Đề luyện thi môn Ngữ văn Lớp 7

docx 4 trang thaodu 6050
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện thi môn Ngữ văn Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_luyen_thi_mon_ngu_van_lop_7.docx

Nội dung text: Đề luyện thi môn Ngữ văn Lớp 7

  1. Đề văn: Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: “Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” DÀN Ý I.Mở bài: Từ xa xưa nhân dân ta đã rất coi trọng tinh thần đoàn kết. Nhờ có đoàn kết mà con người mới có thể sống, tồn tại và vượt qua được mọi thử thách trong cuộc đời. Và để khẳng định giá trị to lớn đó của tinh thần đoàn kết ông cha ta có câu tục ngữ: “Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” II.Thân bài: 1.Trước hết ta đi tìm hiểu nội dung ý nghĩa của câu tục ngữ. -Xét về nghĩa đen: nếu một cây không thể làm nên rừng rậm núi cao được, nhưng nếu ba cây nhiều cây hợp lai thì có thể làm nên rừng rậm núi cao và vượt qua được mọi giông bão. -Nhưng quan trọng hơn là nghĩa bóng của câu tục ngữ: “một cây” chỉ sự đơn lẻ ít ỏi ,”ba cây” chỉ số lượng nhiều chỉ sự đoàn kết. Một người lẻ loi không thể làm nên việc lớn việc khó nhưng nếu nhiều người cùng hợp sức đồng lòng thì sẽ làm được nhiều việc thậm chí là những việc lớn lao khó khăn. -Qua đây câu tục ngữ muốn khuyên nhủ chúng ta phải có tinh thần đoàn kết , có đoàn kết là có sức mạnh và có thể vượt qua mọi khó khăn trở ngại. 2.Thật vậy lời khuyên của câu tục ngữ trên là hoàn toàn đúng đắn. a.Đoàn kết là một truyền thống hết sức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Thực tế đã cho thấy nhờ có tinh thần đoàn kết mà dân tộc ta đã vượt qua được rất nhiều khó khăn thử thách để xây dựng và bảo vệ tổ quốc. *Trong công cuộc bảo vệ tổ quốc nhờ có tinh thần đoàn kết mà nhân dân ta đã chiến thắng được mọi kẻ thù xâm lược dù chúng hùng mạnh hơn ta rất nhiều. -Như cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên của thời đại nhà Trần, nhờ có tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng của vua tôi nhà Trần đã tạo lên sức mạnh to lớn đánh tan quân Mông – Nguyên tàn bạo. -Hay như trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ nhờ có sự đồng lòng của mọi tầng lớp giai cấp mà nước Việt Nam ta đã tạo nên một sức mạnh vô địch đánh tan hai đế quốc hùng mạnh nhất lúc bấy giờ, làm nên những chiến thắng lừng lẫy năm châu ,trấn động địa cầu. *Trong thực tế cuộc sống đã chứng minh sức mạnh của tinh thần đoàn kết ,nhờ có tinh thần đoàn kết của mọi người mà chúng ta đã góp phần xây dựng đất nước và cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. -Những con đê sừng sững hùng vĩ ở đồng bằng Sông Hồng chính là công sức lao động ,là kết quả của tinh thần đoàn kết của nhân dân ta qua nhiều thế hệ.Nhờ những con đê này mà cuộc sống của người dân được ấm lo hạnh phúc-là biểu tượng đẹp của tinh thần đoàn kết. -Nhờ có tinh thần đoàn kết của biết bao bàn tay khối óc của những người công nhân kĩ sư mà chúng ta đã xây dựng được những công trình hết sức to lớn giàu ý nghĩa đem lại cuộc sống ấm lo tốt đẹp cho người dân như nhà máy thủy điện sông Đà, đường điện cao thế xuyên Việt *Trong cuộc sống thường ngày đoàn kết cũng chính là sức mạnh để tạo nên thành công . Một gia đình có tinh thần đoàn kết thì việc khó đến mấy cũng sẽ thành công đem lại niềm vui cho mọi người.Trong một cộng đồng mọi người biết đoàn kết một lòng thì cuộc sống ở nơi đó sẽ rất bình yên hạnh phúc. b.Đoàn kết là một truyền thống quý báu của dân tộc ta, nó được hun đúc qua bốn nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Câu tục ngữ đã đem lại cho chúng ta một bài học sâu sắc về tinh thần đoàn kết: có đoàn kết mới tạo ra sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn và đi đến thành công. III.Kết bài: Câu tục ngữ có một ý nghĩa vô cùng to lớn ,nó là bài học để mỗi chúng ta nhất là thế hệ trẻ cần tích cực học tập cùng nhau đoàn kết để xây dựng cuộc sống này ,đất nước này ngày càng ấm no giàu đẹp. Đề: Chứng minh truyền thống “thương người như thể thương thân” của nhân dân ta. DÀN Ý I.Mở bài: yêu thương con người là truyền thống hết sức quý báu của dân tộc ta. Để khuyên nhủ con cháu càn có tấm lòng nhân ái với những người xung quanh ông cha ta có câu tục ngữ “thương người như thể thương thân”
  2. II.Thân bài: 1.Trước hết ta đi tìm hiểu nội dung ý nghĩa của câu tục ngữ.”thương người” là tình thương dành cho những người xung quanh mình, “thương thân” là tình thương dành cho chính bản thân mình. Với nghệ thuật so sánh và từ “thương người” được đặt lên ở đầu câu tục ngữ để nhấn mạnh tình thương dành cho những người xung quanh mình. Qua đây câu tục ngữ muốn khuyên nhủ hãy yêu thương những người xung quanh mình như yêu thương chính bản thân mình . 2.Thật vậy nhân dân ta luôn sống theo truyền thống “thương người như thể thương thân” . a. Ngay từ xưa nhân dân ta luôn biết đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau nhất là những lúc khó khăn hoạn nạn .Đã biết bao lần nhân dân ta hưởng ứng lời kêu gọi : “một miếng khi đói bằng một gói khi no” “lá lành đùm lá rách” b.Ngày nay truyền thống tương thân tương ái đang được phát huy cao độ. Các phong trào từ thiện được nhân rộng khắp cả nước sưởi ấm bao trái tim con người. *Nhà nước ta luôn quan tâm, có những chính sách kịp thời để giúp đỡ những người nghèo, những nơi gặp khó khăn.( dân chứng) *Không chỉ có nhà nước mà mọi cơ quan xí nghiệp, mọi người , mọi nhà cũng đều thể hiện tấm lòng nhân ái của mình bằng những việc làm cụ thể. -Đã có biết bao nhà hảo tâm dùng tiền của mình để giúp đỡ các em bị mồ côi, các em bị chất độc màu da cam hay ở các bệnh viện cứ vào thứ bảy, chủ nhật hàng tuần những bệnh nhân nghèo lại có những bữa cơm từ thiện -Có rất nhiều chương trình được tổ chức để giúp đỡ những người gặp khó khăn trên mọi miền quê như: lục lạc vàng, trái tim cho em, cặp lá yêu thương, vì bạn xứng đáng -Học sinh chúng em cũng có những phong trào ủng hộ những người gặp khó khăn hoạn nạn.( dẫn chứng) -Với tấm lòng nhân ái sẻ chia ở đâu trên đát nước mình gặp khó khăn thì ở nơi đó có những tâm lòng tương thân (d/c: mỗi khi miền trung gặp bão lũ tất cả mọi người đều hướng về miền trung ruột thịt ) -Nhân dân Việt Nam thể hiện tấm lòng nhân ái với bạn bè quốc tế như trong cơn bão Haiyan ở Philippin để giúp họ phần nào vượt qua khó khăn. 3.Đánh giá:Truyền thống”thương người như thể thương thân” là một truyền thống hết sức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Nó biểu hiện cho lòng nhân ái sẻ chia của co người Việt Nam giàu tình cảm, trọng đạo nghĩa. III.Kết bài Truyền thống”thương người như thể thương thân” là một truyền thống hết sức đáng quý của dân tộc Việt Nam .Mỗi chúng ta nhất là thế hệ trẻ cần phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp này . Là một học sinh đang ngồi trên nghế nhà trường em thấy mình cần phải biết yêu thương , tránh lối sống ích kỉ *?Viết đoạn văn chứng minh rằng”văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có” >Thật vậy “văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có”.Đó là những tình cảm mà trước đó ta chưa có nhưng nhờ được đọc các tác phẩm văn chương mà ta có được thêm những tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, đức vị tha, sự dũng cảm Khi ta đọc bài thơ “Lượm”chúng ta sẽ cảm nhận được lòng dũng cảm tình yêu nước sâu lặng của chú bé Lượm.Hay qua bài thơ” bài ca nhà tranh bị gió thu phá” người đọc cảm nhận được tấm lòng nhân đạo bao la của nhà thơ Đỗ Phủ .Như vậy con người đã được văn chương bồi đắp những tình cảm đẹp. cho nên con người cần yêu quý và trân trọng văn chương. *?Viết đoạn văn chứng minh rằng”văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có” >Thật vậy “văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”.Đó là những tình cảm ta đã có nhưng nhờ được đọc các tác phẩm văn chương mà những tình cảm đó càng trở nên sâu sắc hơn phong phú hơn.Mỗi khi đọc bài ca dao về công ơn cha mẹ mỗi người đọc đều cảm nhận tình yêu thương bao la và sự hi sinh cao cả của cha mẹ Như vậy con người đã được văn chương bồi đắp những tình cảm đẹp. Cho nên con người cần yêu quý và trân trọng văn chương. Đề 1: Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Dàn ý
  3. 1.Mở bài:Để khuyên nhủ con cháu cần phải biết nhớ ơn tới những người đã tạo ra thành quả cho chúng ta hưởng thụ ông cha ta có câu tục ngữ: “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. 2.Thân bài: a.Trước hết ta đi tìm hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ . -Xét về nghĩa đen: khi ăn một trái quả ngon ngọt thì chúng ta phải nhớ tới người đã trồng ra cây đó cho chúng ta hưởng thụ. -Nhưng quan trọng hơn là nghĩa bóng của câu tục ngữ: khi chúng ta được hưởng một thành quả nào đó chúng ta phải nhớ tới người đã tạo ra thành quả cho chúng ta hưởng thụ. -Nếu ta hiểu cuộc sống ấm no tốt đẹp ngày hôm nay là thành quả mà chúng ta được hưởng thụ. Vậy những người làm ra thành quả đó là những ai ? Trước hết đó là cha,là mẹ, là thầy cô giáo,là các bậc anh hùng dân tộc, các liệt sĩ, các bác sĩ , kĩ sư , công nhân b.Vì sao ông cha ta lại khuyên nhủ :”ăn quả nhớ kẻ trồng cây”? Bởi vì: -Những thành quả mà chúng ta được hưởng thụ không phải tự nhiên mà có . Để làm ra những thành quả này những người trồng cây đã không tiếc mồ hôi công sức trí tuệ thậm trí cả máu xương của mình để đem lại những thành quả tốt đẹp cho thế hệ sau. +Cha mẹ mang nặng đẻ đau ,sinh thành nuôi dưỡng chúng ta, luôn bên cạnh ta những lúc vui buồn. Cha mẹ làm lụng vất vả một nắng hai sương nuôi chúng ta ăn học lên người +Thầy cô luôn quan tâm dạy dỗ , uốn nắn ta lên người . trao cho ta ánh sang tri thức , chắp cánh cho những ước mơ của ta bay cao bay xa. +Các bậc anh hùng dân tộc ,các anh bộ đội, các co thanh niên xung phong họ đã hi sinh cả tuổi thanh xuân , thậm trí hi sinh cả máu xương cuộc đời để đem lại bình yên hạnh phúc cho chúng ta. +Những công nhân, kĩ sư, bác sĩ dã không tiếc mồ hôi công sức ,trí tuệ để lao động giúp cuộc sống tốt đẹp hơn. >Tất cả những người trồng cây họ đều đã hi sinh rất nhiều đểchúng ta có cuộc sống tốt đẹp ngày hôm nây.Bởi vậy việc biết ơn những người đi trước là bổn phận tất yếu là đạo lí làm người. -Lòng biết ơn là nền tảng vững chắc để tạo lên một xã hội thân ái, đoàn kết làm con người sống tốt hơn đẹp hơn. -ThiÕu lßng biÕt ¬n vµ hµnh ®éng ®Ó ®Òn ¬n con ng­êi sÏ trë nªn Ých kØ, xÊu xa vµ ®éc ¸c. -Lòng biết ơn là truyền thống hết sức tốt đẹp của dân tộc ta đã có từ ngàn xưa . Chúng ta cần trân trọng và phát huy hơn nữa. c.Hiểu lời khuyên của câu tục ngữ như vậy chúng ta cần phải làm gì? -Chúng ta cần phải thể hiện tấm lòng biết ơn và sự tri ân đối với những người đã tạo ra thành quả cho chúng ta hưởng thụ. -Con người cần nhớ nhận ơn thì phải trả ơn. -Phê phán những kẻ vong ơn bội nghĩa. -Liên hệ học sinh: Với cha mẹ . Với thầy cô 3.Kết bài: Câu tục ngữ tuy ngắn ngọn nhưng có ý nghĩa vô cùng sâu sắc .Nó là lời khuyên thắm đượm nghĩa tình, nó thể hiện truyền thống của con người Việt Nam trọng đạo nghĩa. Đề văn: Hãy giải thích lời khuyên của Lê- nin: “Học, học nữa, học mãi “ DÀN Ý 1.Mở bài Việc học là vô cùng quan trọng với cuộc sống của con người. Đề khuyên nhủ mọi người cần tích cực học tập Lê –nin đã có câu nói rất nổi tiếng : “Học, học nữa, học mãi” 2.Thân bài: a. Trước hết ta đi tìm hiểu ý nghĩa câu nói của Lê- nin. - Vậy “học “ là gì? Học là quá trình tìm hiểu, tích lũy thu nhận kiến thức, rèn luyện kĩ năng. Việc học có thể tiến hành bằng nhiều hình thức . Muốn học tốt phải có phương pháp học tập tiên tiến. -“Học nữa” có nghĩa là mở rộng phạm vi, nội dung học, học hết trình độ này đến trình độ khác.
  4. -Còn “ học mãi” là học không ngừng nghỉ, học suốt cả cuộc đời, luôn nâng cao hiểu biết của mình về mọi mặt. > Qua đây Lê- nin muốn khuyên nhủ mọi người cần phải tích cực học tập, học ở mọi lĩnh vực ,mọi nơi, việc học là vô tận và mọi người cần học tập suốt đời. b.Vì sao Lê- nin lại khuyên nhủ chúng ta cần : “Học, học nữa, học mãi “? Bởi vì: -Kiến thức của nhân loại là vô cùng rộng lớn , phong phú và ngày càng phát triển. Trong khi đó sự hiểu biết của con người chỉ là một giọt nước trong đại dương bao la. Cho nên con người cần phải tích cực học tập để mở mang trí tuệ. -Một người có học , có tri thức , có trình độ sẽ dễ kiếm được việc làm , dễ thành công trong cuộc sống .Giúp cho cuộc sống của bản thân ,gia đình và xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Không những thế người có học còn là những người biết đối nhân xử thế được mọi người yêu quý ,tôn trọng. -Khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển đòi hỏi con người phải không ngừng học tập, nếu không chịu khó học tập thì sẽ không đáp ứng được nhu cầu của xã hội và trở thành người thừa của xã hội. -Hơn nữa hiếu học là truyền thống hết sức tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay, chúng ta cần trân trọng , giữ gìn và phát huy. c.Hiểu lời khuyên của Lê- nin như vậy chúng ta cần làm gì? -Chúng ta cần chủ đông ,tích cực và sáng tạo trong việc học của mình. -Để học tốt chúng ta cần học ở mọi nơi ,mọi lúc ,học một cách toàn diện. -Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần phải không ngừng học tập, học hỏi lẫn nhau, học trong sách vở và thầy cô để trở thành một học sinh phát triển toàn diện . 3.Kết bài: “Học, học nữa, học mãi “ là lời khuyên chí tình chí nghĩa của Lê-nin. Nó mãi mãi là kim chỉ nam cho những ai muốn không ngừng tiến bộ trong cuộc sống.