Đề ôn tập Hữu cơ 1 - Hóa học Lớp 12

doc 4 trang thaodu 3950
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập Hữu cơ 1 - Hóa học Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_on_tap_huu_co_1_hoa_hoc_lop_12.doc

Nội dung text: Đề ôn tập Hữu cơ 1 - Hóa học Lớp 12

  1. ĐỀ ÔN TẬP HỮU CƠ 1 Câu 1: Lên men m gam glucozơ để tạo thành ancol etylic (hiệu suất phản ứng bằng 90%). Hấp thụ hoàn toàn lượng khí CO 2 sinh ra vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 15 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 15,0 B. 18,5 C. 45,0 D. 7,5 Câu 2: Khi được chiếu sáng, hiđrocacbon nào sau đây tham gia phản ứng thế với clo theo tỉ lệ mol 1 : 1, thu được ba dẫn xuất monoclo là đồng phân cấu tạo của nhau? A. isopentan. B. pentan. C. neopentan. D. butan. Câu 3: Dung dịch axit axetic phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây? A. Na, NaCl, CuO B. Na, CuO, HCl C. NaOH, Na, CaCO3 D. NaOH, Cu, NaCl Câu 4: Tên thay thế (theo IUPAC) của (CH3)3C-CH2-CH(CH3)2 là A. 2,2,4-trimetylpentan B. 2,2,4,4-tetrametylbutan C. 2,4,4,4-tetrametylbutan D. 2,4,4-trimetylpentan Câu 5: Tơ nilon-6,6 là sản phẩm trùng ngưng của A. etylen glicol và hexametylenđiamin B. axit ađipic và glixerol C. axit ađipic và etylen glicol. D. axit ađipic và hexametylenđiamin Câu 6: Tiến hành các thí nghiệm sau (a) Sục khí etilen vào dung dịch KMnO4 loãng. (b) Cho hơi ancol etylic đi qua bột CuO nung nóng. (c) Sục khí etilen vào dung dịch Br2 trong CCl4. (d) Cho dung dịch glucozơ vào dung dịch AgNO3, trong NH3 dư, đun nóng. (e) Cho Cu(OH)2 vào dung dịch Glucozo. Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có xảy ra phản ứng oxi hóa - khử là A. 5. B. 2 C. 3 D. 4 Câu 7: Cho sơ đồ các phản ứng: t X + NaOH (dung dịch) Y + Z; Y + NaOH (rắn)t0, CaO T + P; 15000C t0, xt T Q + H2; Q + H2O Z. Trong sơ đồ trên, X và Z lần lượt là A. HCOOCH=CH2 và HCHO B. CH3COOC2H5 và CH3CHO C. CH3COOCH=CH2 và CH3CHO D. CH3COOCH=CH2 và HCHO Câu 8: Ứng với công thức phân tử C4H10O có bao nhiêu ancol là đồng phân cấu tạo của nhau? A. 3 B. 5 C. 4 D. 2 Câu 9: Các chất trong dãy nào sau đây đều tạo kết tủa khi cho tác dụng với dung dịch AgNO 3 trong NH3 dư, đun nóng? A. vinylaxetilen, glucozơ, anđehit axetic. B. glucozơ, đimetylaxetilen, anđehit axetic. C. vinylaxetilen, glucozơ, đimetylaxetilen. D. vinylaxetilen, glucozơ, axit propionic. Câu 10: Chất nào sau đây khi đun nóng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm có anđehit? A. CH3-COO-C(CH3)=CH2. B. CH3-COO-CH=CH-CH3. C. CH2=CH-COO-CH2-CH3. D. CH3-COO-CH2-CH=CH2. Câu 11: Dung dịch nào sau đây làm phenolphtalein đổi màu? A. glyxin. B. metylamin. C. axit axetic. D. alanin. Câu 12: Cho 0,1 mol tristearin ((C17H35COO)3C3H5) tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được m gam glixerol. Giá trị của m là A. 27,6. B. 4,6. C. 14,4. D. 9,2. Câu 13: Dãy các chất đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân trong dung dịch H2SO4 đun nóng là: A. fructozơ, saccarozơ và tinh bột B. saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ C. glucozơ, saccarozơ và fructozơ D. glucozơ, tinh bột và xenlulozơ Câu 14: Trong các dung dịch CH3-CH2-NH2, H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-CH(NH2)-COOH, HOOC-CH2-CH2- CH(NH2)-COOH, số dung dịch làm xanh quỳ tím là A.4 B.1 C. 2 D.3 Câu 15: Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat: (a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước. (b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit. (c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hoà tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam. (d) Khi thuỷ phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất. (e) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag. (g) Glucozơ và fructozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol. Số phát biểu đúng là A. 5. B. 3. C. 6. D. 4. Câu 16: Cho 13,6 gam một chất hữu cơ X (có thành phần nguyên tố C, H, O) tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,6 mol AgNO3 trong NH3, đun nóng , thu được 43,2 gam Ag. Công thức cấu tạo của X là : A. CH3-C≡C-CHO B. CH2=C=C-CH-CHO C. CH≡C- CH2-CHO D. CH≡C-CH2-CH2-CHO
  2. Câu 17: Trong các polime: tơ tằm, sợi bông, tơ visco, tơ nilon-6, tơ nitron, những polime có nguồn gốc từ xenlulozơ là A. sợi bông, tơ visco và tơ nilon-6.B. tơ tằm, sợi bông và tơ nitron. C. sợi bông và tơ visco. D. tơ visco và tơ nilon-6. Câu 18: Hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn 4,02 gam X, thu được 2,34 gam H2O. Mặt khác 10,05 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được 12,8 gam muối. Công thức của hai axit là A. CH3COOH và C2H5COOH.B. C 2H5COOH và C3H7COOH. C. C3H5COOH và C4H7COOH.D. C 2H3COOH và C3H5COOH. Câu 19: Cho sơ đồ phản ứng: C2H2 → X → CH3COOH. Trong sơ đồ trên mỗi mũi tên là một phản ứng, X là chất nào sau đây? A. CH3COONa .B. HCOOCH 3.C. CH 3CHO.D. C 2H5OH. Câu 20: Trong các chất: stiren, axit acrylic, axit axetic, vinylaxetilen và butan, số chất có khả năng tham gia phản ứng cộng hiđro (xúc tác Ni, đun nóng) là A. 4.B. 2.C. 5.D. 3. Câu 21: Cho các phát biểu sau: (a) Các chất CH3NH2, C2H5OH, NaHCO3 đều có khả năng phản ứng với HCOOH. (b) Phản ứng thế brom vào vòng benzen của phenol (C6H5OH) dễ hơn của benzen. (c) Oxi hóa không hoàn toàn etilen là phương pháp hiện đại để sản xuất anđehit axetic . (d) Phenol (C6H5OH) tan ít trong etanol. Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là A. 4.B. 2.C. 3.D. 1. Câu 22: Hỗn hợp X gồm ancol metylic, etylen glicol. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với Na dư, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được a gam CO2. Giá trị của a là A. 2,2.B. 4,4.C. 8,8.D. 6,6. Câu 23: Cacbohiđrat nào sau đây thuộc loại đisaccarit? A. Amilozơ.B. Saccarozơ.C. Glucozơ.D. Xenlulozơ. Câu 24: Cho 0,76 gam hỗn hợp X gồm hai amin đơn chức, có số mol bằng nhau, phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được 1,49 gam muối. Khối lượng của amin có phân tử khối nhỏ hơn trong 0,76 gam X là A. 0,58 gam. B. 0,31 gam.C. 0,45 gam.D. 0,38 gam. Câu 25: Chất nào sau đây trong phân tử chỉ có liên kết đơn? A. Metyl fomat.B. Axit axetic .C. Anđehit axetic .D. Ancol etylic . Câu 26: Cho các phát biểu sau: (a) Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ tạo ra axit gluconic . (b) Tơ visco và tơ capron đều có nguyền gốc từ xenlulozo. (c) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo và chế tạo thuốc súng không khói. (d) Amilopectin trong tinh bột chỉ có các liên kết á-1,4-glicozit. (e) Sacarozơ bị hóa đen trong H2SO4 đặc . (f) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc . Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là A. 2.B. 3.C. 5.D. 4 Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn m gam 1 chất béo triglixerit cần 1,61 mol O2, sinh ra 1,14 mol CO2 và 1,06 mol H2O. Cho 7,088 gam chất béo tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thì khối lượng muối tạo thành là: A. 7,312 gamB. 7,512 gamC. 7,412 gamD. 7,612 gam Câu 28: X là dẫn xuất đibrom sinh ra khi cho isopentan phản ứng với brom có chiếu sáng. Thủy phân hoàn toàn X cho hợp chất hữu cơ đa chức Y hòa tan được Cu(OH)2. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn của Y là A. 6. B. 4. C. 3. D. 8. Câu 29: Axit xitric (axit 2-hiđroxipropan-1,2,3-tricacboxylic) có trong quả chanh có công thức cấu tạo thu gọn là A. HOOC-CH(OH)-CH(OH)-COOH. B. HOOC-CH2-C(OH)(COOH)-CH2-COOH. C. HOOC-CH(OH)-CH2-COOH. D. HOOC-C(COOH)(OH)-COOH. Câu 30: Trong các chất sau: tripanmitin, alanin, crezol, hiđroquinon, cumen, phenol, poli(vinyl axetat), anbumin. Có bao nhiêu chất có phản ứng với dung dịch NaOH đun nóng ? A. 6. B. 4. C. 8. D. 7. Câu 31: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H12O3N2 khi tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng thu được hai khí làm xanh quỳ tím tẩm nước cất. X có bao nhiêu công thức cấu tạo thỏa mãn điều kiện trên? A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. o Câu 32: Có bao nhiêu hợp chất hữu cơ mạch hở có công thức phân tử C3HxO vừa phản ứng với H2 (xúc tác Ni, t ), vừa phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng ? A. 4. B. 2. C. 5. D. 3. Câu 33: X là este 2 chức có tỉ khối hơi so với H2 bằng 83. X phản ứng tối đa với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 4 và nếu cho 1 mol X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 cho tối đa 4 mol Ag. Số công thức cấu tạo thỏa mãn thỏa mãn điều kiện trên của X là A. 3. B. 1. C. 2. D. 6. Câu 34: Để phân biệt các chất lỏng không màu đựng riêng biệt trong các bình mất nhãn: axit fomic, etanal, propanon, phenol thì chỉ cần dùng A. quỳ tím. B. dung dịch xút. C. dung dịch AgNO3 trong NH3. D. dung dịch nước brom. Câu 35: Đốt cháy hoàn toàn 14,24 gam hỗn hợp X chứa 2 este đều no, đơn chức, mạch hở thu được CO 2 và H2O có tổng khối lượng là 34,72 gam. Mặt khác đun nóng 14,24 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y chứa
  3. 2 ancol kế tiếp và hỗn hợp Z chứa 2 muối của 2 axit cacboxylic kế tiếp, trong đó có a gam muối A và b gam muối B (MA < MB). Tỉ lệ gần nhất của a : b là A. 0,6 B. 1,25 C. 1,20 D. 1,50 Câu 36: Cho các phát biểu sau: (1) Cho xenlulozo vào ống nghiệm chứa nước Svayde, khuấy đều thấy xenlulozơ tan ra. (2) Tơ visco, tơ axetat là tơ tổng hợp (3) tơ nitron (hay olon) được dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi “len” đan áo rét (4) Các hợp chất hữu cơ thường có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao (khó bay hơi) (5) Trong phản ứng tráng gương, glucozo đóng vai trò chất oxi hóa Số phát biểu đúng là : A. 2B. 3 C. 5D. 4 Câu 37: Hỗn hợp X gồm C 3H8O3 (glixerol), CH3OH, C2H5OH, C3H7OH và H2O. Cho m gam X tác dụng với Na dư thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 11,34 gam H2O. Biết trong X glixerol chiếm 25% về số mol. Giá trị đúng của m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 10. B. 11. C. 12. D. 13. Câu 38: X là axit no, đơn chức, Y là axit đơn chức, không no (có 1 liên kết C=C); T là este hai chức tạo bởi X, Y và một ancol no mạch hở Z (tất cả đều mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 6,88 gam hỗn hợp E gồm X, Y, T bằng một lượng vừa đủ O2, thu được 5,6 lit CO2 (đktc) và 3,24 gam nước. Mặt khác 6,88 gam E tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 12,96 gam Ag. Khối lượng rắn khan thu được khi cho cùng lượng E trên tác dụng với 150 ml dung dịch KOH 1M là A. 10,54 gamB. 14,04 gam C. 12,78 gamD. 13,66 gam Câu 39: Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho dung dịch phenylamoni clorua tác dụng với dung dịch AgNO3. (b) Cho hex-1-in tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 (c) Cho anilin tác dụng với dung dịch brom (d) Cho amoni acrylat tác dụng với dung dịch NaOH. (e) Cho dung dịch phenyl axetat tác dụng với dung dịch NaOH dư, đung nóng. (f) Cho axit fomic tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng. (g) Cho saccaroxzo tác dụng với dung dịch AgNO3. (h) Sục khí etilen vào dung dịch KMnO4. Số thí nghiệm sinh ra kết tủa là A. 7 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 40: Cho các phát biểu sau: (1) Triolein là chất lỏng không tan trong nước, bị thủy phân trong môi trường kiềm. (2) Tính bazơ của amoniac lớn hơn anilin (3) Dung dịch phenylamoniclorua và dung dịch metyl min đều làm quỳ tím đổi màu. (4) Tơ nilon-6 và tơ olon đều được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. (5) Thủy phân phenyl axetat trong dung dịch NaOH đun nóng thu được hỗn hợp hai muối. Tổng số phát biểu đúng là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 41 : Cho hỗn hợp A chứa hai peptit X và Y tạo bởi các amino axit no mạch hở, phân tử chứa 1 nhóm - COOH, 1 nhóm -NH2 ,biết rằng tổng số nguyên tử O trong 2 phân tử X, Y là 13. Trong X hoặc Y đều có số liên kết peptit không nhỏ hơn 4. Đun nóng 0,7 mol A trong KOH thì thấy 3,9 mol KOH phản ứng và thu được m gam muối. Mặt khác đốt cháyhoàn toàn 66,075 gam A rồi cho sản phẩm hấp thụ vào bình chứa Ca(OH) 2 dư thấy khối lượng bình tăng 147,825 gam. Giá trị của m là A. 490,6 B. 560,1 C. 470,1 D. 520,2 Câu 42: Đốt cháy a gam hỗn hợp X gồm glixerol, metan, ancol etylic và axit no, đơn chức mạch hở Y (trong đó số mol metan gấp 2 lần số mol glixerol) cần vừa đủ 1,525 mol O 2 thu được 1,55 mol CO2. Nếu cho a gam hỗn hợp X tác dụng với 400 ml dung dịch NaOH 2,5M, rồi cô cạn thì thu được m gam chất rắn khan. Giá trị m gần nhất với giá trị nào dưới đây? A. 80. B. 64. C. 70. D. 76. Câu 43: Cho hỗn hợp X gồm A (C 5H16O3N2) và B (C4H12O4N2) tác dụng với một lượng dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi cô cạn thu được m gam hỗn hợp Y gồm hai muối D và E (MD < ME) và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp Z gồm hai amin no, đơn chức đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối hơi đối với H2 là 18,3. Khối lượng của muối E trong hỗn hợp Y là: A. 4,24 gam. B. 3,18 gam. C. 5,36 gam. D. 8,04 gam. Câu 44: Peptit X và peptit Y đều mạch hở có tổng số liên kết peptit bằng 8. Thủy phân hoàn toàn X cũng như Y đều thu được Gly và Val. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp E chứa X và Y có tỉ lệ mol tương ứng 1:3 cần dùng 22,176 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy gồm CO 2, H2O và N2 qua bình đựng dung dịch Ca(OH) 2 dư thấy khối lượng bình tăng 46,48 gam, khí thoát ra khỏi bình có thể tích 2,464 lít (đktc). Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp E có giá trị gần nhất với A. 14.B. 29.C. 19.D. 24.