Đề kiểm tra một tiết môn Địa lý Lớp 7

doc 6 trang thaodu 3770
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra một tiết môn Địa lý Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mot_tiet_mon_dia_ly_lop_7.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra một tiết môn Địa lý Lớp 7

  1. Họ và tên : KIỂM TRA 1 TIẾT Lớp : Thời gian: 45 phút. Điểm Lời phê của giáo viên. Khoanh tròn chỉ một chữ cái đầu ý em cho là đúng nhất: Câu 1 Căn cứ vào hình dáng của tháp tuổi ta không thể biết: A. Các độ tuổi của dân số. B. Số lượng nam và nữ. C. Số người sinh, tử của một năm. D. Số người dưới tuổi lao động. Câu2 Tình hình phân bố dân cư của một địa phương, một nước được thể hiện qua: A. mật độ dân số. B. tổng số dân. C. gia tăng dân số tự nhiên. D. tháp dân số. Câu3 Dân cư phân bố thưa thớt ở những khu vực nào sau đây? A. đồng bằng. B. các trục giao thông lớn. C. ven biển, các con sông lớn. D. hoang mạc, miền núi, hải đảo. Câu4 Đâu không phải là hậu quả của đô thị hóa tự phát? A. Ô nhiễm môi trường. B. Ách tắc giao thông đô thị. C. Gia tăng tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị. D. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Câu5 Châu lục tập trung nhiều siêu đô thị nhất là: A. châu Âu. B. châu Á. C. châu Mĩ. D. châu Phi. Câu6 Sự phát triển nhanh chóng các siêu đô thị ở nhóm nước đang phát triển gắn liền với: A. gia tăng dân số nhanh và tình trạng di cư ồ ạt từ nông thôn đến đô thị. B. sự phát triển mạnh mẽ nền sản xuất công nghiệp hiện đại. C. chính sách phân bố dân cư của nhà nước. D. sự phân bố các nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có. Câu7 Kiểu môi trường nào sau đây không thuộc đới nóng? A. Môi trường xích đạo ẩm. B. Môi trường nhiệt đới gió mùa. C. Môi trường nhiệt đới. D. Môi trường địa trung hải.
  2. Câu8 Đặc điểm khí hậu của môi trường xích đạo ẩm là: A. lạnh, khô. B. nóng, ẩm. C. khô, nóng. D. lạnh, ẩm. Câu9 Cảnh quan tiêu biểu của môi trường xích đạo ẩm là: A. xa van, cây bụi lá cứng. B. rừng lá kim C. rừng rậm xanh quanh năm. D. rừng lá rộng. Câu10 Đặc trưng của khí hậu nhiệt đới là: A. nhiệt độ trung bình năm không quá 200C, khí hậu mát mẻ quanh năm. B. nhiệt độ cao, khô hạn quanh năm. C. nhiệt độ cao quanh năm, trong năm có một thời kì khô hạn (tháng 3 – 9). D. nóng ẩm quanh năm, lượng mưa và độ ẩm lớn. Câu11 Rừng thưa và xa van là cảnh quan đặc trưng của môi trường nào? A. Môi trường xích đạo ẩm. B. Môi trường nhiệt đới gió mùa. C. Môi trường nhiệt đới. D. Môi trường hoang mạc. Câu12 Nguyên nhân hình thành đất feralit có màu đỏ vàng ở môi trường nhiệt đới là A. Sự rửa trôi của các bazơ dễ tan như Ca+, K, M+. B. Sự tích tụ ôxit sắt. C. Sự tích tụ ôxit nhôm. D. Sự tích tụ ôxit sắt và ôxit nhôm. Câu13 Đi từ vĩ tuyến 50 về phía hai chí tuyến, các thảm thực vật A. rừng rậm xanh quanh năm, rừng thưa, xavan. B. rừng thưa, xa van, nửa hoang mạc. C. xa van, rừng thưa, nửa hoang mạc. D. rừng lá rộng, rừng thưa, xavan. Câu14 “Nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa gió và thời tiết diễn biến thất thường”. Đặc điểm trên nói về môi trường tự nhiên nào? A. Môi trường xích đạo ẩm. B. Môi trường nhiệt đới gió mùa. C. Môi trường nhiệt đới. D. Môi trường hoang mạc Câu15 Hướng gió chính vào mùa đông ở môi trường nhiệt đới gió mùa là: A. Tây Nam. B. Đông Bắc. C. Đông Nam. D. Tây Bắc. Câu16 Sự thất thường trong chế độ mưa ở môi trường nhiệt đới gió mùa đã gây ra A. động đất, sóng thần. B. bão, lốc. C. hạn hán, lũ lụt. D. núi lửa. Câu17 Thảm thực vật nào sau đây không thuộc môi trường nhiệt đới gió mùa?
  3. A. rừng cây rụng lá vào mùa khô. B. đồng cỏ cao nhiệt đới. C. rừng ngập mặn. D. rừng rậm xanh quanh năm. Câu`18 Cây lương thực đặc trưng ở môi trường nhiệt đới gió mùa? A. cây lúa mì. B. cây lúa nước. C. cây ngô. D. cây lúa mạch. Câu: 19 Đặc điểm khí hậu miền Bắc nước ta có một mùa đông lạnh là do: A. nước ta nằm ở vĩ độ cao trong đới khí hậu ôn hòa. B. do ảnh hưởng của dòng biển lạnh. C. chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc có tính chất lạnh, khô. D. địa hình núi cao nên khí hậu có sự phân hóa theo đai cao. Câu20 Đâu không phải là biện pháp quan trọng góp phần khắc phục trực tiếp những khó khăn do khí hậu nhiệt đới gió mùa gây ra trong sản xuất nông nghiệp? A. Làm thủy lợi. B. Trồng rừng che phủ đất. C. Đa dạng hóa cơ cấu cây trồng vật nuôi. D. Phát triển công nghiệp chế biến. Câu21 Việc bố trí và lựa chọn các loại cây trồng ở môi trường nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa bị chi phối bởi lượng mưa và chế độ mưa trong năm. Nguyên nhân sâu xa là do: A. Lượng mưa có sự phân hóa sâu sắc. B. Khí hậu có nhiệt độ và độ ẩm cao. C. Đất đai đa dạng, màu mỡ. D. Lượng mưa trung bình năm lớn (trên 1500mm). Câu22 Biện pháp nào sau đây không có vai trò trong việc giảm sức ép của dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng? A. Giảm tỉ lệ gia tăng dân số. B. Tăng cường khai thác các nguồn tài nguyên có giá trị. C. Nâng cao đời sống người dân. D. Đẩy mạnh phát triển kinh tế. Câu23 Vấn đề ô nhiễm môi trường ở đới nóng chủ yếu liên quan đến: A. sản xuất công nghiệp. B. sản xuất nông nghiệp. C. gia tăng dân số. D. hoạt động du lịch. Câu24 Hình thức di dân mang lại những tác động tích cực là: A. di dân tự do. B. di dân phong trào. C. di dân có kế hoach. D. di dân tránh thiên tai. Câu25 Đô thị hóa tự phát ở đới nóng không có tác động nào sau đây?
  4. A. ô nhiễm môi trường. B. thất nghiệp, thiếu việc làm. C. phân bố dân cư hợp lí hơn. D. sinh ra nhiều tệ nạn xã hội. Câu26 Biểu hiện của quá trình đô thị hóa ở đới nóng không phải là: A. Tốc độ đô thị hóa cao. B. Trình đô đô thị hóa cao. C. Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh. D. Số siêu đô thị ngày càng nhiều. Câu 27 Nhân tố nào sau đây tác động đến sự mở rộng phạm vi phân bố dân cư trên Trái Đất? A. tài nguyên thiên nhiên. B. tiến bộ khoa học kĩ thuật. C. sự gia tăng dân số. D. chính sách phân bố dân cư. Câu 28 Hai khu vực có mật độ dân số cao nhất là: A. Đông Bắc Hoa Kì, Nam Á. B. Nam Á, Đông Á. C. Đông Nam Á, Đông Á. D. Tây Âu và Trung Âu, Tây Phi. Câu 29 Trường hợp nào dưới đây sẽ dẫn đến sự tăng nhanh dân số: A. Tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử cao. B. Tỉ lệ sinh giảm, tỉ lệ tử giảm. C. Tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử giảm. D. Tỉ lệ tử cao, tỉ lệ sinh giảm. Câu 30 Quần cư thành thị phổ biến hoạt động kinh tế nào sau đây? A. Công nghiệp và dịch vụ. B. Nông – lâm – ngư – nghiệp. C. Công nghiệp và nông –lâm – ngư - nghiệp. D. Dịch vụ và nông – lâm – ngư nghiệp. Câu 31 Sự phát triển nhanh chóng các siêu đô thị ở nhóm nước đang phát triển gắn liền với: A. gia tăng dân số nhanh và tình trạng di cư ồ ạt từ nông thôn đến đô thị. B. sự phát triển mạnh mẽ nền sản xuất công nghiệp hiện đại. C. chính sách phân bố dân cư của nhà nước. D. sự phân bố các nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có. Câu 32 Loại rừng nào thường phân bố ở vùng cửa sông, ven biển? A. Rừng rậm nhiệt đới B. Rừng rậm xanh quanh năm C. Rừng thưa và xa van D. Rừng ngập mặn Câu 33 Thiên nhiên môi trường nhiệt đới chủ yếu thay đổi theo:
  5. A. vĩ độ và độ cao địa hình. B. đông – tây và theo mùa. C. bắc – nam và đông – tây. D. vĩ độ và theo mùa. Câu 34 Môi trường nhiệt đới gió mùa phân bố điển hình ở khu vực nào trên Trái Đất? A. Nam Á, Đông Nam Á B. Nam Á, Đông Á C. Tây Nam Á, Nam Á. D. Bắc Á, Tây Phi. Câu 35 Đặc điểm không đúng về sản xuất nông nghiệp ở đới nóng là: A. Vùng thuận lợi cho sản xuất cây lương thực (đặc biệt cây lúa nước) và cây công nghiệp. B. Các cây công nghiệp nhiệt đới rất phong phú (cà phê, cao su, mía, ). C. Chăn nuôi phát triển hơn trồng trọt và mang lại hiệu quả kinh tế cao. D. Phổ biến hình thức chăn thả dê, cừu, trâu, bò trên các đồng cỏ. Câu 36 Hiện nay, rừng ở đới nóng đang bị suy giảm nguyên nhân chủ yếu không phải do: A. mở rộng diện tích đất canh tác. B. nhu cầu sử dụng gỗ, củi tăng lên. C. chiến tranh tàn phá. D. con người khai thác quá mức. Câu 37 Ở nước ta, sông Tô Lịch bị ô nhiễm nghiêm trọng nguyên nhân chủ yếu do: A. chất thải sinh hoạt của dân cư đô thị. B. hoạt động sản xuất nông nghiệp. C. hoạt động dịch vụ du lịch. D. hoạt động sản xuất công nghiệp. Câu 38 Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bình quân lương thực theo đầu người ở châu Phi rất thấp và ngày càng giảm là: A. sử dụng giống cây trồng có năng suất thấp. B. điều kiện tự nhiên cho sản xuất hạn chế. C. dân số đông và tăng nhanh. D. thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai bão, lũ lụt. Câu 39 Châu lục nghèo đói nhất thế giới là: A. châu Á. B. châu Phi. C. châu Mĩ. D. châu đại dương. Câu 40 Chế độ nước của sông ngòi khí hậu nhiệt đới là: A. phân hóa theo mùa, mùa lũ trùng mùa mưa, mùa cạn trùng mùa khô. B. sông ngòi nhiều nước quanh năm. C. sông ngòi ít nước quanh năm, do lượng mưa rất thấp. D. chế độ nước sông thất thường.