Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Sinh học - Đề số 43

pdf 5 trang thaodu 3650
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Sinh học - Đề số 43", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_luyen_thi_thpt_quoc_gia_mon_sinh_hoc_de_so_43.pdf

Nội dung text: Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Sinh học - Đề số 43

  1. ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN SINH SỐ 43 Câu 1: Khi nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới, bằng chứng trực tiếp dùng để xác định loài xuất hiện trước, loài xuất hiện sau là A. cơ quan thoái hóa. B. cơ quan tương tự. C. cơ quan tương đồng. D. hóa thạch. Câu 2: Theo quan niệm của Đacuyn, nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa là A. biến dị cá thể. B. đột biến số lượng nhiễm sắc thể. C. đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. D. đột biến gen. Câu 3: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây đúng? A. Hình thành loài bằng cách li địa lí có thể có sự tham gia của các yếu tố ngẫu nhiên. B. Quá trình hình thành loài mới chỉ diễn ra trong cùng khu vực địa lí. C. Hình thành loài mới bằng cách li sinh thái là con đường hình thành loài nhanh nhất. D. Hình thành loài mới bằng cơ chế lai xa và đa bội hoá chỉ diễn ra ở động vật. Câu 4: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, đặc điểm sinh vật điển hình ở kỉ Tam Điệp là A. Dương xỉ phát triển mạnh, thực vật có hạt xuất hiện, lưỡng cư ngự trị, phát sinh bò sát. B. Cây hạt trần ngự trị, phân hóa bò sát cổ, cá xương phát triển, phát sinh thú và chim. C. Cây hạt trần ngự trị, bò sát cổ ngự trị, phân hóa chim. D. Phân hóa cá xương, phát sinh lưỡng cư và côn trùng. Câu 5: Một nhiễm sắc thể (NST) có trình tự các gen như sau ABCDEFGHI. Do rối loạn trong giảm phân đã tạo ra 1 giao tử có trình tự các gen trên NST là ABCDEHGFI. Có thể kết luận, trong giảm phân đã xảy ra đột biến A. đảo đoạn nhưng không làm thay đổi hình dạng nhiễm sắc thể. B. chuyển đoạn trên NST và làm thay đổi hình dạng nhiễm sắc thể. C. đảo đoạn chứa tâm động và làm thay đổi hình dạng nhiễm sắc thể. D. chuyển đoạn trên NST nhưng không làm thay đổi hình dạng NST. Câu 6: Cây hấp thụ nitơ ở dạng + - + + + - - + A. N2 và NO3 . B. N2 và NH3 . C. NH4 và NO3 . D. NH4 và NO3 . Câu 7: Nơi ở là A. khu vực sinh sống của sinh vật B. nơi cư trú của loài C. khoảng không gian sinh thái D. nơi có đầy đủ các yếu tố thuận lợi cho sự tồn tại của sinh vật Câu 8: Ở người, alen A quy định da bình thường, alen đột biến a quy định da bạch tạng, các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Trong 1 gia đình bố mẹ đều bình thường sinh con trai bị bạch tạng. Biết mọi người khác trong gia đình bình thường, quá trình giảm phân diễn ra bình thường. Kiểu gen của bố mẹ là A. Aa x Aa. B. AA x AA. C. XAXa x XAY. D. Aa x AA. Câu 9: Theo quan niệm hiện đại, trong quá trình phát sinh loài người, các nhân tố sinh học đóng vai trò chủ đạo trong giai đoạn A. Người vượn hóa thạch và người cổ. B. Người hiện đại. C. Người vượn hóa thạch và người hiện đại. D. Người cổ và người hiện đại. Câu 10: B dài 221 nm và có 1669 liên kết hiđrô, alen B bị đột biến thành alen b. Từ một tế bào chứa cặp gen Bb qua hai lần nguyên phân bình thường, môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình nhân đôi của cặp gen này 1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin. Dạng đột biến đã xảy ra với alen B là
  2. A. mất một cặp A-T. B. thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X. C. thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T. D. mất một cặp G-X. Câu 11: Một trong những đặc điểm của thường biến là A. phát sinh trong quá trình sinh sản hữu tính. B. có thể có lợi, có hại hoặc trung tính. C. xuất hiện đồng loạt theo một hướng xác định. D. di truyền được cho đời sau, là nguyên liệu của tiến hóa. Câu 12: Giả sử một quần thể động vật có 200 cá thể. Trong đó 60 cá thể có kiểu gen AA; 40 cá thể có kiểu gen Aa; 100 cá thể có kiểu gen aa, tần số của alen A trong quần thể trên là A. 0,2. B. 0,4. C. 0,5. D. 0,3. Câu 13: Cho các thành phần: 1. mARN của gen cấu trúc; 2. Các loại nuclêôtit A, U, G, X; 3. Enzim ARN pôlimeraza; 4. Ezim ADN ligaza; 5. Enzim ADN pôlimeraza. Các thành phần tham gia vào quá trình phiên mã các gen cấu trúc của opêron Lac ở E.coli là A. 3, 5. B. 2, 3. C. 2, 3, 4. D. 1, 2, 3. Câu 14: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E. coli, khi môi trường không có lactôzơ thì prôtêin ức chế sẽ ức chế quá trình phiên mã bằng cách A. liên kết vào vùng mã hóa. B. liên kết vào gen điều hòa. C. liên kết vào vùng vận hành. D. liên kết vào vùng khởi động. Câu 15: Ở sinh vật nhân thực, vùng đầu mút của nhiễm sắc thể A. là những điểm mà tại đó phân tử ADN bắt đầu được nhân đôi. B. là vị trí duy nhất có thể xảy ra trao đổi chéo trong giảm phân. C. có tác dụng bảo vệ các nhiễm sắc thể cũng như làm cho các nhiễm sắc thể không dính vào nhau. D. là vị trí liên kết với thoi phân bào giúp nhiễm sắc thể di chuyển về hai cực của tế bào. Câu 16: Một alen nào đó dù là có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể và một alen có hại cũng có thể trở nên phổ biến trong quần thể là do tác động của A. chọn lọc tự nhiên. B. đột biến. C. các yếu tố ngẫu nhiên. D. giao phối không ngẫu nhiên. Câu 17: Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái A. ở đó sinh vật sinh trưởng, phát triển tốt nhất B. ở mức phù hợp nhất đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất C. giúp sinh vật chống chịu tốt nhất với môi trường D. ở đó sinh vật sinh sản tốt nhất Câu 18: Ở ngô, tính trạng kích thước về chiều cao của thân do 3 gen quy định, mỗi gen có 2 alen. Mỗi alen lặn làm cây cao thêm 10 cm, chiều cao cây thấp nhất 80 cm. Chiều cao của cây cao nhất là A. 100 cm. B. 140 cm C. 120 cm D. 110 cm. Câu 19: Cho các thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hóa như sau: 1. Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định. 2. Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn nguyên liệu chủ yếu cho quá trình tiến hóa. 3. Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể cho dù alen đó là có lợi. 4. Không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiển gen của quần thể. 5. Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm. Các thông tin nói về vai trò của đột biến gen là:
  3. A. 1, 4. B. 3, 4. C. 1, 3. D. 2, 5. Câu 20: Một quần thể thực vật có cấu trúc di truyền ở thế hệ đầu là: 0,2 BB: 0,8 Bb, nếu cho tự thụ phấn liên tiếp qua 3 thế hệ thì thành phần kiểu gen của quần thể ở thế hệ F3 là A. 10% BB : 70% Bb : 30% bb. B. 55% BB : 10% Bb : 35% bb. C. 80% BB : 20% Bb. D. 43,75% BB : 12,5% Bb : 43,75% bb. Câu 21: Ở người, gen qui định nhóm máu ABO gồm 3 alen IA, IB, I0 nằm trên NST thường. Trong đó alen IA, IB là đồng trội so với alen I0. Xét một quần thể người cân bằng di truyền có tần số các alen IA = 0,5; IB = 0,3; I0 = 0,2. Một cặp vợ chồng trong quần thể này đều có nhóm máu B. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh con trai đầu lòng có nhóm máu O là: A. 2/49. B. 1/4. C. 2/98. D. 47/98. Câu 22: Ở một loài động vật ngẫu phối, biết alen A qui định lông dài trội hoàn toàn so với alen a qui định lông ngắn. Cho một số quần thể của loài trên có cấu trúc di truyền như sau: (1). Quần thể có 100% các cá thể có kiểu hình lông dài. (2). Quần thể có 100% các cá thể có kiểu hình lông ngắn. (3). Quần thể có thành phần kiểu gen: 0,49AA : 0,42Aa: 0,09aa. (4). Quần thể có thành phần kiểu gen: 0,4AA : 0,4Aa: 0,2aa. Trong các quần thể trên, có mấy quần thể chắc chắn đạt trạng thái cân bằng di truyền? A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Câu 23: Mạch mã gốc của một gen cấu trúc có trình tự nuclêôtit như sau: 3' TAX XAX GGT XXA TXA 5'. Khi gen này được phiên mã thì đoạn mARN sơ khai tương ứng sinh ra có trình tự ribonuclêôtit là A. 5' AAA UAX XAX GGU XXA 3'. B. 5' AUG GAX XGU GGU AUU 3'. C. 5' AUG AXU AXX UGG XAX 3'. D. 5' AUG GUG XXA GGU AGU 3'. Câu 24: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định quả vàng. Cho cây thân cao, quả đỏ giao phấn với cây thân cao, quả đỏ (P) thu được ở F1 có 4 kiểu hình. Trong đó, số cây có kiểu hình thân thấp, quả vàng chiếm tỉ lệ 1%. Biết rằng không xảy ra đột biến. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thân cao, quả đỏ có kiểu gen đồng hợp tử về cả hai cặp gen nói trên ở F1 là A. 66%. B. 59%. C. 1%. D. 51%. Câu 25: Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội bố mẹ gọi là A. ưu thế lai. B. thoái hóa giống. C. siêu trội. D. bất thụ. Câu 26: Khi nuôi cấy hạt phấn hay noãn chưa thụ tinh trong môi trường nhân tạo, kết quả có thể mọc thành A. cây trồng đa bội hóa để có dạng hữu thụ. B. các dòng tế bào đơn bội. C. các giống cây trồng thuần chủng. D. cây trồng mới do đột biến nhiễm sắc thể. Câu 27: Sự lưu thông khí trong các ống khí của chim được thực hiện nhờ sự A. co dãn của túi khí B. di chuyển của chân C. vận động của cổ D. vận động của đầu Câu 28: Ở cà chua, alen B quy định thân cao là trội hoàn toàn so với alen b quy định thân thấp. Cho cây tứ bội có kiểu gen BBBb tự thụ phấn thu được F1. Trong số cây thân cao ở F1, tỉ lệ cây F1 tự thụ phấn cho đời con toàn cây thân cao thuần chủng là bao nhiêu? Biết quá trình giảm phân bình thường, cây 4n tạo giao tử 2n đều có khả năng thụ tinh và không xảy ra đột biến. A. 12,75%. B. 75%. C. 50%. D. 25%. Câu 29: Ở một loài thực vật giao phấn, các hạt phấn của quần thể 1 theo gió bay sang quần thể 2 và thụ phấn cho các cây của quần thể 2. Đây là một ví dụ về
  4. A. biến động di truyền. B. di - nhập gen. C. giao phối không ngẫu nhiên. D. thoái hoá giống. Câu 30: Trong nhóm vượn người ngày nay, loài có quan hệ gần gũi nhất với người là A. gôrila. B. vượn. C. tinh tinh. D. đười ươi. Câu 31: Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do 2 cặp gen không alen quy định. Lai hai cây có kiểu hình khác nhau thu được F1. Cho các cây F1 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F2 gồm 56,25% cây hoa trắng và 43,75% cây hoa đỏ. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết, trong tổng số cây thu được ở F2, số cây hoa đỏ mang alen trội chiếm tỉ lệ A. 25%. B. 18,55%. C. 12,5%. D. 37,5%. Câu 32: Điều không đúng với sự tiêu hóa thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hóaở người là A. ở ruột già có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học. B. ở dạ dày có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học. C. ở miệng có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học. D. ở ruột non có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học. Câu 33: Ở đậu Hà Lan, alen A (hoa mọc ở trục) trội hoàn toàn so với alen a (hoa mọc đỉnh), alen B (màu đỏ) trội hoàn toàn so với alen b (màu trắng). Lai 2 cơ thể thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản thu được F1 100% hoa mọc ở trục, màu đỏ. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2. Theo lý thuyết, trong số các cây thu được ở F2 , số cây dị hợp một cặp gen chiếm tỉ lệ là bao nhiêu? Biết các gen phân li độc lập, giảm phân bình thường, không có đột biến xảy ra. A. 56,25%. B. 6,25%. C. 50%. D. 31,25%. Câu 34: Sản phẩm của pha sáng gồm: A. ATP, NADPH VÀ O2. B. ATP, NADPH VÀ CO2. + C. ATP, NADP VÀ O2. D. ATP, NADPH. Câu 35: Một đoạn mạch mã gốc của gen có trình tự các nuclêôtit như sau: 3’ AAATTGAGX 5’ Biết quá trình phiên mã bình thường, trình tự các nuclêôtit của đoạn mARN tương ứng là A. 5’ TTTAAXTXG 3’. B. 3’ UUUAAXUXG 5’. C. 5’ TTTAAXTGG 3’. D. 3’ GXUXAAUUU 5’. Câu 36: Một nhóm tế bào sinh tinh có kiểu gen AaDdEe giảm phân hình thành giao tử bình thường, theo lý thuyết số loại giao tử tối đa tạo ra từ cơ thể này là A. 6. B. 16. C. 4 D. 8. Câu 37: Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái thì chúng thường có vùng phân bố A. hạn chế B. rộng C. vừa phải D. hẹp Câu 38: Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao trên mỗi chạc tái bản (chạc chữ Y) có một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn? A. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’. B. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn có chiều 3’→5’. C. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 3’→5’. D. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn có chiều 5’→3’. Câu 39: Trong điều kiện phòng thí nghiệm, người ta sử dụng 3 loại nuclêôtit để tổng hợp một phân tử mARN nhân tạo. Để phân tử mARN sau tổng hợp có thể thực hiện dịch mã tổng hợp chuỗi pôlipeptit. Ba loại nuclêôtit được sử dụng là A. U, A, X. B. A, G, X. C. U, G, X. D. G, A, U. Câu 40: Ở một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 14, số nhóm gen liên kết của loài là
  5. A. 2. B. 14. C. 7. D. 28.