Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Sinh học - Đề số 26

pdf 7 trang thaodu 5450
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Sinh học - Đề số 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_on_luyen_thi_thpt_quoc_gia_mon_sinh_hoc_de_so_26.pdf

Nội dung text: Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Sinh học - Đề số 26

  1. ĐỀ ÔN LUYỆN THPT QUỐC GIA MÔN SINH 26 Câu 1 : Trong điều kiện phòng thí nghiệm, người tasử dụng 3 loại nuclêôtit cấu tạo nên ARN để tổng hợp một phân tử mARN nhân tạo. Phân tử mARN này chỉ có thể thực hiện được quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit khi 3 loại nuclêôtit được sử dụng là A. ba loại U, G, X B. ba loại U, A, X C. ba loại A, G, X D. ba loại G, A, U. Câu 2 : Ở thực vật, hooc môn có vai trò thúc quả chóng chín là A. êtilen. B. axit abxixic. C. xitôkinin. D. auxin. Câu 3 : Những tập tính nào là những tập tính bẩm sinh? A. Người thấy đèn đỏ thì dừng lại, chuột nghe mèo kêu thì chạy. B. Người thấy đèn đỏ thì dừng lại, ếch đực kêu vào mùa sinh sản. C. Ve kêu vào mùa hè, chuột nghe mèo kêu thì chạy. D. Ve kêu vào mùa hè, ếch đực kêu vào mùa sinh sản. Câu 4 : Một học sinh đã chỉ ra các hậu quả khi bón liều lượng phân bón hóa học cao quá mức cần thiết cho cây như sau: 1. Gây độc hại đối với cây. 2. Gây ô nhiễm môi trường. 3. Làm đất đai phì nhiêu nhưng cây không hấp thụ được hết. 4. Dư lượng phân bón sẽ làm xấu lí tính của đất, giết chết các vi sinh vật có lợi. Tổ hợp ý đúng là A. 1, 2, 3, 4. B. 1, 2, 3. C. 1, 2. D. 1, 2, 4. Câu 5 : Một trong những điểm giống nhau giữa quá trình nhân đôi ADN và quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực là A. đều có sự xúc tác của enzim ADN pôlimeraza. B. đều theo nguyên tắc bổ sung. C. đều có sự hình thành các đoạn Okazaki. D. đều diễn ra trên toàn bộ phân tử ADN. Câu 6 : Gen không phân mảnh có A. vùng mã hoá liên tục. B. Các đoạn intrôn. C. cả exôn và intrôn. D. Vùng mã hoá không liên tục. Câu 7 : Trong các thành phần dưới đây, có bao nhiêu thành phần tham gia trực tiếp vào quá trình phiên mã các gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ? 1. Gen. 2. Nuclêôtit. 3. tARN. 4. Ribôxôm.
  2. 5. Enzim ARN pôlimeraza. 6. rARN. 7.ARN mồi. 8. Okazaki. A. 4 B. 1 C. 2 D. 3 Câu 8 : Mỗi gen mã hoá protein điển hình gồm các vùng theo trình tự là A. vùng điều hoà, vùng vận hành, vùng kết thúc. B. vùng vận hành, vùng mã hoá, vùng kết thúc. C. vùng điều hoà, vùng mã hoá, vùng kết thúc. D. vùng điều hoà, vùng vận hành, vùng mã hoá. Câu 9 : Cho dữ kiện về các diễn biến trong quá trình dịch mã ở sinh vật nhân sơ như sau: 1. Sự hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu với axit amin thứ nhất. 2. Hạt bé của ribôxôm gắn với mARN tại mã mở đầu 3. tARN có anticodon là 3'UAX5' rời khỏi ribôxôm. 4. Hạt lớn của ribôxôm gắn với hạt bé. 5. Phức hợp [fMet-tARN] đi vào vị trí mã mở đầu. 6. Phức hợp [aa2-tARN] đi vào ribôxôm. 7. Hạt lớn và hạt bé của ribôxôm tách nhau ra. 8. Hình thành liên kết peptit giữa aa1 và aa2. 9. Phức hợp [aa1-tARN] đi vào ribôxôm. Trình tự nào sau đây đúng? A. 2,5,4,9,1,3,6,8,7 B. 2,4,1,5,3,6,8,7 C. 2,4,5,1,3,6,7,8 D. 2,5,1,4,6,3,7,8. Câu 10 : Ảnh dưới đây mô tả giai đoạn nào của quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit ở sinh vật nhân sơ? A. Kết thúc. B. Kéo dài. C. Mở đầu. D. Hoạt hóa axit amin. Câu 11 : Thể vàng sản sinh ra hoocmôn: A. Prôgestêrôn B. LH. C. FSH D. GnRH Câu 12 : Ở sinh vật nhân thực, trình tự nucleotit trong vùng mã hóa của gen nhưng không mã hóa axit amin được gọi là
  3. A. đoạn êxôn B. vùng vận hành C. đoạn intron D. gen phân mảnh Câu 13 : Trong quá trình nhân đôi ADN ở vi khuẩn E.coli, xét trên toàn bộ phân tử ADN A. Hai mạch mới được tổng hợp gián đoạn. B. Hai mạch mới được tổng hợp liên tục. C. Theo chiều tháo xoắn, mạch 3’ → 5’ được tổng hợp liên tục, mạch 5’ → 3’ được tổng hợp gián đoạn. D. Mạch mã gốc được tổng hợp liên tục, mạch bổ sung được tổng hợp gián đoạn. Câu 14 : Phát biểu nào sau đây đúng? A. Một bộ ba mã di truyền có thể mã hoá cho một hoặc một số axit amin. B. Ở sinh vật nhân chuẩn, axit amin mở đầu chuỗi pôlipeptit sẽ được tổng hợp là metiônin. C. Trong phân tử ARN có chứa gốc đường C5H10O5 và các bazơ nitric A, T, G, X D. Phân tử tARN và rARN có cấu trúc mạch đơn, phân tử mARN có cấu trúc mạch kép. Câu 15 : Trong số các vitamin A, B, C, D, K, E thì vitamin nào tan trong nước? A. A, D, E, K B. B,C C. A, B, C, D D. B, C, D, E. Câu 16 : Cho 1 mARN sơ khai ở sinh vật nhân thực có trình tự các nucleotit như sau 5’ XAGGXAUGUGGXUUGGGUUUAAAUGX 3’. Hỏi 5 nuclêôtit đầu tiên của mARN được phiên mã từ vùng nào của gen? A. Vùng mã hóa B. Vùng kết thúc C. Các intron D. Vùng điều hòa Câu 17 : Hình thức sống của virut là : A. Sống kí sinh không bắt buộc B. Sống kí sinh bắt buộc C. Sống cộng sinh D. Sống hoại sinh Câu 18 : Trong cấu trúc chung của gen cấu trúc, ranh giới giữa vùng điều hòa và vùng mã hóa là A. bộ ba kết thúc B. bộ ba đối mã C. bộ ba mở đầu D. bộ ba mã hóa Câu 19 : Trong quá trình nhân đôi ADN, các enzim tham gia gồm: (1) enzim ADN pôlimeraza. (2) enzim ligaza. (3) các enzim tháo xoắn. (4) enzim ARN pôlimeraza tổng hợp đoạn mồi. Trình tự hoạt động của các enzim là A. (3); (4); (1); (2) B. (2); (3); (1); (4) C. (4); (3); (2); (1) D. 3); (2); (1); (4). Câu 20 : Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về mã di truyền? (1) là mã bộ 3. (2) gồm 62 bộ ba. (3) có 3 mã kết thúc. (4) mang tính thoái hóa. A. 3 B. 4 C. 2 D. 1
  4. Câu 21 : Ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 12, trong trường hợp trên mỗi cặp nhiễm sắc thể tương đồng xét một cặp gen dị hợp. Nếu có đột biến lệch bội dạng ba nhiễm (2n +1) xảy ra, thì số kiểu gen dạng ba nhiễm (2n +1) khác nhau được tạo ra tối đa trong quần thể của loài là A. 48 B. 6 C. 12 D. 24 Câu 22 : Từ 3 loại Nu là U, G, X có thể tạo ra bao nhiêu mã bộ ba chứa ít nhất một nuclêôtit loại X? A. 19 B. 27 C. 37 D. 8 Câu 23 : Cho hai NST có cấu trúc và trình tự các gen ABCDE*FGH và MNOPQ*R (dấu * biểu hiện cho tâm động). Đột biến tạo ra NST có cấu trúc MNOCDE*FGH và ABPQ*R thuộc đạng dột biến A. đảo đoạn có tâm động B. đảo đoạn ngoài tâm động C. chuyển đoạn không tương hỗ D. chuyển đoạn tương hỗ Câu 24 : Một chủng vi khuẩn E. coli bị đột biến không thể phân giải được đường latose mà chỉ có thể phân giải được các loại đường khác. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể là: A. Đột biến gen đã xảy ra hoặc ở vùng khởi động hoặc ở vùng mã hóa của gen thuộc Operon Lac. B. Đột biến gen đã xảy ra ở vùng khởi động của Operon Lac. C. Đột biến gen đã xảy ra ở vùng vận hành của Operon Lac. D. Đột biến gen đã xảy ra ở vùng mã hóa của một trong các gen của Operon Lac. Câu 25 : Ở một loài thực vật có bộ NST 2n = 20. Giả sử đột biến làm phát sinh thể một ở tất cả các cặp NST. Theo lí thuyết, có tối đa bao nhiêu dạng thể một khác nhau thuộc loài này? A. 19 B. 21 C. 10 D. 11 Câu 26 : Một gen rất ngắn được tổng hợp nhân tạo trong ống nghiệm có trình tự nuclêôtit như sau: Mạch I: (1) TAX ATG ATX ATT TXA AXT AAT TTX TAG GTA XAT (2) Mạch II: (1) ATG TAX TAG TAA AGT TGA TTA AAG ATX XAT GTA (2) Gen này dịch mã trong ống nghiệm cho ra 1 phân tử prôtêin chỉ gồm 5 axit amin. Hãy cho biết mạch nào được dùng làm khuôn để tổng hợp ra mARN và chiều phiên mã trên gen? A. Mạch II làm khuôn, chiều phiên mã từ (1) → (2). B. Mạch I làm khuôn, chiều phiên mã từ (2) → (1). C. Mạch I làm khuôn, chiều phiên mã từ (1) → (2). D. Mạch II làm khuôn, chiều phiên mã từ (2) → (1).
  5. Câu 27 : Trường hợp nào dưới đây không thuộc dạng đột biến lệch bội? A. Tế bào sinh dục thừa 1 NST B. Tế bào sinh dưỡng có ộm t cặp NST gồm 4 chiếc C. Trong tế bào sinh dưỡng thì ỗm i cặp NST đều chứa 3 chiếc. D. Tế bào sinh dưỡng thiếu 1 NST trong bộ NST Câu 28 : Ở vi khuẩn E.Coli, giả sử có 5 chủng đột biến như sau: Chủng 1. Đột biến ở vùng khởi động của gen điều hòa R làm cho gen này không phiên mã. Chủng 2. Đột biến ở gen điều hòa R làm cho prôtêin do gen này tổng hợp mất chức năng. Chủng 3. Đột biến ở vùng khởi động của opreron Lac làm cho vùng này không thực hiện chức năng. Chủng 4. Đột biến ở vùng vận hành của opreron Lac làm cho vùng này không thực hiện chức năng. Chủng 5. Đột biến ở gen cấu trúc Z làm cho prôtêin do gen này quy định mất chức năng. Các chủng đột biến có Operon Lac luôn hoạt động trong môi trường có hoặc không có lactôzơ là A. 1, 2, 4, 5 B. 2, 3, 4, 5 C. 1, 2, 4. D. 2, 4, 5 Câu 29 : Trên một chạc chữ Y của đơn vị nhân đôi có 232 đoạn Okazaki. Số đoạn mồi trong đơn vị nhân đôi trên là: A. 468 B. 464 C. 466 D. 460 Câu 30 : Một chuỗi pôlinuclêôtit được tổng hợp nhân tạo từ hỗn hợp hai loại nuclêôtit với tỉ lệ là 80% nuclêôtit loại A và 20% nuclêôtit loại U. Giả sử sự kết hợp các nuclêôtit là ngẫu nhiên thì tỉ lệ mã bộ ba AAU là A. 1/125 B. 16/125 C. 64/125 D. 4/125 Câu 31 : Một gen mạch kép thẳng của sinh vật nhân sơ có chiều dài 4080Å. Trên mạch 1 của gen có A1 = 260 nuclêôtit, T1 = 220 nuclêôtit. Gen này thực hiện nhân đôi một số lần sau khi kết thúc đã tạo ra tất cả 64 chuỗi pôlinuclêôtit. Số nuclêôtit từng loại mà môi trường nội bào cung cấp cho quá trình nhân đôi của gen nói trên là: A. A=T=30240; G=X=45360 B. A=T=29760; G=X=44640 C. A=T=16380; G=X=13860 D. A=T=14880; G=X=22320 Câu 32 : Khi nói về đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây sai? A. Một số thể đột biến mang nhiễm sắc thể bị đảo đoạn có thể làm giảm khả năng sinh sản. B. Sự sắp xếp lại các gen do đảo đoạn góp phần tạo ra nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.
  6. C. Đoạn nhiễm sắc thể bị đảo luôn nằm ở đầu mút hay giữa nhiễm sắc thể và không mang tâm động. D. Đảo đoạn nhiễm sắc thể làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên nhiễm sắc thể, vì vậy hoạt động của gen có thể bị thay đổi. Câu 33 : Alen B dài 221 nm và có 1669 liên kết hiđrô, alen B bị đột biến thành alen B. Từ một tế bào chứa cặp gen Bb qua hai lần nguyên phân bình thường, môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình nhân đôi của cặp gen này 1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin. Dạng đột biến đã xảy ra với alen B là A. mất một cặp A - T B. mất một cặp G - X C. thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X D. thay thế một cặp G - X bằng một cặp A - T Câu 34 : Đột biến làm tăng cường hàm lượng amylaza ở Đại mạch thuộc dạng A. mất đoạn nhiễm sắc thể B. lặp đoạn nhiễm sắc thể C. đảo đoạn nhiễm sắc thể D. chuyển đoạn nhiễm sắc thể Câu 35 : Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây sai? A. Đột biến gen có thể gây hại nhưng cũng có thể vô hại hoặc có lợi cho thể đột biến B. Gen đột biến khi đã phát sinh chắc chắn được biểu hiện ngay ra kiểu hình C. Đột biến gen làm thay đổi chức năng của prôtêin thường có hại cho thể đột biến D. Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào môi trường và tổ hợp gen Câu 36 : Nhiễm sắc thể dài gấp nhiều lần so với đường kính tế bào, nhưng vẫn được xếp gọn trong nhân vì A. nó được cắt thành nhiều đoạn B. đường kính của nó rất nhỏ C. nó được dồn nén lai thành nhân con D. nó được đóng xoắn ở nhiều cấp độ. Câu 37 : Phát biểu nào sau đây không đúng về nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực? A. Trên nhiễm sắc thể có tâm động là vị trí để liên kết với thoi phân bào. B. Nhiễm sắc thể được cấu tạo từ ARN và prôtêin loại histôn. C. Trên một nhiễm sắc thể có nhiều trình tự khởi đầu nhân đôi. D. Vùng đầu mút của nhiễm sắc thể có tác dụng bảo vệ nhiễm sắc thể. Câu 38 : Giả sử một đoạn mARN có trình tự các nuclêôtit như sau: 3’ GAU - AUG- XXX - AAA- UAG – GUA - XGA–5’ Khi được dịch mã thì chuỗi pôlipeptit hoàn chỉnh hình thành gồm bao nhiêu axit amin? A. 5 B. 4 C. 2 D. 3
  7. Câu 39 : Ở người, một số bệnh di truyền do đột biến lệch bội được phát hiện là A. Claiphentơ, máu khó đông, Đao B. siêu nữ, Tơcnơ, ung thư máu. C. ung thư máu, Tơcnơ, Claiphentơ D. Claiphentơ, Đao, Tơcnơ Câu 40 : Khi xử lí các dạng lưỡng bội có kiểu gen AA, Aa, aa bằng tác nhân consixin, có thể tạo ra được các ạd ng tứ bội nào sau đây? (1) AAAA. (2) AAAa. (3) AAaa. (4) Aaaa. (5) aaaa. Phương án đúng là: A. (1), (4) và (5) B. (1), (2) và (3) C. (1), (3) và (5) D. (1), (2) và (4).