của một dân tộc. Thủ đô có ý nghĩa rất lớn. Việc dời đô, lập đô là một vấn đề trọng đại quyết định phần nào với tới sự phát triển tương lai của đất nước. Muốn chọn vùng đất để định đô, việc đầu tiên là phải tìm một nơi “trung tâm của trời đất”, một nơi có thế “rồng cuộn hổ ngồi”.Nhà vua rất tâm đắc và hào hứng nói tới cái nơi “đã đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi”. Nơi đây không phải là miền Hoa Lư chật hẹp, núi non bao bọc lởm chởm mà là “địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng”. Thật cảm độngmộtvị vua anh minh khai mở một triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt đã rất quan tâm tới nhân dân. Tìm chốn lập đô cũng vì dân, mong cho dân được hạnh phúc: “Dân khỏi chịu cảnh ngập lụt”. Nơi đây dân sẽ được hưởng no ấm thái bình vì“muôn vật cũng rất mực tốt tươi ”. Nhà vua đánh giá kinh đô mới “Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của của đế vương muôn đời”.Chính vì thế nhà vua mới bày tỏ ý muốn:“Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?”.(Nguồn Internet) Câu 1: (0,5 điểm) Đoạn trích trên gợi em nhớ đến văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ văn 8, tập II? Cho biết tác giả và thời điểm ra đời của tác phẩm đó? Câu 2: (0,5 điểm) Tác phẩm được đề cập đến trong đoạn trích trên ra đời có ý nghĩa như thế nào đối với dân tộc Đại Việt lúc bấy giờ? Câu 3: (0,5 điểm) a.Xác định kiểu câu của hai câu sau: (1)“Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở.(2) Các khanh nghĩ thế nào?”. b. Hãy cho biết mỗi câu văn trên thực hiện hành động nói nào? Câu 4: (1,5 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 10 dòng) trình bày cảm nghĩ của em về tác giả, người được nhận định là“một vị vua anh minh khai mở một triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt đã rất quan tâm tới nhân dân”. PHẦN II: Tạo lập văn bản (7 điểm) Câu 1(2đ):Lịch sử hơn mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam luôn gắn liền với tên tuổi của những người anh hùng dân tộc vĩ đại như Lí Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp Những người anh hùng ấy đã làm nên những chiến thắng vẻ vang, mở ra những trang sử vàng cho đất nước. Tự hào về những trang sử vẻ vang ấy, tiếp nối truyền thống yêu nước của dân tộc, tuổi trẻ hôm nay sẽ làm gì để xứng đáng với tiền nhân? Hãy viết một đoạn văn nghị luận(khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về chủ đề “Tuổi trẻ và tương lai đất nước”. Câu 2(5đ): Qua bài “Chiếu dời đô” em hãy làm sáng tỏ vai trò của Lí Công Uẩn trong việc dời đô.
- HƯỚNG DẪN CHẤM + ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM BÀI VIẾT SỐ 6(T104,105) Câu 1:(0,5 điểm)- Chiếu dời đô-> 0.25 điểm+Lí Công Uẩn-> 0,25đ - thời điểm ra đời: Năm Canh Tuất niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất (1010) -> 0.25đ Câu 2:(0,5 điểm)Tác phẩm được đề cập đến trong đoạn trích trên ra đời có ý nghĩa như thế nào đối với dân tộc Đại Việt lúc bấy giờ? - Tác phẩm Chiếu dời đô ra đời có ý nghĩa phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất -> 0.25 điểm - Đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh. -> 0.25 điểm Câu 3:(0,5 điểm)Xác định kiểu câu của các câu sau: - “Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở.+ Câu trần thuật (0.25 điểm), hành động trình bày (nêu ý kiến) ->0.25 điểm - Các khanh nghĩ thế nào?” -> Câu nghi vấn (0.25 điểm)+ hành động hỏi -> 0.25 điểm Câu 4: (1.5 điểm) - HS có thể sử dụng nhiều phương thức biểu đạt (nghị luận, biểu cảm) miễn thể hiện được những cảm nhận về những điểm nổi bật về tác giả- nhà vua Lí Công Uẩn: + Là một người thông minh, nhân ái, có chí lớn và lập được nhiều chiến công. + Lí Công Uẩn đã lập nên một triều đại nhà Lí lẫy lừng và dưới sự trị vì của vua Lí Công Uẩn đã đưa đất nước ta phát triển lớn mạnh khai mở một triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt. + Một vị vua anh minh, sáng suốt, có tầm nhìn xa rộng + Một người yêu nước thương dân, có tinh thần dân chủ -> mỗi ý 0.25 điểm. PHẦN II: Tạo lập văn bản (7 điểm) Câu1(2đ): 1. Yêu cầu chung: - Xác định đúng kiểu bài văn nghị luận, bố cục rõ ràng cân đối - Xác định đúng đề tài nghị luận: Tuổi trẻ và tương lai đất nước. - Trình bày sạch sẽ, đúng bố cục, không sai chính tả. 2. Yêu cầu cụ thể: Mở bài: - Giới thiệu vai trò của tuổi trẻ trong cuộc đời mỗi người và đối với tương lai của mỗi quốc gia, đất nước. Thân bài: - Giải thích tuổi trẻ là lứa tuổi như thế nào? - Tại sao tuổi trẻ lại có vai trò quan trong đối với tương lai của đất nước? - Chứng minh những cống hiến, đóng góp của tuổi trẻ cho đất nước qua các thời kì: giữ nước và bảo vệ, phát triển đất nước. - Phê phán những bạn trẻ có lối sống đi ngược với truyền thống của tuổi trẻ VN: sống buông thả, rơi vào tệ nạn xã hội, trở thành tội phạm và gánh nặng cho đất nước Kết bài: - Khẳng định nhiệm vụ của tuổi trẻ đối với tương lai đất nước. - Nêu suy nghĩ và hành động của bản thân trước trách nhiệm của tuổi trẻ đối với tương lai đất nước. Câu 2(5đ):
- . Yêu cầu của đề: - Nội dung: Vai trò của Lí Công Uẩn trong việc dời đô. - Kiểu đề: Chứng minh . - Dẫn chứng: Dẫn chứng trong văn bản. . Lập dàn bài: I. Mở bài: GT tác giả và tác phẩm. II. Thân bài: Trình bày và phân tích hệ thống luận điểm sau: * LĐ1: Dời đô là việc trọng đại của các vua chúa, trên thuận ý trời, dưới theo lòng dân, mưu toan nghiệp lớn, tính kế lâu dài. (LĐ cơ sở, xuất phát) * LĐ2 : Các nhà Đinh, Lê không chịu dời đô nên triều đại ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi. * LĐ3 : Thành Đại La xét về mọi mặt, thật xứng đáng là kinh đô của muôn đời. * LĐ4 : Vậy, vua sẽ dời đô ra đó. (LĐ chính – kết luận) * Liên hệ thực tế Thăng long – Hà Nội hiện tại III. Kết bài: Khẳng định vai trò của Lí Công Uẩn trong việc dời đô.
- PHÒNG GD VÀ ĐT HUYỆN BÁ THƯỚC BÀI KIỂM TRA VĂN,TIẾT 114+115 TRƯỜNG THCSDT NỘI TRÚ NĂM HỌC 2019 – 2020 Môn thi: NGỮ VĂN 8 Họ và tên: . Ngày kiểm tra: Lớp: Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Thứ .,ngày ,tháng .,năm 2020 ĐỀ BÀI Phần I: Đọc hiểu văn bản (3 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Nhà thơ phản ánh rất thành công nỗi bất bình sâu sắc và niềm khao khát tự do mãnh liệt của chúa sơn lâm trước thực tại tù túng, ngột ngạt. Bút pháp khoa trương của tác giả đã đạt tới độ thần diệu. Trong cảnh giam cầm, hổ chỉ còn biết gửi hồn về chốn nước non hùng vĩ, giang sơn của giống hầm thiêng ngự trị tự ngàn xưa. Bất bình với hiện tại nhưng không thể thoát khỏi xích xiềng nô lệ vị chúa tể sơn lâm đầy uy vũ ngày nào giờ đành buông xuôi, tự an ủi mình bằng những giấc mộng ngàn to lớn trong quãng đời tù túng còn lại. Một nỗi buồn tê tái thấm đẫm tâm hồn. Than ôi! Quá khứ hào hùng oanh liệt giờ chỉ còn hiện lên trong giấc mộng! Tự đáy lòng vị chúa tể rừng xanh bật thốt lên tiếng than ai oán: Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi! Câu 1 (0,5đ) Lời nhận xét viết về bài thơ nào? Tác giả là ai? Câu 2 (0,5đ) Em hãy chép nguyên văn bốn câu thơ mà em thích trong bài thơ ấy? Câu 3 (0,5đ) “Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!” thuộc kiểu câu gì? Nó được dùng để làm gì? Câu 4 (1,5đ) Vì sao nói bài thơ trên thể hiện được lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy? Theo em, thế hệ trẻ ngày nay phải làm gì để thể hiện lòng yêu nước của mình? Phần II: Tạo lập văn bản (7 điểm) Câu 1(2đ): Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác Hồ thiết tha căn dặn: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.” Hãy viết một văn bản nghị luận trình bày ý kiến của em về nội dung lời căn dặn của Bác. Câu 2(5đ): Nhận xét về hai bài thơ “Nhớ rừng” (Thế Lữ ) và “Khi con tu hú” (Tố Hữu), có ý kiến cho rằng: “Cả hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và niềm khao khát tự do cháy bỏng của tầng lớp thanh niên trí thức. Tuy nhiên thái độ đấu tranh cho tự do ở mỗi bài lại hoàn toàn khác nhau”. Bằng hiểu biết của mình về hai bài thơ, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. HẾT
- HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA VĂN TIẾT 114,115 Phần I: Đọc hiểu văn bản (3 điểm) Câu 1: (0,5 điểm) - Bài thơ Nhớ rừng (0,25 điểm) của tác giả Thế Lữ (0,25 điểm). Câu 2: (0,5 điểm) - Chép nguyên văn 4 câu thơ trong bài Nhớ rừng (0,5đ) - Sai 2 lỗi chính tả: -0,25đ - Sai 1 từ : -0,25đ - Chép 4 câu thơ không liên tiếp nhau, tối đa chỉ được 0,25đ Câu 3: (0,5 điểm) - Kiểu câu: cảm thán (0,25đ) - Chức năng: Bộc lộ cảm xúc (0,25đ) Câu 4: ( 1,5 điểm) - Vì: + tâm trạng ngột ngạt, uất ức, tù túng + nỗi chán ghét thực tại + niềm khát khao tự do HS chỉ cần nêu đúng 2 ý trên cho 1đ - HS thể hiện lòng yêu nước (bằng nhiều cách khác nhau): học tốt, tự hào dân tộc, bảo vệ chủ quyền của tổ quốc, (0,5đ) Tùy vào cách diễn đạt, trình bày của HS mà GV cho điểm phù hợp với khả năng các em Phần II: Tạo lập văn bản (7 điểm) Câu 1(2đ): Một số gợi ý tham khảo: * Mở bài: - Giới thiệu khái quát nội dung vấn đề nghị luận ( vấn đề học tập quan trọng đối với cuộc đời của mỗi con người và của đất nước) _ Trích lại lời căn dặn của Bác *Thân bài: - Thế nào là học tập? ( HS có thể trình bày một số khía cạnh của vấn đề học tập như: Mục đích của việc học tập? Nội dung học tập? Phương pháp học tập? ) - Vì sao việc học tập của học sinh lại làm cho đất nước trở nên tươi đẹp? + Tuổi trẻ là mầm non của đất nước + Thế hệ trẻ là người lãnh đạo đất nước trong tương lai + Tuổi trẻ có nhiều nhiệt huyết và khát khao sáng tạo + Nêu một số tấm gương trẻ tuổi làm rạng danh đất nước như: giáo sư Ngô Bảo Châu, Ngô Quang Liêm, Nguyễn Ngọc Trường Sơn . + Phê phán một số người trẻ tuổi tự phụ, kiêu căng, ham muốn vật chất tầm thường, đua đòi * Kết bài: - Khẳng định vấn đề nghị luận - Nêu nhận thức, hành động bản thân Câu 2(5đ): *Yêu cầu chung: - Kiểu bài: Nghị luận chứng minh - Vấn đề cần chứng minh: Sự giống và khác nhau về
- niềm khao khát tự do trong “Nhớ rừng” (Thế Lữ) và “Khi con tu hú” (Tố Hữu ). - Phạm vi dẫn chứng: Hai bài thư “Nhớ rừng”, “Khi con tu hú” * Yêu cầu cụ thể: Cần đảm bảo những ý sau I. Mở bài: (0.5 điểm) - Giới thiệu khái quát bối cảnh Việt Nam trước CMT8: Dân tộc ta chìm trong ách nô lệ của TD Pháp, nhiều thanh niên trí thức có tâm huyết với non sông đất nước đều khao khát tự do. - Bài thơ “Nhớ rừng” (Thế Lữ), “Khi con tu hú” (Tố Hữu) đều nói lên điều đó. - Trích ý kiến II. Thân bài: (9 điểm) Lần lượt làm rõ 2 luận điểm sau Luận điểm 1: (5 điểm) Cả hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và niềm khao khát tự do cháy bỏng: - Vì yêu nước nên mới thấy hết nỗi tủi cực của cuộc sống nô lệ (d/c: Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt ), mới uất ức khi bị giam cầm (d/c: Ngột làm sao, chết uất thôi ) - Không chấp nhận cuộc sống nô lệ, luôn hướng tới cuộc sống tự do: + Con hổ nhớ về cuộc sống tự do vùng vẫy ở núi rừng đại ngàn: Những đêm trăng đẹp, những ngày mưa, những bình minh rộn rã tưng bừng Con hổ lúc mơ màng như một thi sĩ, lúc lại như một bậc đế vương đầy quyền uy (d/c ) + Người thanh niên yêu nước tuy thân bị tù đày nhưng tâm hồn vẫn hướng ra ngoài song sắt để cảm nhận bức tranh mùa hè rữc rỡ sắc màu, rộn rã âm thanh, đầy hương vị ngọt ngào (d/c ) 1. Luận điểm 2: (4 điểm) Thái độ đấu tranh cho tự do khác nhau - “Nhớ rừng” là tiếng nói của một tầng lớp thanh niên có tâm sự yêu nước, đau đớn về thân phận nô lệ nhưng chưa tìm được con đường giải thoát, đành buông xuôi, bất lực. Họ đã tuyệt vọng, đã hết ước mơ chiến thắng, đã thôi nghĩ đến hành động Đây là thái độ đấu tranh tiêu cực (d/c ) - Khi con tu hú là tiếng nói của một chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi, đại diện cho những thanh niên đã đi theo con đường cứu nước mà cách mạng chỉ ra, biết rõ con đường cứu nước là gian khổ nhưng vẫn kiên quyết theo đuổi. Họ tin ở tương lai chiến thắng của cách mạng, đất nước sẽ độc lập, dân tộc sẽ tự do. Họ không ngừng đấu tranh để giải phóng dân tộc. Đây là thái độ đấu tranh rất tích cực. (d/c ) 3. Kết bài: (0.5điểm) Khẳng định lại giá trị của hai bài thơ - Trân trọng nỗi niềm yêu nước sâu kín. Đó là nỗi đau nhức nhối vì thân phận nô lệ, khơi dậy niềm khao khát tự do và nhớ tiếc thời oanh liệt của dân tộc. Tiêu chuẩn cho điểm * Điểm 4: - Nội dung bài làm phong phú. Tỏ ra hiểu sâu sắc nội dung vấn đề nghị luận so với trình độ học sinh lớp 8. - Thể hiện kĩ năng làm văn nghị luận .Trình tự lập luận mạch lạc, hợp lí. Biết kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm làm cho bài văn sinh động, hấp dẫn. - Bố cục chặt chẽ, cân đối. - Diễn đạt trong sáng, gợi cảm. KHÔNG MẮC LỖI DIỄN ĐẠT * Điểm 3:
- - Nội dung bài làm khá phong phú. Tỏ ra hiểu tương đối sâu sắc nội dung vấn đề nghị luận - Thể hiện kĩ năng nghị luận . Trình tự lập luận mạch lạc, hợp lí. Biết kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm và đạt được hiệu quả nhất định. - Bố cục chặt chẽ, cân đối. - Diễn đạt trong sáng. MẮC VÀI LỖI DIỄN ĐẠT NHỎ, KHÔNG ĐÁNG KỂ. * Điểm 2: - Nội dung bài làm tương đối đầy đủ. Tỏ ra hiểu nội dung vấn đề nghị luận nhưng còn hời hợt, không sâu. Chưa đủ các ý chính cần thiết. - Thể hiện kĩ năng làm văn nghị luận ở mức độ trung bình. Trình tự lập luận nhìn chung hợp lí. Có kết hợp vài yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm tuy hiệu quả chưa cao. - Bố cục tương đối rõ ràng tuy có chỗ chưa cân đối. - Diễn đạt nhìn chung rõ các ý tuy đôi chỗ còn dài dòng, lủng củng. MẮC KHÔNG QUÁ 7 LỖI DIỄN ĐẠT CÁC LOẠI. * Điểm 1: - Nội dung bài làm quá sơ sài. Chỉ viết được vài dòng, ý rời rạc. - Tỏ ra chưa nắm vững phương pháp làm văn nghị luận - Diễn đạt tối nghĩa nhiều chỗ không thành câu. * Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc sai trầm trọng về mặt nhận thức. Hết
- PHÒNG GD VÀ ĐT HUYỆN BÁ BÀI KIỂM TRA SỐ 7,TIẾT 125+126 THƯỚC NĂM HỌC 2019 – 2020 TRƯỜNG THCSDT NỘI TRÚ Môn thi: NGỮ VĂN 8 Ngày kiểm tra: Họ và tên: . Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Lớp: Thứ .,ngày ,tháng .,năm 2020 ĐỀ BÀI: I/ ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: ( 3 điểm) Đọc kĩ đoạn trích sau: Để ghi nhớ công lao người lính An Nam, chẳng phải người ta đã lột hết tất cả của cải của họ, từ chiếc đồng hồ, bộ quần áo mới toanh mà họ bỏ tiền túi ra mua, đến các vật kỉ niệm đủ thứ,v.v trước khi đưa họ đến Mác-xây xuống tàu về nước đó sao? Chẳng phải người ta đã giao họ cho bọn súc sinh kiểm soát và đánh đập họ vô cớ đó sao? Chẳng phải người ta đã cho họ ăn như cho lợn ăn và xếp họ như xếp lợn dưới hầm tàu ẩm ướt, không giường nằm, không ánh sáng, thiếu không khí đó sao? Về đến xứ sở, chẳng phải họ đã được một quan cai trị biết ơn đón chào nồng nhiệt bằng một bài diễn văn yêu nước: “ Các anh đã bảo vệ tổ quốc, thế là tốt. Bây giờ, chúng tôi không cần đến các anh nữa, cút đi!” đó sao? Câu 1: ( 0,5điểm) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? Tác giả là ai? Câu 2: (0,5 điểm) Em hãy cho biết nhan đề của văn bản có ý nghĩa gì? Câu 3: ( 0,5 điểm) Câu Chẳng phải người ta đã giao họ cho bọn súc sinh kiểm soát và đánh đập họ vô cớ đó sao? Thuộc kiểu câu gì? Hành động nói là gì? Câu 4: ( 1,5 điểm) Hãy viết văn bản ngắn ( khoảng 20 dòng) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề bảo vệ cuộc sống hòa bình trong giai đoạn hiện nay. II/ TẠO LẬP VĂN BẢN: ( 7 điểm) Câu 1(2đ): Sau khi học văn bản |Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em hãy trình bày suy nghĩ về tình hình học tập của học sinh hiện nay. Câu 2(5đ): Hãy viết một bài nghị luận để nêu rõ tác hại của thuốc lá đối với cuộc sống con người. .HẾT .
- HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI VIẾT SỐ 7(TIẾT 125,126) PHẦN I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN ( 3 điểm) Câu 1: (0,5 điểm) Đoạn văn trên trích trong văn bản “ Thuế máu” ( 0,25 điểm) Tác giả Nguyễn Ái Quốc ( 0,25 điểm) Câu 2: ( 0,5 điểm) Ý nghĩa nhan đề :“ Thuế máu” là thứ thuế tàn nhẫn, phũ phàng nhất, thứ thuế bóc lột xương máu, mạng sống những người dân thuộc địa của chính quyền thực dân. ( có nhiều cách diễn đạt miễn đúng là chấm điểm) Câu 3: ( 0,5 điểm) Câu Chẳng phải người ta đã giao họ cho bọn súc sinh kiểm soát và đánh đập họ vô cớ đó sao? Thuộc kiểu câu nghi vấn ( 0,25 điểm). Hành động nói là khẳng định ( 0,25 điểm) Câu 4: (1,5 điểm) Viết văn bản ngắn ( khoảng 20 dòng) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề bảo vệ cuộc sống hòa bình trong giai đoạn hiện nay. Gợi ý: - Nêu vấn đề bảo vệ cuộc sống hòa bình trong giai đoạn hiện nay. - Giải thích ngắn gọn hòa bình là gì? - Vì sao phải bảo vệ hòa bình? + Bảo vệ hòa bình là đem đến sự bình yên, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân + Hậu quả của chiến tranh. - Phải làm gì để bảo vệ cuộc sống hòa bình? ( Hành động cụ thể của bản thân) - Phê phán những thái độ chưa yêu hòa bình. - Bài học nhận thức của bản thân.
- II/ TẠO LẬP VĂN BẢN: (7 điểm) Câu 1(2đ):Học sinh có thể trình bày bài theo nhiều cách khác nhau miễn đáp ứng đúng yêu cầu về nội dung và hình thức diễn đạt. - Yêu cầu về nội dung: Hiểu được tình hình học tập của học sinh hiện nay :tích cực và chưa tích cực. Sau đó đề ra cách học hiệu quả, thiết thực. - Yêu cầu về hình thức diễn đạt: - Diễn đạt rõ ràng, trong sáng, gợi cảm. - Bố cục đủ 3 phần. Gợi ý: A/ Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần bàn bạc: tình hình học tập của học sinh ngày nay. B/ Thân bài: 1/ Giải thích nghĩa từ: học tập là gì?. 2/ Biểu hiện trong việc học của học sinh hiện nay? o Tích cực. o Tiêu cực. 3/ Nguyên nhân dẫn đến tình hình học tập hiện nay. 4/ Tác hại của lối học tiêu cực. 5/ Biện pháp học tập đúng đắn. C/ Kết bài: - Khẳng định tầm quan trọng của mục đích học đúng đắn. - Liên hệ bản thân. Câu 2(5đ): a. Yêu cầu chung: - H/s có kĩ năng viết văn nghị luận chứng minh và giải thích vấn đề. - Giải thích và chứng minh cho người đọc hiểu tác hại của thuốc lá. - Dẫn chứng lấy từ thực tế cuộc sống và văn bản “Ôn dich, thuốc lá” b. Yêu cầu cụ thể: *) Mở bài (0.5đ): Giới thiệu khái quát vấn đề cần nghị luận. *) Thân bài (3,5đ): - Giải thích tác hại của thuốc lá:(1đ) + Tác hại: Làm hại. + Tác hại của thuốc lá: Những cái hại do thuốc lá đem lại đối với con người. - Chứng minh tác hại bằng các hệ thống luận điểm:(1,5đ) + Tác hại của thuốc lá đối với người hút. + Tác hại của thuốc lá đối với những người xung quanh.
- + Tác hại của thuốc lá đối với kinh tế, xã hội. + Tác hại của thuốc lá làm băng hoại đạo đức (có liên hệ với học sinh và bản thân mình) - Những biện pháp khắc phục: (1đ) +Trong nước: + Trên thế giới: Hiện nay, trong khi số người hút thuốc lá ở các nước phát triển bị thu hẹp, các hãng thuốc lá nổi tiếng phải chi trả những món tiền khổng lồ bồi thường thiệt hại do thuốc lá gây ra nên họ cần mở thị trường mới ở các nước đang phát triển, với những vòi bạch tuộc hấp dẫn. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra công ước chống thuốc lá trên toàn cầu. *) Kết bài (0.5đ): - Lời kêu gọi chống tác hại của thuốc lá. - Cảm nghĩ của bản thân về việc phòng chống tác hại của thuốc lá. Lưu ý khi cho điểm: - Chấm 3,5 - 4 điểm đối với bài làm sâu sắc với nội dung phong phú, hấp dẫn; phù hợp với kiểu văn bản đã chọn; bố cục 3 phần chặt chẽ; diễn đạt trong sáng, mạch lạc. - Chấm 2,5 – 3 điểm đối với bài làm khá sâu sắc với nội dung khá tương đối hấp dẫn phong phú, hấp dẫn; phù hợp với kiểu văn bản đã chọn; bố cục 3 phần tương đối chặt chẽ; diễn đạt tương đối mạch lạc, khá trong sáng. - Chấm 1– 2 điểm nội dung đúng nhưng chưa phong phú, chưa hấp dẫn; bố cục tương đối rõ ràng không cân đối. - Chấm 0 điểm : bỏ giấy trắng ( hoặc sai trầm trọng về mặt nhận thức ).
- PHÒNG GD VÀ ĐT HUYỆN BÁ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II,TIẾT 135+136 THƯỚC NĂM HỌC 2019 – 2020 TRƯỜNG THCSDT NỘI TRÚ Môn thi: NGỮ VĂN 8 Ngày kiểm tra: Họ và tên: . Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Lớp: Thứ .,ngày ,tháng .,năm 2020 ĐỀ BÀI Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: "Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo. Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy. " (Trích Bàn luận về phép học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp Ngữ Văn 8 - tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014) Câu 1 (0.5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2(0.5 điểm). Câu "Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo.” thuộc kiểu câu gì xét theo mục đích nói? Câu 3(1,0 điểm). Trong đoạn văn trên, tác giả đã nêu lên mục đích chân chính của việc học. Mục đích đó là gì? Câu 4(1,0 điểm). Hiện nay, việc một số người đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi. Vậy, theo em lối học đó có phù hợp trong xã hội đang phát triển như nước ta hay không? Vì sao? Phần II. Làm văn (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm). Từ nội dung phần Đọc hiểu hãy viết một đoạn văn (từ 8 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về mục đích việc học của chính mình hôm nay. Câu 2 (5.0 điểm). M.Go-rơ-ki nói: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới” Em hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên. HẾT HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I. Đọc 1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: nghị luận. 0.5 hiểu HS xác định từ 02 phương thức trở lên được ½ điểm. 2 Câu "Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ 0.5 đạo.” là câu phủ định. 3 Mục đích chân chính của việc học là học để làm người. 1.0 4 HS bày tỏ ý kiến riêng của mình, và có cách lý giải phù hợp nhưng không vi 1.0 phạm đạo đức, pháp luật. Dưới đây là một số gợi ý: - Nêu nhận xét, đánh giá. - Lí giải ngắn gọn, thuyết phục cho nhận xét của mình.
- II. 1 Viết đoạn văn (từ 7- 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về mục đích việc Làm học của chính mình hôm nay. văn a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn 0.25 b. Xác định đúng vấn đề: mục đích việc học của chính mình hôm nay 0.25 c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt các thao tác viết đoạn. 1.0 d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề. 0.25 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa 0.25 tiếng Việt. 2 M.Go-rơ-ki nói: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Em hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: 0.5 - Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. - Vận dụng tốt các thao tác lập luận. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: 0.5 Giải thích và chứng minh ý kiến của M.Go-rơ-ki: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; kết hợp chặt chẽ giữa lí 3.0 lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một số gợi ý định hướng cho việc chấm bài: * Mở bài: - Giới thiệu khái quát về vai trò, tầm quan trọng của sách đối với cuộc sống của con người hôm nay. - Trích dẫn câu nói của M.Go-rơ-ki. * Thân bài: - Giải thích: Sách là gì? + Sách là một trong những thành tựu văn minh kì diệu của con người về mọi phương diện. + Sách ghi lại những hiểu biết, những phát minh của con người từ xưa đến nay trên mọi phương diện. + Sách mở ra những chân trời mới: mở rộng sự hiểu biết về thế giới tự nhiên và vũ trụ, về loài người, về các dân tộc - Chứng minh vai trò của sách trong đời sống: + Sách cung cấp tri thức về khoa học và kĩ thuật, văn hóa, lịch sử, địa lí, (dẫn chứng). + Sách đưa ra khám phá tri thức của toàn nhân loại, của các dân tộc khác nhau trên toàn thế giới (dẫn chứng). + Sách giúp ta rèn luyện nhân cách, nuôi dưỡng khát vọng, ước mơ, (dẫn chứng). - Cần có thái độ đúng đối với sách và việc đọc sách: + Tạo thói quen lựa chọn sách, hứng thú đọc và học theo sách những nội dung tốt. + Học những điều hay trong sách bên cạnh việc học trong thực tế. * Kết bài: - Khẳng định vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của sách. - Thái độ của bản thân đối với việc đọc sách. d. Sáng tạo: 0.5 Có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ.
- e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa 0.5 tiếng Việt.