Đề ôn tập giữa kì 2 môn Ngữ văn 7

docx 10 trang Hoài Anh 27/05/2022 4181
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập giữa kì 2 môn Ngữ văn 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_on_tap_giua_ki_2_mon_ngu_van_7.docx

Nội dung text: Đề ôn tập giữa kì 2 môn Ngữ văn 7

  1. Ngày soạn : 22/02/2022 Ngày dạy: Tiết 97 + 98 ÔN TẬP GIỮA KÌ II MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Hệ thống các kiến thức đã học, nội dung cơ bản, đặc trưng thể loại, hiểu được giá trị tư tưởng và nghệ thuật của từng văn bản. - Một số kiến thức liên quan đến đọc - hiểu văn bản như nghị luận văn học, nghị luận xã hội. - Sự khác nhau căn bản giữa kiểu văn bản nghị luận và kiểu văn bản tự sự, trữ tình. 2. Năng lực: a. Năng lực chung:Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác. b. Năng lực chuyên biệt: - Khái quát, hệ thống hóa, so sánh, đối chiếu và nhận xét về tác phẩm nghị luận văn học và nghị luận xã hội. - Nhận diện và phân tích được luận điểm, phương pháp lập luận trong các văn bản đã học. - Trình bày, lập luận có lí, có tình. 3.Phẩm chất: Chăm học, vận dụng vào thực tế bài làm tập làm văn. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Kế hoạch dạy học - Học liệu: bảng phụ, tài liệu tham khảo, phiếu học tập. 2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc bài và trả lời các câu hỏi . NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 7
  2. Văn bản: Biết được tác giả, tác phẩm, nghệ thuật và ý nghĩa các văn bản sau: 1.Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất 2. Tục ngữ về con người và xã hội 3. Đức tính giản dị của Bác Hồ ( Phạm Văn Đồng ) 4. Ý nghĩa của văn chương ( Hoài Thanh ) Tiếng Việt: 1. Thế nào là câu rút gọn? Việc rút gọn câu nhằm mục đích gì? Khi rút gọn câu cần lưu ý điều gì? 2. Thế nào là câu đặc biệt? Tác dụng của câu đặc biệt. 3. Trạng ngữ.Về ý nghĩa: Trạng ngữ thêm vào câu để xác định về gì? Về hình thức: vị trí của trạng ngữ? Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngứ thường có ranh giới gì? 4. Câu chủ động là gì? Câu bị động là gì? Nêu mục đích chuyển đối câu chủ động sang câu bị động và ngược lại? Quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành mỗi kiểu câu bị động? Tập làm văn 1. Đặc điểm của lập luận chứng minh ? Các bước làm bài văn lập luận chứng minh và bố cục? I HỆ THỐNG CÁC KIẾN THỨC TRỌNG TÂM GIỮA KÌ II - Học sinh: Kẻ bảng hệ thống: Khái niệm. Cách làm và thực hành một số đề. - Giáo viên: chuẩn bị một số đề bài và tổ chức cho học sinh * Văn chứng minh I. Khái niệm Là phép lâp luận dùng những lí lẽ bằng chứng chân thực,đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới là đáng tin cậy II. Cách làm 1.Tìm hiểu đề, tìm ý 2.Lập dàn bài - MB: Nêu vấn đề cần được chứng minh - TB:Nêu lí lẽ , dân chứng để chứng tỏ luận điẻm là đúng đán - KB: Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh -Chú ý: Giữa các phần, các đoạn văn cần có phương tiện liên kết. Thực hành Đề bài 1 : Tổ 1 Ca dao, dân ca VN thấm đẫm tình yêu quê hương đất nước. Em hãy chứng minh. a). Mở bài: Dẫn dắt vào đề + Ca dao là lời ru êm ái, quen thuộc + Là tiếng nói gia đình, đằm thắm, tình yêu quê hưong đất nước b) Thân bài:
  3. Ca dao ghi nội lại tình yêu quê hương đất nước - Họ yêu những gì thân thuộc trên mảnh đất quê hương “Đứng bên mêng mông”. - Xa quê, họ nhớ những gì bình dị của quê hương, nhớ người thân: “Anh đi anh nhớ hôm nao” - Nhớ cảnh đẹp và nghề truyền thống của quê hương “Gió đưa cành trúc Tây Hồ”. - Nhớ đến Huế đẹp và thơ mộng “Lờ đờ bóng ngả trăng chênh Tiếng hò xa vắng nặng tình nước non” c). Kết Bài: Ca dao chất lọc những vẻ đẹp bình dị, bồi đắp tâm hồn tình yêu cuộc sống Đề bài 2 : Tổ 2 Chứng minh: “Rừng đem lại lợi ích to lớn cho con người” a)Mở Bài : Tầm quan trọng của rừng đối với cuộc sống, sự ưu đãi của thiên nhiên đối với con người. b)Thân Bài: Chứng minh: - Từ xa xưa rừng là môi trường sống của bầy người nguyên thuỷ: + Cho hoa thơm quả ngọt + Cho vỏ cây làm vật che thân + Cho củi, đốt sưởi. - Rừng cung cấp vật dụng cần thiết + cho tre nứa làm nhà + Gỗ quý làm đồ dùng + Cho là làm nón + Cho dược liệu làm thuốc chữa bệnh + Rừng là nguồn vô tận cung cấp vật liệu: giấy viết, sợi nhân tạo để dệt vải, thắng cảnh để nghỉ ngơi, là nguồn du lịch. + Rừng điều hoà khí hậu, làm trong lành không khí c) Kết Bài : Khẳng định lợi ích to lớn của rừng bảo vệ rừng Đề bài 3 : Tổ 3 Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ : “Một cây làm chẳng lên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. a).Mở bài: - Nêu tinh thần đoàn kết là nguồn sức mạnh - Phát huy mạnh mẽ trong kháng chiến chống quân thù Nêu vấn đề: “Một cây núi cao” b).Thân bài: Giải thích: “Một cây không làm nên non, nên núi cao” - Ba cây làm nên non, nên núi cao - Câu tục ngữ nói lên tình yêu thương, đ/k của cộng đồng dân tộc.
  4. Chứng minh: -Thời xa xưa VIệt Nam đã trồng rừng, lấn biển, làm lên những cánh đồng màu mỡ: “Việt Nam hơn”- Nguyễn Đình Thi. - Trong lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước + Khởi nghĩa Bà Trưng, Bà Triệu, Quang Trung +TK 13: Ngô Quyền chống quân Nam Hán +TK 15: Lê Lợi chống Minh +Ngày nay: chiến thắng 1954 +Đại thắng mùa xuân 1975 - Trên con đường phát triển công nông nghiệp, hiện đại hoá phấn đấu cho dân giàu nước mạnh. +Hàng triệu con người đang đồng tâm c).Kết bài: - Đoàn kết trở thành 1 truyền thống quý báu của dân tộc - Là HS em cùng xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau học tập. Đề bài 4 : Đề tự thực hành ở nhà Chứng minh rằng nhân dân ta từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lý: “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” “ Uống nước nhớ nguồn”. 1. Tìm hiểu đề - lòng biết ơn những người đã tạo ra thành quả để mình được hưởng- một đạo lý sống đẹp của dân tộcVN. 2. Tìm ý - Con cháu kính yêu và biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ. - Các lễ hội văn hoá. - Truyền thống thờ cúng tổ tiên thể hiện lòng biết ơn. - Học trò biết ơn thầy, cô giáo 3. Dàn bài . a, Mở bài. - Dẫn vào luận điểm => nêu vấn đề=> bài học về lẽ sống, về đạo đức và tình nghĩa cao đẹp của con người. b, Thân bài. - Người VN có truyền thống quý báu thờ cúng tổ tiên. - Dân tộc ta rất tôn sùng những người có công lao trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. - Ngày nay dân ta vẫn luôn sống theo đạo lý : “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. - Phát động phong trào nhà tình nghĩa. - Học sinh làm công tác TQT c, Kết bài: - Khẳng định nấn mạnh đạo lý *Phần văn học: A-Tục ngữ: I. Thế nào là tục ngữ - Những câu nói dân gian có vần, có nhịp, có hình ảnh, phản ánh những kinh nghiệm của nhân dân ta về thiên nhiên và lao động sản xuất, về con người và xã hội. II. Nội dung của tục ngữ 1.Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sảnxuất
  5. 2.Tục ngữ về con người và xã hội. III. Nhận diện tục ngữ: Đặc điểm hình thức - Ngắn gọn - Thường có vần, nhất là vần lưng - Các về thường đối xứng nhau cả về hình thức cả về nội dung - Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh IV. Phân biệt tục ngữ với ca dao + Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, còn ca dao câu đơn giản nhất cũng phải là một cặp lục bát + TN nói đến kinh nghiệm lao động sản xuất còn ca dao nói đến tư tưởng tình cảm của con người. +TN là những câu nói ngắn gọn, ổn định thiên về lí trí, nhằm nêu lên những nhận xét khách quan còn ca dao là thơ trữ tình thiên về tình cảm, nhằm phô diễn nội tâm con người. A Hình thức : * Khái niệm : - Tục ngữ là những câu nói dân gian thể hiện kinh nghiệm của nhân dân ( tự nhiên,lao động sản xuất,xã hội ) được nhân dân vận dụng vào đời sống , suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày . * Đặc điểm về hình thức - Tục ngữ ngắn gọncó tác dụng dồn nén,thông tin,lời ít ý nhiều;tạo dược ấn tượng mạnh trong việc khẳng định - Tục ngữ thường dùng vần lưng ,gieo vần ở giữ câu làm cho lời nói có nhạc điệu dễ nhớ,dễ thuộc. - Các vế thường đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung thể hiện sự sáng tỏ trong cách suy nghĩ và diễn đạt. - Tục ngữ là lơì nói giàu hình ảnh khiến cho lời nói trở nên hấp dẫn,hàm súc và giàu sức thuyết phục. B . Nội dung : 1 . Tục ngữ về thiên nhiên và lao động xã hội . - Học sinh: Nhắc lại nội dung và nghệ thuật chính Câu 1 : - tháng năm ( âm lịch )đêm ngắn , ngày dài; tháng mười (âm lịch )đêm dài,ngày ngắn Câu 2 : - đêm nào trời nhiều sao,ngày hôm sau sẽ có nắng,ít sao sẽ mưa. Câu 3 : - khi thấy trên trời có ráng mây màu mỡ gà thì biết sắp có bão. Câu 4 : - vào tháng bảy khi thấy kiến bò lên cao là sắp có bão. Câu 5 : - đất đai rất quí,quí như vàng Câu 6 : - nêu lên lợi ích của các công việc làm ăn,lợi nhiều là cá,vườn,sau đó là ruộng. Câu 7 : - nói lên tầm quan trọng của 4 yếu tố đối với nghề trồng lúa. Câu 8 : - tầm quan trọng của hai yếu tố thời vụ , đất đai. 2 . Tục ngữ về con người và xã hội :
  6. a) Nghĩa và giá trị những câu tục ngữ * Câu 1 : - người quí hơn của.khẳng định và coi trọng giá trị con người. - Ứng dụng :phê phán thái độ xem người hơn của,an ủi trường hợp “của đi thay người”,đặt con người lên mọi thứ của cải * Câu 2 : - những gì thuộc hình thúc con người điều thể hiện nhân cách người đó . - Câu tục ngữ nhắc nhở con người phải biếtgiữ gìn răng tóc cho sạch sẽ. - Thể hiện cách nhìn nhận đánh giá con người :hình thức biểu hiện nội dung Câu 3 : - nhắc nhở con người trong đời sống phải học rất nhiều điều,ứng xử một cách lịch sự tế nhị,có văn hóa Câu 4 : - Dù đói vẫn ăn uống sạch sẽ,thơm tho - Dù nghèo khổ thiếu thốn phải sống trong sạch cao quí,không làm tội lỗi xấu xa Câu 5 và 6 : * Không thầy đố mày làm nên”khẳng định vai trò quan trọng công ơn to lớn của thầy,phải biết trọng thầy. _”Học thầy không tày học bạn” học ở bạn là một cách học bổ ích và bạn gần gũi dể trao đổi học tập. Hai câu tưởng chừng mâu thuẫn nhau nhưng thực ra bổ sung ý nghĩa cho nhau .Hai câu khẵng định hai vấn đề khác nhau _ Tục ngữ có nhiều trường hợp tương tự +Máu chảy ruột mềm + Bán anh em xa mua láng giềng gần + Có mình thì giữ + Sẩy đàn tan nghé Câu 7:_ - Khuyên nhủ con người phải biết thương yêu người khác - Tục ngữ là một triết lí,là một bài học về tình cảm Câu 8 : - Khi hưởng thành quả phải nhớ công người gây dựng - Khuyên nhũ con người phải biết ơn người đi trước,biết ơn là tình cảm đẹp thể hiện tư tưởng coi trọng công sức con người Câu 9: - một người không thể làm nên việc lớn,nhiều người họp sức lại thì có thể làm việc cao cả khẳng định sức mạnh đoàn kết 3.Những đặc điểm trong tục ngữ - Câu 1,6,7 diễn đạt bằng hình thức so sánh - Câu 8,9 diễn đạt bằng cách dùng hình ảnh ẩn dụ - Câu 2,3,4,5,8,9 sử dụng từ và câu có nhiều nghĩa . B-Văn bản: I . Tinh thần yêu nước của nhân dân ta . 1 .Giới thiệu - Bài văn trích trong báo cáo chính trị của Chủ Tịch Hồ Chí Minh tại Đại Hội lần thứ II,tháng 2 năm 1951của Đảng Lao Động Việt Nam.
  7. - Vấn đề nghị luận của bài văn trong câu văn ở phần mở đầu “dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.Đó là một truyền thống quí báu của dân tộc ta” 2.Bố cục và lập ý. - Mở bài(từ đầu .lũ cướp nước)nêu vấn đề nghị luận:tinh thần yêu nước là một tryền thống quí báu của dân tộc ta - Thân bài(lịch sử ta dân tộc ta) chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc và trong cuộtc kháng chiến hiện tại(1951 diễn ra cuộc kháng chiếnchống TD Pháp ) - Kết bài:( phần còn lại) khẳng định nhiệm vụ của Đảng là phải làm cho tinh thần yêu nước của nhân dân phát huy mạnh mẽ 3 . Nghệ thụât lập luận trong bài. - Lập luận nổi bật là cách lựa chọn và trình bày dẫn chứng để chứng minh. - Tinh thần yêu nước biểu hiện các tấm gương anh hùng được kể theo trật tự thời gian. - Tinh thần yêu nước của đồng bào trong cuộc kháng chiến(những việc làm biểu hiện tình yêu nước).Dẫn chứng nêu toàn diện ở mọi lứa tuổi ,mọi miền,mọi tầng lớp trong xã hội. 4 .Điểm đặc sắc trong nghệ thuật diễn đạt. - Lấy hình ảnh so sánh “một làn sóng vô cùng mạnh mẽ” với “tinh thần yêu nước” sức mạnh tinh thần yêu nước. - So sánh “tinh thần yêu nước” với “ba cía quí” Hình dung hai trạng thái của tinh thần yêu nước: + Bộc lộ mạnh mẽ ra ngoài. + Tìm tàng kín đáo bên trong. - Thủ pháo liệt kê thể hiện sự phong phú với nhiều biểu hiện đa dạng của tinh thần yêu nước trong nhân dân II . Đức tính giản dị của Bác Hồ . 1 .Giới thiệu a)Tác giả: Phạm Văn Đồng(1906_ 2000) là một trong những học trò xuất sắc và là người cộng sự gần gũi của chủ tịch Hồ Chí Minh. b).Tác phẩm: - bài “đức tính giản dị của Bác Hồ” trích từ bài chủ tịch Hồ Chí Minh tinh hoa khí phách của dân tộc,lương tâm của thời đại _ diễn văn trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh(1970). c) .Luận điểm: - đức tính giản dị của Bác Hồ thể hiện nhất quán tong cuộc d0ời hoạt động cách mạng và đời sống sinh hoạt hàng ngày. 2 .Phân tích văn bản . a) Đức tính giản dị của Bác Hồ * Đức tính giản dị của Bác Hồ thể hiện trên nhiều phương diện: - Bữa ăn : vài món giản đơn,khi ăn không để rơi vãi,ăn xong thu dọn sạch sẽ. - Căn nhà : vài ba phòng hòa cùng thiên nhiên - Việc làm: từ việc nhỏ đến việc lớn ít cần ngừơi phục vụ. - Đời sống sinh hoạt phong phú,cao đẹp - Giản dị trong lời nói,bài viết Chứng cứ thuyết phục b) Bình luận của tác giả - Sự giản dị không phải là lối sống khắc khổ của nhà tu hành hay hiền triết.
  8. - Giản dị về đời sống vật chất nhưng phong phú về đời sống tinh thần . Đó là một đời sống văn minh 3 . Kết luận - Giản dị là đức tính nổi bật của Bác Hồ - Bài văn vừa có chứng cứ cụ thể vừa nhận xét sâu sắc,thắm đượm tình cảm chân thành Phương pháp lập luận:chứng minh kết hợp bình luận giải thích. IV . Ý nghĩa văn chương . 1.Giới thiệu - Hoài Thanh(1909_ 1982 ) quê ở Nghệ An, là một nhà phê bình văn học suất sắc. - Bài “ý nghĩa văn chương” được viết 1936 bàn về nguồn gốc,ý nghĩa và công dụng của văn của văn chương. 2 .Nguồn gốc của văn chương - Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm,là lòng vị tha 3 .Ý nghĩa và công dụng của văn chương a.Ý nghĩa - Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. - Văn chương còn sáng tạo ra cuộc sống b.Công dụng - Gây cho ta những tình cảm mà ta không có hoặc chưa có. - Luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có. Văn chương làm cho tình cảm con người trở nên phong phú,sâu sắc và tốt đẹp hơn. 4 . Nghệ thuật - Văn bản “ý nghĩa văn chương” thuộc loại văn bản nghị luận văn chương. - Văn bản vừa có lí lẽ,vừa có cảm xúc hình ảnh. *Phần Tiếng việt A. Câu rút gọn
  9. I. Lý thuyết 1. Khái niệm: Câu rút gọn là những câu bị lược bỏ một thành phần nào đó trong câu, có thể là CN – VN, hoặc cả CN và VN. Ví dụ: - Những ai ngồi đây? - Ông lý Cựu với ông Chánh hội. -> Rút gọn vị ngữ 2. Sử dụng câu rút gọn: + Khi cần thông tin nhanh, làm câu gọn hơn, tránh lặp từ ngữ. + Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người. Ví dụ: - Bạn về quê lúc nào trở lại? - Một tháng nữa. -> Rút gọn cả CN và VN, làm cho câu gọn, tập trung vào nội dung cần thông báo. B/ Câu đặc biệt I. Lý thuyết 1. Khái niệm: là câu không có cấu tạo theo mô hình C – V. 2. Tác dụng: - Bộc lộ cảm xúc - Liệt kê thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng. - Xác định thời gian nơi chốn. - Gọi đáp. Vd: Nắng. Gió. Trải mượt trên cánh đồng. */ phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn. Câu đặc biệt Câu rút gọn - Câu không có cấu tạo theo mô hình CN - Câu rút gọn là kiểu câu bình thường bị lược bỏ – VN. CN hoặc VN, hoặc cả CN, VN. - Câu đặc biệt không thể khôi phục CN – - Có thể khôi phục lại CN, VN. VN. C . Tách trạng ngữ thành câu riêng : A .Lí thuyết: 1.Thêm trạng ngữ cho câu a) Để xác định thời điểm, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu, câu thường được mở rộng bằng cách thêm trạng ngữ. b). Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, giữa câu, cuối câu. c) Trạng ngữ được dựng để mở rộng câu, có trường hợp bắt buộc phải dựng trạng ngữ. 2. Tách trạng ngữ thành câu riêng - Để nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc thẻ hiển những tình huống cảm xúc nhất dịnh D- Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động: 1. Câu chủ động: 2. Câu bị động: * Lưu ý: có những câu có từ bị /được nhưng không phải là câu bị động. VD: Tôi bị đau chân. 3. Cách chuyển đổi:
  10. - Chuyển đổi từ( cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm bị/ được vào sau từ( cụm từ) ấy. VD: Thầy giáo khen bạn Lan. -> Bạn Lan được thầy giáo khen. - Chuyển từ( cụm từ) chỉ hoạt đọng lên đầu câu đồng thời lược bỏ hoặc biến từ ( cụm từ) chỉ chủ thể hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc. VD: Nhà vua truyền ngôi cho chú bé. -> Chú bé được truyền ngôi. - Giáo viên chia nhóm cho học sinh thực hành các nội dung trên. - Về nhà tiếp tục ôn tập chuẩn bị cho bài kiểm tra giữa kì 2