Đề kiểm tra tháng 7 lần I môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 01 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Cẩm Xuyên

doc 4 trang thaodu 3430
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra tháng 7 lần I môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 01 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Cẩm Xuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_thang_7_lan_i_mon_hoa_hoc_lop_12_ma_de_01_nam_ho.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra tháng 7 lần I môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 01 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Cẩm Xuyên

  1. SỞ GD&ĐT HÀ TĨNH ĐỀ KIỂM TRA THÁNG 7- LẦN I TRƯỜNG THPT CẨM XUYÊN NĂM HỌC 2019 – 2020 MÔN HÓA HỌC – Khối lớp 12 Thời gian làm bài : 50 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề thi có 04 trang) Họ và tên học sinh : Số báo danh : Mã đề 01 Câu 1. Số đồng phân este của C3H6O2 là A. 4 B. 1 C. 2 D. 3 Câu 2. Công thức tổng quát của chất béo no là A. CnH2n-4O6 B. CnH2nO6 C. CnH2n-6O6 D. CnH2n-2O6 Câu 3. Cho dung dịch NH3 vào dung dịch X thu được kết tủa keo trắng. Chất tan trong dung dịch X là A. NaAlO2 B. AlCl3 C. BaCl2 D. FeCl3 Câu 4. Công thức phân tử của isopren là A. C5H8 B. C5H12 C. C5H10 D. C3H8 Câu 5. Kim loại Fe phản ứng với lượng dư dung dịch nào sau đây chỉ thu được muối sắt (II)? A. AgNO3 B. H2SO4 đặc nóng C. Cu(NO3)2 D. HNO3 Câu 6. Kim loại không tan trong dung dịch NaOH là A. Al B. Na C. Mg D. Zn Câu 7. Thí nghiệm nào sau đây chỉ xẩy ra ăn mòn hóa học? A. Cho lá thép vào dung dịch nước muối. B. Cho Cu vào dung dịch AgNO3 C. Cho Al vào dung dịch hỗn hợp MgCl2 và HCl D. Cho Fe vào dung dịch CuSO4 Câu 8. Cho các chất NaOH, MgCO3, Mg(OH)2, Ca(OH)2. Chất tan nhiều trong nước là A. Ca(OH)2 B. MgCO3 C. NaOH D. Mg(OH)2 Câu 9. Oxit nào sau đây là oxit axit? A. Al2O3 B. CO2 C. NO2 D. MgO Câu 10. Phân lân cung cấp cho cây trồng nguyên tố dinh dưỡng nào sau đây? A. Photpho B. Cacbon C. Nito D. Mangan Câu 11. Polime nào sau đây được dùng làm chất dẻo? A. poliacrilonitrin B. poli(etylenterephtalat) C. polibutadien D. poli(phenolfomandehit) Câu 12. Số nguyên tử cacbon trong một mắt xích tinh bột là A. 12 B. 6 C. 11 D. 5 Câu 13. Số nguyên tử hidro trong phân tử lysin là A. 13 B. 16 C. 12 D. 14 Câu 14. Dung dịch nào sau đây có pH > 7? A. NaHCO3 B. NaHSO4 C. NaCl D. NH4Cl Câu 15. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm các este no đơn chức mạch hở cần 0,4 mol oxi thu được 0,32 mol H2O. Mặt khác m gam hỗn hợp X ở trên phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của V là A. 40 B. 80 C. 160 D. 320 Câu 16. Nhận xét nào sau đây đúng A. Trong xenlulozo các mắt xích liên kết với nhau qua nguyên tử oxi. B. Glucozo và fructozo phản ứng với Cu(OH)2 tạo ra cùng một sản phẩm. C. Sobitol là một loại cacbohidrat. D. Trong một mắt xích tinh bột luôn có 3 nhóm OH Câu 17. Cho một thanh Zn vào bình thủy tinh đựng dung dịch H2SO4 loãng. Để lượng khí H2 thoát ra nhanh hơn có thể cho thêm vào bình một ít dung dịch 1/4 - Mã đề 01
  2. A. FeCl3 B. MgCl2 C. NaOH D. CuSO4 Câu 18. Thí nghiệm nào sau đây không tạo ra kết tủa A. Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2 B. Cho NaHSO4 vào dung dịch BaCl2 C. Sục khí CO2 vào dung dịch NaAlO2 D. Đun nóng nước cứng tạm thời. Câu 19. Thí nghiệm nào sau không tạo ra kim loại? A. Cho khí than qua CuO nung nóng. B. Điện phân dung dịch ZnSO4 C. Nhiệt phân AgNO3 D. Điện phân dung dịch MgCl2 Câu 20. Cho m gam hỗn hợp Al, Al2O3 phản ứng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác m gam hỗn hợp trên phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là A. 600 B. 1200 C. 900 D. 300 Câu 21. Cho các kim loại sau: Na, Cu, Fe, Ni, Mg. Số kim loại phản ứng được với dung dịch FeCl3 là A. 2 B. 5 C. 3 D. 4 Câu 22. Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong dung dịch A. NaHCO3 và KOH B. CuSO4 và NaOH C. NaAlO2 và KOH D. NaHSO4 và NaHCO3 Câu 23. Nhận xét nào sau đây đúng A. polipeptit thuộc loại polime tổng hợp. B. Trong phân tử lys-ala có 2 nhóm NH2 C. Tất cả peptit phản ứng với Cu(OH)2 đều tạo ra phức màu tím. D. Trong phân tử valin có 9 nguyên tử hidro. Câu 24. Cho 5,6 gam Fe vào dung dịch CuSO4 dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng dung dịch sau phản ứng: A. tăng lên 0,8 gam B. giảm đi 0,8 gam C. giảm đi 5,6 gam D. tăng lên 5,6 gam Câu 25. Nhận xét nào sau đây không đúng? A. Đun hỗn hợp ancol etylic và axit sunfuric đậm đặc ở 1700 C thu được khí etilen B. Khi có xúc tác etilen có thể chuyển hóa thành benzen C. Cho dungdịch HCl vào ống nghiệm chứa đất đèn sinh ra khí axetilen. D. Từ etilen có thể điều chế trực tiếp được andehit axetic, etylenglicol. Câu 26. Cho 0,1 mol Fe và 0,12 mol Cu vào dung dịch HNO3 loãng dư, sau khi các phản ứng xẩy ra hoàn toàn thu được V lít khí NO (đktc). Giá trị của V là A. 4,928 B. 4,032 C. 2,688 D. 2,24 Câu 27. Cho các thí nghiệm sau (1). Cho Cu vào dung dịch FeCl3 dư. (2). Cho NaHCO3 vào dung dịch BaCl2 ở nhiệt độ thường. (3). Cho AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2 (4). Cho NH3 vào dung dịch AlCl3 (5). Cho H2S vào dung dịch AlCl3 (6). Cho H2S vào dung dịch FeCl3 Số thí nghiệm tạo ra sản phẩm có chất không tan là A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 28. Dẫn a mol hỗn hợp X gồm hơi nước và khí cacbonic qua than nung đỏ thu được 4,5 mol hỗn hợp khí Y gồm CO, H2, CO2; trong đó có V1 lít (đktc) CO2. Hấp thụ hoàn toàn khí CO 2 vào dung dịch có chứa 0,06b mol Ca(OH) 2, khối lượng kết tủa tạo ra phụ thuộc vào thể tích khí CO2 được ghi ở bảng sau: Thể tích khí CO2 ở đktc (lít) V V + 6,72 V1 Khối lượng kết tủa (gam) 5b 4b 3b Giá trị của a có thể là A. 2,7 B. 3,2 C. 3,5 D. 3 Câu 29. Nhận xét nào sau đây đúng A. Tơ nilon-6, tơ nilon-6,6 kém bền trong môi trường axit, bền trong môi trường kiềm. B. Xenlulozotrinitrat thuộc loại polime nhân tạo. C. Nhựa rezol, nhựa PVC đều được điều chế bằng phản ứng trùng hợp. D. Tơ lapsan, tơ axetat đều là poli este 2/4 - Mã đề 01
  3. Câu 30. Chất X có công thức C7H12O4 thõa mãn các điều kiện sau: t0 X + 2NaOH X1 + X2 + X3 t0 X1 + HCl  X4 + NaCl t0 X3 + CuO  X5 + Cu + H2O t0 X5 + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O  X6 + 2NH4NO3 +2Ag Biết X không tham gia phản ứng tráng gương. Cho các phát biểu sau (1). Có 4 công thức cấu tạo phù hợp với X. (2). X1 là hợp chất hữu cơ tạp chức. (3). X3 là ancol etylic (4). Nhiệt độ sôi của X1 lớn hơn X4 (5). Nhiệt độ sôi của X3 lớn hơn X5 Tổng số phát biểu đúng là A. 5 B. 3 C. 4 D. 2 Câu 31. Cho các chất sau: FeCl3, HCl, Fe, Cu, FeO, FeS. Số chất phản ứng được với dung dịch AgNO3 là A. 3 B. 5 C. 6 D. 4 Câu 32. Cho các chất hữu cơ mạch hở: X là axit không no có hai liên kết π trong phân tử, Y là axit no đơn chức, Z là ancol no hai chức, T là este của X, Y với Z. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp M gồm X và T, thu được 0,1 mol CO 2 và 0,07 mol H2O. Cho 6,9 gam M phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp muối khan E. Đốt cháy hoàn toàn E, thu được Na 2CO3; 0,195 mol CO2 và 0,135 mol H2O. Phần trăm khối lượng của T trong M có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 52,3. B. 51,3. C. 68,7. D. 68,1. Câu 33. Đốt cháy 0,16 mol hỗn hợp E chứa 2 este đều no, mạch hở và không phân nhánh, thu được CO 2 và H2O có tổng khối lượng 26,56 gam. Mặt khác đun nóng 0,16 mol E với 450 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp F chứa 2 ancol kế tiếp và phần rắn có khối lượng m gam. Dẫn tòan bộ F qua bình đựng Na dư thấy thoát ra 2,24 lít khí H2 (đktc). Giá trị gần nhất của m là. A. 23,0 gam B. 24,0 gam C. 23,5 gam D. 24,5 gam Câu 34. Lên men m gam tinh bột thành ancol etylic với hiệu suất của cả quá trình là 75%. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra được hấp thu hết vào dung dịch Ba(OH)2, thu được 98,5 gam kết tủa và dung dịch X. Cần thêm tối thiểu 50 ml dung dịch NaOH 2M vào X để thu được kết tủa lớn nhất. Giá trị của m là A. 72. B. 90. C. 75,6. D. 64,8. Câu 35. Thí nghiệm nào sau đây tạo ra dung dịch chứa 2 muối A. Cho từ từ 1 mol HCl vào dung dịch chứa 0,5 mol Na2CO3 B. Cho 1 mol HCl vào dung dịch chứa 0,25 mol Na3PO4 C. Cho 3 mol CO2 vào dung dịch chứa 2 mol Ba(OH)2 D. Cho 1 mol Fe3O4 và 1 mol Cu vào dung dịch HCl dư Câu 36. X, Y, Z là 3 este đều hai chức, mạch hở (trong đó X, Y đều no; Z không no chứa một nối đôi C=C). Đun nóng 24,16 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với 120 gam dung dịch NaOH 12% (vừa đủ), thu được hỗn hợp chứa 2 muối và hỗn hợp F gồm 2 ancol đều đơn chức hơn kém nhau một nguyên tử cacbon. Đun F với CuO thu được hỗn hợp gồm 2 anđehit, rồi cho tác dụng với dung dịch AgNO 3/NH3 (dư) thu được 142,56 gam Ag. Mặt khác đốt cháy 24,16 gam E cần dùng 0,92 mol O2. Phần trăm khối lượng của Z trong hỗn hợp E là. A. 35,76% B. 47,68% C. 52,31% D. 39,24% Câu 37. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau Bước 1: Cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt khoảng 5 gam mỡ lợn và 10 ml dung dịch NaOH 40%. Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thỉnh thoảng thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi. Để nguội hỗn hợp. Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 15 – 20 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ. Để yên hỗn hợp. Cho các phát biểu sau: (a) Sau bước 3 thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên là glixerol. 3/4 - Mã đề 01
  4. (b) Vai trò của dung dịch NaCl bão hòa ở bước 3 là để tách muối natri của axit béo ra khỏi hỗn hợp. (c) Ở bước 2, nếu không thêm nước cất, hỗn hợp bị cạn khô thì phản ứng thủy phân không xảy ra. (d) Ở bước 1, nếu thay mỡ lợn bằng dầu dừa thì hiện tượng thí nghiệm sau bước 3 vẫn xảy ra tương tự. (e) Trong công nghiệp, phản ứng ở thí nghiệm trên được ứng dụng để sản xuất xà phòng và glixerol. (f). Sau bước 2, dung dịch trong cốc thủy tinh là đồng nhất. (g). Có thể thay dung dịch NaCl bão hòa bằng dung dịch CaCl2 bão hòa. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 5. C. 2. D. 3. Câu 38. Cho các phát biểu sau (1). Tên khoa học của câu cao su là Hevea brasiliensis (2). Cao su lưu hóa có tính đàn hồi tính chịu nhiệt lâu mòn hơn so với cao su thường. (3). Nhỏ iot vào dung dịch hồ tinh bột, dung dịch xuất hiện màu xanh tím. (4). Thủy phân CH3COOCH2-COOCH3 thu được 2 muối và 1 ancol (5). NH3Cl-CH2-COONH4 phản ứng với NaOH theo tỷ lệ số mol 1:2 (6). Khi thủy phân đến cùng tinh bột và xenlulozo đều cho glucozo. Số phát biểu đúng là A. 5 B. 4 C. 3 D. 6 Câu 39. Thủy phân hỗn hợp chất béo X trong dung dịch NaOH thu được glixerol và các muối C15H31COONa, C17HyCOONa, C17HzCOONa với tỷ lệ số mol 4:5:6. Hidro hóa hoàn toàn m gam X thu được 43,38 hỗn hợp các chất béo no. Mặt khác m gam hỗn hợp X phản ứng vừa đủ với 25,6 gam brom trong CCl4. Đốt cháy m gam X cần vừa đủ V lít O2 (đktc). Giá trị của V là A. 86,8 B. 87,36 C. 94,07 D. 86,24 Câu 40. Thủy phân chất một chất béo X thu được glixerol và hỗn hợp axit linoleic, axit oleic tỷ lệ số mol 1:2. Nhận xét nào sau đây không đúng A. Đốt cháy a mol X thu được b mol CO2 và (b-6a) mol H2O B. Ở điều kiện thường X là chất lỏng. C. Số nguyên tử H trong một phân tử X là 100 D. 1 mol X phản ứng vừa đủ với 4 mol brom HẾT 4/4 - Mã đề 01