Đề kiểm tra thường xuyên lần 1 môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2021-2022

docx 4 trang Hoài Anh 6050
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra thường xuyên lần 1 môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_thuong_xuyen_lan_1_mon_hoa_hoc_lop_8_nam_hoc_202.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra thường xuyên lần 1 môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2021-2022

  1. ĐỀ KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN LẦN 1 NĂM HỌC 2021 – 2022 Môn: Hoá 8- ĐỀ 1 Thời gian làm bài: 20 phút (không kể thời gian giao đề) (20 câu trắc nghiệm) Câu 1. Chất nào sau đây là axit: A. HBr B. NaBr C. PbO D. SiO2 Câu 2. Dãy chất sau đây chỉ gồm các oxit axit: A. MgO, Ba(OH)2 B. MgO, CaO C. SO2, CO2 D. CaO, Ba(OH)2 Câu 3: Công thức hoá học của axit nitric là: A. HNO2 B. HNO3 C. HCl D. H2SO4 Câu 4. Oxit axit không có tính chất nào sau đây? A. Tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit . B. Tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối. C. Tác dụng với nhiều kim loại giải phóng khí hiđro. D. Tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước Câu 5: Oxit khi tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit sunfuric là: A. CO2 B. SO3 C. SO2 D. K2O Câu 6. Muốn pha loãng axit sunfuric đặc ta phải: A. Rót nước vào axit đặc B. Rót từ từ nước vào axit đặc C. Rót nhanh axit đặc vào nước D. Rót từ từ axit đặc vào nước Câu 7. Dung dịch axit mạnh không có tính nào sau đây:. A. Tác dụng với nước tạo thành muối và khí hidro . B. Tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước . C. Tác dụng với nhiều kim loại giải phóng khí hiđrô. D. Làm đổi màu quỳ tím thành đỏ. Câu 8. Phản ứng của cặp chất nào sau đây tạo ra chất kết tủa trắng: A. CuO và H2SO4. B. ZnO và HCl. C. NaOH và HNO3. D. BaCl2 và H2SO4 Câu 9. Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là A. K2O B. CuO C. P2O5 D. CaO Câu 10. Sắt (III) oxit (Fe2O3) tác dụng được với: A. Nước, sản phẩm là axit B. Axit, sản phẩm là muối và nước C. Nước, sản phẩm là bazơ D. Bazơ, sản phẩm là muối và nước Câu 11. Dung dịch H2SO4 tác dụng với dãy chất nào sau đây: A. Fe, CaO, HCl. B. Cu, BaO, NaOH C. Mg, CuO, HCl D. Zn, BaO, NaOH Câu 12. Axit sunfuric đặc nóng tác dụng với đồng kim loại sinh ra khí: A. CO2 B. SO2 C. SO3 D. H2S Câu 13. Cho dãy các chất sau: CO2 , CaO, H2SO4. Số cặp chất phản ứng với nhau là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 14. Sản phẩm của phản ứng phân hủy đá vôi bởi nhiệt là:
  2. A. CaO và CO B. CaO và CO2 C. CaO và SO2 D. CaO và P2O5 Câu 15. Chất nào sau đây góp phần vào sự hình thành mưa axit? A. CO2 B. SO2 C. N2 D. O2 Câu 16. CuO tác dụng với dung dịch H2SO4 tạo thành: A. Dung dịch không màu B. Dung dịch có màu lục nhạt C. Dung dịch có màu xanh lam D. Dung dịch có màu vàng nâu Câu 17. Dùng quì tím có thể phân biệt được cặp chất nào sau đây: A. Dung dịch HCl và dung dịch Na2SO4 B. Dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 C. Dung dịch Na2SO4 và dung dịch NaCl D. Dung dịch HCl và dung dịch H2SO3 Câu 18. Cho 0,1 mol kim loại kẽm vào dung dịch HCl dư. Khối lượng muối thu được là: ( Cho Zn =65; H=1; Cl= 35,5) A. 13,6 gam B. 1,36 gam C. 20,4 gam D. 2,04 gam Câu 19. Cho 2,24 lít CO2 (đktc) tác dụng vừa đủ với dung dịch Ba(OH)2 0,5M . Thể tích dung dịch Ba(OH)2 đã dùng là bao nhiêu ml? (Cho C=12; O=16; Ba=137; H=1) A. 200 ml B. 150 ml C. 100 ml D. 50 ml Câu 20. Khi trộn lẫn dung dịch X chứa 1,5 mol HCl vào dung dịch Y chứa 1 mol NaOH được dung dịch Z. Dung dịch Z làm quì tím chuyển sang: (Cho H=1; Cl=35,5; O= 16; Na =23) A. Màu đỏ B. Màu xanh C. Không màu D. Màu tím HẾT BẢNG ĐÁP ÁN 1-A 2-C 3-B 4-C 5-B 6-D 7-A 8-D 9-C 10-B 11-D 12-B 13-B 14-B 15-B 16-C 17-A 18-A 19-A 20-A GIẢI CHI TIẾT Câu 1: HBr là axit Chọn A. Câu 2: SO2, CO2 là các oxit axit: Chọn C. Câu 3: Công thức hoá học của axit nitric là HNO3 Chọn B. Câu 4: Oxit axit không tác dụng với kim loại . Chọn C. Câu 5: SO3 + H2O → H2SO4 Chọn B.
  3. Câu 6: Muốn pha loãng axit sunfuric đặc ta phải rót từ từ axit đặc vào nước. Làm ngược lại sẽ rất nguy hiểm. Chọn D. Câu 7: Dung dịch axit mạnh không Tác dụng với nước. Chọn A. Câu 8: BaCl2 + H2SO4→ BaSO4 ↓ + 2HCl Chọn D. Câu 9: Oxit axit tác dụng với nước tạo thành axit Chọn C. Câu 10: Oxit bazơ tác dụng được với axit tạo thành sản phẩm là muối và nước Chọn B Câu 11: Dung dịch axit tác dụng được với kim loại, oxit bazo, bazo Chọn D. Câu 12: Axit sunfuric đặc nóng tác dụng với đồng kim loại sinh ra khí SO2 푡표 Cu + 2 H2SO4 đặc CuSO4 + SO2 + 2 H2O Chọn B. Câu 13: CO2 + CaO →CaCO3 CaO + H2SO4 → CaSO4 + H2O Chọn B. Câu 14: 푡표 CaCO3 CaO + CO2 Chọn B. Câu 15: SO2 góp phần vào sự hình thành mưa axit?
  4. Chọn B. Câu 16: CuO tác dụng với dung dịch H2SO4 tạo thành dung dịch CuSO4 màu xanh lam CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O Chọn C. Câu 17: Cho quỳ tím vào dung dịch HCl và dung dịch Na2SO4. Mẫu làm quỳ tím hoá đỏ là HCl Mẫu không làm đổi màu quỳ tím là Na2SO4 Chọn A. Câu 18: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 0,1 → 0,1 mol 푍푛 푙2 = 0,1 × 136 = 13,6 Chọn A. Câu 19: CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3+ H2O 0,1 → 0,1 mol 2,24 푛 = = 0,1 표푙 2 22,4 0,1 = = 0,2 푙í푡 = 200 푙 ( )2 0,5 Chọn A. Câu 20: HCl + NaOH → NaCl + H2O 푛 푙 푛 > 1 1 HCl dư, NaOH hết. Sau phản ứng dung dịch Z có chứa các chất tan NaCl và HCl , làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ Chọn A.