Đề kiểm tra thử lần 2 môn Hóa học Lớp 12 - Đề 5 (Kèm đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra thử lần 2 môn Hóa học Lớp 12 - Đề 5 (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_thu_lan_2_mon_hoa_hoc_lop_12_de_5_kem_dap_an.pdf
Nội dung text: Đề kiểm tra thử lần 2 môn Hóa học Lớp 12 - Đề 5 (Kèm đáp án)
- – Câu 1: Chất nào sau đây tồn tại trạng thái khí ở điều kiện thường? A. Etyl axetat. B. Glyxin. C. Etylamin. D. Anilin. Câu 2: Anilin không có tính chất nào sau đây? A. Tan nhiều trong nước. B. Là chất độc C. Hóa đen khi để lâu trong không khí. D. Là chất không màu. Câu 3: Chất H2N-CH(CH3)-COOH có tên thông thường là A. glyxin. B. alanin. C. valin. D. lysin. Câu 4: Chất nào sau đây là amin bậc ba? A. H2N–CH2–NH2. B. C2H5N(CH3)2. C. CH3 –NH–CH3. D. (CH3)3-C-NH2. Câu 5: Peptit là loại hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc A. β- amino axit. B. amin. C. cacboxyl. D. -amino axit. Câu 6: Quá trình nhiều phân tử nhỏ (monome) kết hợp với nhau thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (thí dụ nước) gọi là phản ứng A. nhiệt phân. B. trao đổi. C. trùng hợp. D. trùng ngưng. Câu 7: Polime nào sau đây không thuộc loại tơ thiên nhiên? A. Bông B. Len C. Tơ tằm D. Tơ visco Câu 8: Poli(vinyl clorua) – PVC là chất rắn vô định hình, cách điện tốt, bền với axit và được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa, PVC được điều chế bằng cách trùng hợp A. CH2=CH-CH2Cl. B. CH2=CHCl. C. CH2=CH2. D. CHCl=CHCl. Câu 9: Chất không tham gia phản ứng trùng hợp tạo ra polime là A. CH2=CH-Cl. B. CH3-CH2-CH3. C. CH2=CH-CN. D. CH2=C(CH3)-CH=CH2. Câu 10: Trong các chất sau đây, chất có lực bazơ mạnh nhất là A. CH3NH2. B. C2H5NH2. C. (CH3)2NH. D. C6H5NH2. Câu 11: Cho các chất sau: (a) Ala-Glu (b) Gly-Gly-Ala (c) Ala-Glu-Val (d) Lys-Gly (e) Ala-Gly-Val-Lys Các chất có phản ứng màu biure là: A. (b), (c), (d). B. (b), (c), (e). C. (a), (c), (e). D. (a), (b), (d). Câu 12: Có ba lọ mất nhãn đựng ba dung dịch riêng biệt sau: glyxin, đietylamin, axit axetic. Thuốc thử dùng để phân biệt các dung dịch trên chỉ bằng một lần thử là A. dung dịch NaOH. B. quỳ tím. C. dung dịch HCl. D. phenolphtalein. Câu 13: Ứng với công thức phân tử C4H9NO2 , có bao nhiêu α- amino axit là đồng phân cấu tạo của nhau? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 14: Cho các chất (hoặc dung dịch) sau: (1) Nước brom; (2) Dung dịch Na2CO3; (3) Dung dịch NaOH; (4) Ancol etylic; (5) Dung dịch HCl. Các chất (hoặc dung dịch) đều tác dụng với anilin là: A. (1), (2). B. (2), (4). C. (3), (5). D. (1), (5). 1
- – Câu 15: Trong các polime sau: (1) poli(metyl metacrylat); (2) polistiren; (3) tơ nitron; (4) polietilen; (5) nilon-6,6. Số polime là sản phẩm của phản ứng trùng hợp là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 16: Khi cho hai chất X và Y đồng trùng hợp tạo ra polime Z có công thức (-CH2-CH=CH-CH2-CH(C6H5)- CH2-)n Công thức của X, Y lần lượt là: A. CH2=CH-CH=CH2; C6H5-CH=CH2. B. CH2=CH-CH=CH2; C6H5-CH2-CH3. C. CH2=CH-CH=CH-CH3; C6H5-CH=CH2. D. CH2=CH-CH3; C6H5-CH=CH2. Câu 17: Chất nào sau đây không có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng? A. NH2-[CH2]6-NH2. B. HOCH2 - CH2OH. C. H2N-CH2-COOH. D. CH3CH2NH2. Câu 18: Công thức phân tử của amin đơn chức X có chứa 23,73% khối lượng nitơ là A. C3H7N. B. C2H7N. C. C2H5N. D. C3H9N. Câu 19: Chất X là một α- amino axit no. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol X với oxi dư tạo thành 4 mol CO2 và 0,5 mol N2. Biết rằng, hòa tan X vào nước tạo thành dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ. Công thức cấu tạo có thể có của X là . Câu 20: Cho các nhận định sau: (1) Thủy phân hoàn toàn protein sẽ thu được hỗn hợp các aminoaxit. (2) Các aminoaxit đều tan được trong nước. (3) Dung dịch aminoaxit không làm quỳ tím đổi màu. (4) Từ Alanin và Glyxin có thể tạo được tối đa 2 đipeptit. (5) Khác với axit axetic, axit amino axetic có thể tham gia phản ứng với axit HCl hoặc phản ứng trùng ngưng. Có bao nhiêu nhận định không đúng: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 21: Cho m1 gam một amino axit X tác dụng với 100 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y. Dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 2M thu được 15,4 gam muối. Giá trị của m1 là A. 7,35. B. 8,18. C. 6,78. D. 3,75. Câu 22: Thủy phân hoàn toàn 1 mol oligopeptit X mạch hở thu được 2 mol Gly, 2 mol Ala, 1 mol Val, 1 mol Lys. Mặt khác, nếu thủy phân không hoàn toàn X thì thu được sản phẩm có chứa Gly- Ala-Val, Gly-Lys, Lys-Ala và Val-Gly. Công thức cấu tạo phù hợp của X là A. Gly-Lys-Ala-Gly-Ala-Val. B. Ala-Val-Gly-Ala-Lys-Gly. C. Gly-Ala-Val-Lys-Ala-Gly. D. Gly-Ala-Val-Gly-Lys-Ala. Câu 23: Khối lượng polietilen thu được khi trùng hợp 1 mol etilen với hiệu suất 70% là A. 19,6 gam. B. 40,0 gam. C. 17,8 gam. D. 16,8 gam. Câu 24: Poli(metyl metacrylat) có khối lượng phân tử là 11300 đvC, có hệ số trùng hợp là A. 113. B. 100. C. 121. D. 135. Câu 25: Một loại cao su lưu hóa chứa 2,86% lưu huỳnh về khối lượng. Số mắt xích isopren có một cầu nối đisunfua –S–S– (giả thiết S đã thay thế cho H ở nhóm metylen trong mạch cao su) là 2
- – A. 28. B. 32. C. 40. D. 20. Câu 26: Cho 32,4 gam hỗn hợp X gồm alanin, valin, axit glutamic tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH tạo thành dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 40,1 gam chất rắn khan. Thành phần % theo khối lượng của oxi trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị là A. 54,9%. B. 42,7%. C. 27,8%. D. 34,6%. Câu 27: Hỗn hợp T gồm hai peptit X và Y. Biết rằng, X, Y lần lượt là tripeptit, pentapeptit đều mạch hở và đều được tạo thành từ cùng một α- amino axit no, mạch hở Z (chứa một nhóm –COOH và một nhóm –NH2). Thủy phân hoàn toàn 158,1 gam T bằng dung dịch HCl dư, thu được 263,55 gam muối của Z. Cho 158,1 gam T vào dung dịch chứa 1 mol KOH và 1,5 mol NaOH, đun nóng thu được dung dịch M. Cô cạn dung dịch M thu được 265,1 gam chất rắn khan. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau: A. Khối lượng HCl đã tham gia phản ứng là 76,65 gam. B. Số mol của Y nhiều hơn số mol của X là 0,1 mol. C. Công thức phân tử của Z là C3H7O2N. D. Tỉ lệ số mol của X và Y trong hỗn hợp T là 1 : 2. Câu 28: Hợp chất X có công thức C8H14O4. Từ X thực hiện các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol): (a) X + 2NaOH → X1 + X2 + H2O (b) X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4 (c) nX3 + nX4 → nilon-6,6 + 2nH2O (d) 2X2 + X3 → X5 + 2H2O Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau: A. Dung dịch X4 làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ. B. Công thức đơn giản nhất của X2 là CH2O. C. Công thức phân tử của X5 là C10H18O4. D. Trong X3, phần trăm theo khối lượng của cacbon là 40,56%. Câu 29: Chọn phát biểu đúng khi nói về vật liệu polime. A. Các chất etilen, butan đều tham gia phản ứng trùng hợp tạo polime. B. Tơ nilon-6,6 có tính dai, bền, mềm mại, bền với nhiệt, axit và kiềm. C. Cao su lưu hóa có tính đàn hồi, khó tan trong các dung môi hơn cao su thường. D. Tơ tằm và tơ axetat đều thuộc tơ nhân tạo. Câu 30: Cho 5,9 gam một amin no, đơn chức X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 9,55 gam muối. Thể tích dung dịch HCl 0,5M cần dùng là A. 200 ml. B. 100 ml. C. 400 ml. D. 300 ml. Hết 3