Đề ôn tập Hóa học Lớp 10 - Chương: Oxi - Lưu huỳnh

doc 2 trang thaodu 5280
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập Hóa học Lớp 10 - Chương: Oxi - Lưu huỳnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_on_tap_hoa_hoc_lop_10_chuong_oxi_luu_huynh.doc

Nội dung text: Đề ôn tập Hóa học Lớp 10 - Chương: Oxi - Lưu huỳnh

  1. ÔN TẬP OXI-LƯU HUỲNH Câu 1: Trong phòng thí nghiệm người ta có thể điều chế oxi bằng cách A nhiệt phân các hợp chất giàu oxi. B chưng phân đoạn không khí lỏng. C điện phân dung dịch CuSO4. D điện phân nước hoà tan H2SO4. Câu 2: Các số oxi hoá có thể có của lưu huỳnh là : A -2, 0, +2, +6 B 0, +2, +4, +6 C -2, 0, +4, +6 D -2, 0, +3, +6 Câu 3: Lưu huỳnh tà phương (S ) và lưu huỳnh đơn tà (S) là A hai đồng vị của lưu huỳnh. B hai hợp chất của lưu huỳnh. C hai dạng thù hình của lưu huỳnh. D hai đồng phân của lưu huỳnh. Câu 4: Để pha loãng dd H2SO4 đậm đặc, trong phòng thí nghiệm, người ta tiến hành theo cách nào trong các cách sau đây: A Cho nhanh nước vào axit và khuấy đều. B Cho từ từ nước vào axit và khuấy đều. C Cho nhanh axit vào nước và khuấy đều. D Cho từ từ axit vào nước và khuấy đều. Câu 5: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào có thể dùng để điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm? A S + O2 SO2 B 2H2S + 3O2 2SO2 + 2H2O C Na2SO3 + H2SO4 Na2SO4 + SO2 + H2O D 4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2 Câu 6: Tính chất hóa học đặc trưng của dd H2S là: A Tính axit yếu,tính khử mạnh B Tính axit yếu, tính oxi hóa mạnh C Tính axit mạnh, tính khử yếu D Tính axit mạnh, tính oxi hóa yếu Câu 7: Cho m gam Fe tác dụng hoàn toàn với dung dịch H 2SO4 đặc, nóng (dư) thu được 6,72 lít khí SO 2 (ở đktc). Giá trị của m là : A 16,8 gam B 1,68 gam C 1,12 gam D 11,2 gam Câu 8: Kết luận nào không đúng khi nói về H2SO4: A H2SO4 loãng có đầy đủ tính chất chung của axit. B Khi tiếp xúc với H2SO4 đặc dễ gây bỏng nặng. C Khi pha loãng axit sunfuric, chỉ được cho từ từ nước vào axit D.H2SO4 đặc là chất hút nước mạnh Câu 9: Cho 20,2 gam hỗn hợp Zn và Mg vào dd H2SO4 loãng dư thu được 11,2 lít khí (đktc).Cô cạn dung dịch sau phản ứng, khối lượng muối khan thu được là: A 68,2 gam. B 70,25 gam. C 60,0 gam. D 80,5 gam. Câu 10: SO2 vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử vì trong phân tử SO2 A S có mức oxi hoá trung gian. B S có mức oxi hoá thấp nhất. C S còn có một đôi electron tự do. D S có mức oxi hoá cao nhất. Câu 11: Cho phản ứng : SO2 + Br2 + 2H2O → X + 2HBr . X là chất nào sau đây: A H2S B SO3 C S D H2SO4 Câu 12: Kim loại bị thụ động trong dd H2SO4 đặc, nguội là A Cu, Ag B Al, Fe C Fe, Ag D Au, Pt Câu 13: Cho 20 g oxit của kim loại hóa trị II tác dụng vừa hết với 500 ml dd H2SO4 1M. Công thức phân tử của oxit là : A MgO B FeO C CuO D CaO Câu 14: Thuốc thử dùng để nhận biết ion sunfat là: A dd AgNO3 B dd NaOH C dd BaCl2 D dd Na2CO3 Câu 15: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lit SO2 (đktc) vào 250 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng của muối thu được là: A 31,5 g B 21,9 g C 25,2 g D 6,3 g Câu 16: Phương trình phản ứng thể hiện tính oxi hóa của SO2 là A SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O B SO2 + Cl2 + H2O → H2SO4 + 2HCl C SO2 + KOH → KHSO3 D SO2 + H2O → H2SO3 Câu 17: Cho 4 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng hoàn toàn với dung dịch H 2SO4 loãng dư thì thu được 1,12 lít khí. Thành phần % theo khối lượng của Fe và Cu trong hỗn hợp lần lượt là : A 30% và 70% B 60% và 40% C 40% và 60% D 70% và 30 % Câu 18: Hấp thụ toàn bộ 4,48 lit SO2 (đktc) vào 300 ml dd NaOH 1M. Sản phẩm muối thu được là: A Na2SO3 B Na2SO4,NaHSO4 C NaHSO3 D Na2SO3,NaHSO3 Câu 19: Chất nào tác dụng với H2SO4 loãng giải phóng hiđro ? A Ag B Fe C Cu D FeO Câu 20: Dãy kim loại phản ứng được với dd H2SO4 loãng là: A Mg, Al, Fe B Fe, Zn, Ag C Cu, Al, Fe D Zn, Cu, Mg Câu 21: Cho phản ứng: Al + H2SO4 đăc ,nóng Al2(SO4)3 + SO2 + H2O. Hệ số cân bằng của phản ứng trên lần lượt là: A 4, 9, 2, 3, 9 B 1, 6, 1, 3, 6 C 2, 6, 2, 3, 6 D 2, 6, 1, 3, 6
  2. Câu 22: Chất nào sau đây phản ứng ngay với bột S ở điều kiện thường: A H2 B O2 C Hg D Fe Câu 23: Khi sục SO2 vào dung dịch H2S thì: A Không có hiện tượng gì xảy ra B Tạo thành chất rắn màu nâu đỏ C Dung dịch bị chuyển thành màu nâu đen D Dung dịch bị vẩn đục màu vàng Câu 24: Oxi là nguyên tố phi kim hoạt động, có tính oxi hóa mạnh là do A Oxi có nhiều trong tự nhiên. B Oxi có độ âm điện lớn. C Oxi là chất khí. D Oxi có 6 electron lớp ngoài cùng. Câu 25: Chọn phản ứng không đúng trong các phản ứng sau đây: A C + 2 H2SO4 đặc → CO2 + 2SO2 + 2H2O. B Cu + 2H2SO4 loãng → CuSO4 +SO2 +2H2O. C 2Fe + 6H2SO4 đặc → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O. D FeO + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2O. Câu 26: Sục khí SO2 dư vào dung dịch brom : A Dung dịch chuyển màu vàng. B Dung dịch bị vẩn đục C Dung dịch vẫn có màu nâu. D Dung dịch mất màu. Câu 27: Chất vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa là: A H2S B H2SO4 đặc C SO2 D O2 Câu 28: Số oxi hoá của lưu huỳnh trong các hợp chất: SO2, H2S , H2SO4 , CuSO4 lần lượt là: A 0,+4,+6,+6 B +4,-2,+6,+6 C 0,+4,+6,-6 D +4,+2,+6,+6 Câu 29: Trường hợp nào tác dụng với H2SO4 đặc, nóng và H2SO4 loãng cho muối giống nhau : A Fe B Fe2O3 C Cu D FeO Câu 30: Cho m gam Mg tác dụng hoàn toàn với dung dịch H 2SO4 loãng,dư thu được 4,48 lit khí H2 (đktc). Giá trị của m là : A 7,2 gam B 4,8 gam C 16,8 gam D 3,6 gam Câu 31. Kim loại bị thụ động trong dd H2SO4 đặc, nguội là A. Cu, Ag B. Au, Pt C. Fe, Ag D. Al, Fe Câu 32. Phương trình pứ thể hiện tính oxi hóa của SO2 là A. SO2 + H2O → H2SO3 B. SO2 + Cl2 + H2O → H2SO4 + 2HCl C. SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O D. SO2 + KOH → KHSO3 Câu 33. Hòa tan hoàn toàn 5,4g Al trong dd H2SO4 đặc, nóng, dư. Thể tích khí bay ra (ở đktc) là A. 4,48 lit B. 3,36 lit C. 8,96 lit D. 2,24 lit Câu 34. Dãy đơn chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử? A. Cl2, H2SO4, S, H2S B. S, Cl2, Br2, SO2 C. Na, F2, O2, H2S D. Br2, O2, Ca, SO2 Câu 35. Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít H2S vào 200ml dd NaOH 1,5M, muối tạo thành sau pứ là A. K2SO3 B. K2SO3 và KHSO3 C. K2S và KHS D. K2S Câu 36. Tìm câu sai. A. Chỉ được rót nước vào axit đặc khi pha loãng B. H2SO4 đặc rất háo nước C. Khi hòa tan H2SO4 đặc vào nước tỏa nhiều nhiệt D. Dung dịch H2SO4 có vị chua Câu 37. Khí SO2 được điều chế trong công nghiệp bằng pứ A. 4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2 B. 2H2S + 3O2 → 2SO2 + 2H2O C. 2ZnS + 3O2 → 2ZnO + 2SO2 D. Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O Câu 38. Trung hòa 200ml dung dịch NaOH 2M bằng V (ml) dung dịch H2SO4 2M. Giá trị của V bằng A. 200ml B. 0,2 ml C. 0,1 ml D. 100 ml Câu 39. Dãy chất đều tác dụng với oxi là A. Cu, Au, CH3COOH B. Ag, P, C2H4 C. Fe, S, C2H5OH D. Pt, S, C2H5OH Câu 40. Các số oxi hoá có thể có của lưu huỳnh là : A. -2, 0, +3, +6 B. 0, -2, +4, +6 C. -2, 0, +4, +5 D. -2, 0, +4, +6 TỰ LUẬN Câu 1: Hoàn thành chuỗi phản ứng sau: (1) (2) (3) (4) (5) (6) ZnS H 2S  S SO 2  H2SO4  Na2SO4  BaSO4 Câu 2: Hòa tan hoàn toàn 11,9 g hỗn hợp 2 kim loại Al và Zn cần vừa đúng 400ml dung dịch H2SO4 thì thu được 8,96 lít khí hiđro (đktc) a. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. b. Tính thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp. c. Nếu cho hỗn hợp 2 kim loại trên tác dụng với dung dịch H 2SO4 đặc, nóng thì thể tích khí thu được (đktc) là bao nhiêu. (Cho Zn = 65, S = 32, Al = 27, O = 16, H = 1)