Đề ôn tập kiểm tra 1 tiết môn Địa lí 7 (Có đáp án)

docx 21 trang Hoài Anh 17/05/2022 5040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề ôn tập kiểm tra 1 tiết môn Địa lí 7 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_on_tap_kiem_tra_1_tiet_mon_dia_li_7_co_dap_an.docx

Nội dung text: Đề ôn tập kiểm tra 1 tiết môn Địa lí 7 (Có đáp án)

  1. Câu 1: Nền nông nghiệp của nước phát triển kinh tế ở ôn đới không có đặc điểm: A. Sản xuất chuyên môn hóa với qui mô lớn. B. Tổ chức chặt chẽ theo kiểu công nghiệp. C. Áp dụng rộng rãi các thành tựu khoa học – kĩ thuật. D. Xây dựng các trang trại và hợp tác xã hiện đại. Câu 2: Rượu vang nổi tiếng ở vùng có khí hậu: A. Địa Trung Hải. B. Cận nhiệt đới gió mùa. C. Ôn đới hải dương. D. Ôn đới hải dương. Câu 3: Châu Phi có những cây lâu năm chủ yếu: A. Chè, cà phê, cao su và điều. B. Ca cao, cà phê, cọ dầu, chè, bông. C. Cà phê, chè, điều, bông và cọ dầu. D. Ca cao, cà phê, cao su, tiêu, điều và chè. Câu 4: Hình thức canh tác chủ yếu ở châu Phi là: A. Chuyên môn hóa sản xuất. B. Đa dạng hóa cây trồng hướng ra xuất khẩu. C. Làm nưỡng rẫy phổ biến, kĩ thuật lạc hậu. D. Sử dụng công nghiệp cao trong sản xuất. Câu 5: Chăn nuôi ở châu Phi theo hình thức: A. Chăn thả. B. Bán công nghiệp. C. Công nghiệp.
  2. D. Công nghệ cao. Câu 6: Giá trị sản xuất công nghiệp của châu Phi chiếm: A. 2% toàn thế giới. B. 5% toàn thế giới. C. 7% toàn thế giới. D. 10% toàn thế giới. Câu 7: Các nước có ngành công nghiệp tương đối phát triển là: A. An-giê-ri, Ai Cập. B. Ai Cập, Ni-giê. C. Cộng hòa Nam Phi, Ai Cập. D. Cộng hòa Nam Phi, An-giê-ri. Câu 8: Hoạt động công nghiệp chính ở châu Phi là: A. Chế biến lương thực, thực phẩm. B. Khai thác khoáng sản. C. Dệt may. D. Khai thác rừng và chế biến lâm sản. Câu 9: Các mỏ dầu mỏ và khí đốt phân bố chủ yếu: A. Phía Nam và phía Bắc của châu Phi. B. Phía Tây và phía Bắc châu Phi. C. Phía Bắc của châu Phi. D. Phía Tây và phía Đông châu Phi. Câu 10: Các hoạt động luyện kim màu, hóa chất phân bố chủ yếu: A. Phía Nam và phía Bắc của châu Phi.
  3. B. Phía Nam của châu Phi. C. Phía Bắc của châu Phi. D. Phía Tây và phía Đông châu Phi. Câu 11: Vùng chuyên canh nông sản xuất khẩu phân bố: A. Nam Phi, Đông Phi và Trung Phi. B. Nam Phi và rìa phía Bắc của Bắc Phi. C. Trung Phi và cực Nam của Nam Phi. D. Tây Phi, Đông Phi và Nam Phi. Câu 12: Các nước châu Phi xuất khẩu chủ yếu: A. Khoáng sản và nguyên liệu chưa chế biến. B. Khoáng sản và máy móc. C. Máy móc, thiết bị và hàng tiêu dùng. D. Nguyên liệu chưa qua chế biến và hàng tiêu dùng. Câu 13: Các nước châu Phi nhập khẩu chủ yếu: A. Khoáng sản và nguyên liệu chưa chế biến. B. Khoáng sản và máy móc. C. Máy móc, thiết bị và hàng tiêu dùng. D. Nguyên liệu chưa qua chế biến và hàng tiêu dùng. Câu 14: Một số nước châu Phi có ngành du lịch khá phát triển, tiêu biểu là: A. Ma-rốc, Tuy-ni-di. B. Nam Phi, Ê-ti-ô-pi-a. C. Công-gô, Tan-da-ni-a D. Kê-ni-a, Ai Cập.
  4. Câu 15: Tỉ lệ thị dân của các nước châu Phi: A. Không ngừng tăng lên. B. Ngày càng giảm xuống. C. Luôn ở mức ổn định. D. Tăng lên nhưng không ổn định Câu 16: Tốc độ đô thị hóa ở châu Phi khá nhanh nhưng không tương xứng với: A. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. B. Trình độ phát triển công nghiệp. C. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. D. Sự tăng trưởng của nền kinh tế. Câu 17: Các loại nông sản xuất khẩu chủ yếu của châu Phi là: A. Cà phê, ca cao, cọ dầu. B. Cà phê, bông, lương thực C. Lương thực, ca cao, cọ dầu, lạc. D. Gạo, ca cao, cà phê, cọ dầu. Câu 18: Đâu là mặt hàng các nước châu Phi không phải nhập khẩu? A. Khoáng sản. B. Máy móc. C. Hàng tiêu dùng. D. Lương thực. Câu 19: Vùng khai thác khoảng sản xuất khẩu phân bố: A. Nam Phi và Trung Phi. B. Nam Phi và rìa phía Bắc của Bắc Phi. C. Bắc Phi và Tây Phi.
  5. D. Tây Phi, Đông Phi và Nam Phi. Câu 20: Tại sao ở châu Phi có bùng nổ dân số đô thị? A. Gia tăng dân số tự nhiên cao, di dân ồ ạt vào thành phố. B. Di dân ồ ạt vào các thành phố lớn. C. Kinh tế ở các đô thị phát triển mạnh. D. Sự phát triển đa dạng của ngành dịch vụ ở đô thị. Câu 21: Quốc gia nào ở châu Phi có nền công nghiệp lọc dầu phát triển nhất? A. Li-bi B. An-giê-ri C. Ma-rốc D. Công-gô Câu 22: Loại cây được trồng nhiều nhất ở Châu Phi là: A. Cây lương thực B. Cây công nghiệp C. Cây ăn quả D. Cây lấy gỗ. Câu 23: Loại hình chăn nuôi phát triển nhất Châu Phi là: A. Nuôi trồng thủy hải sản B. Chăn thả gia cầm C. Chăn nuôi gia súc D. Chăn thả gia súc lớn. Câu 24: Ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất Châu Phi là: A. Hóa chất B. Ô tô
  6. C. Luyện kim D. Khai khoáng. Câu 25: Nguyên nhân các cây công nghiệp trồng chủ yếu ở vùng trung Phi là: A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi. B. Chính sách phát triển của châu lục. C. Nguồn lao động dồi dào với nhiều kinh nghiệm sản xuất. D. Nền văn minh từ trước Câu 26: Cà phê được trồng nhiều ở: A. Các nước phía Tây và phía Đông châu Phi. B. Các nước phái Tây và phía Nam châu Phi. C. Các nước phía Nam và phía Đông châu Phi. D. Các nước phía Nam và phía Bắc châu Phi. Câu 27: Châu Phi có những cây lâu năm chủ yếu: A. Chè, cà phê, cao su và điều. B. Ca cao, cà phê, cọ dầu, chè, bông. C. Cà phê, chè, điều, bông và cọ dầu. D. Ca cao, cà phê, cao su, tiêu, điều và chè. Câu 28: Hình thức canh tác chủ yếu ở châu Phi là: A. Chuyên môn hóa sản xuất. B. Đa dạng hóa cây trồng hướng ra xuất khẩu. C. Làm nưỡng rẫy phổ biến, kĩ thuật lạc hậu. D. Sử dụng công nghiệp cao trong sản xuất. Câu 29: Cây công nghiệp nhiệt đới trồng trong các đồn điền theo hướng chuyên môn hoá chủ yếu để: A. Tiêu thụ trong nước B. Nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy C. Xuất khẩu
  7. D. Sản xuất công nghiệp Câu 30: Cây công nghiệp xuất khẩu chủ yếu: A. Cọ dầu B. Ca cao C. Cà phê D. Tất cả đều đúng Câu 31: Hạn chế của các ngành công nghiệp ở các nước châu Phi: A. Thiếu vốn, thiếu lao động chuyên môn B. Trình độ kĩ thuật còn thấp C. Cơ sở vật chất kĩ thuật lạc hậu D. Tất cả đều đúng Câu 32: Quốc gia được xem là nghèo nhất Châu Phi và thế giới là: A. Angieri B. Nam Phi C. Bu-run-đi D. Ai Cập. Câu 33: Giá trị sản xuất công nghiệp của châu Phi chiếm: A. 2% toàn thế giới. B. 5% toàn thế giới. C. 7% toàn thế giới. D. 10% toàn thế giới. Câu 34: Các nước có ngành công nghiệp tương đối phát triển là: A. An-giê-ri, Ai Cập. B. Ai Cập, Ni-giê. C. Cộng hòa Nam Phi, Ai Cập. D. Cộng hòa Nam Phi, An-giê-ri.
  8. Câu 35: Hoạt động công nghiệp chính ở châu Phi là: A. Chế biến lương thực, thực phẩm. B. Khai thác khoáng sản. C. Dệt may. D. Khai thác rừng và chế biến lâm sản. Câu 36: Các mỏ dầu mỏ và khí đốt phân bố chủ yếu: A. Phía Nam và phía Bắc của châu Phi. B. Phía Tây và phía Bắc châu Phi. C. Phía Bắc của châu Phi. D. Phía Tây và phía Đông châu Phi. Câu 37: Các hoạt động luyện kim màu, hóa chất phân bố chủ yếu: A. Phía Nam và phía Bắc của châu Phi. B. Phía Nam của châu Phi. C. Phía Bắc của châu Phi. D. Phía Tây và phía Đông châu Phi. Câu 38: Chăn nuôi ở châu Phi theo hình thức: A. Chăn thả. B. Bán công nghiệp. C. Công nghiệp. D. Công nghệ cao. Câu 39: Hậu quả nào không đúng với quá trình đô thị hóa ồ ạt ở Châu Phi Là: A.Kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế. B. Nảy sinh nhiều vấn đề an sinh, xã hội. C. Tác động xấu đến môi trường D. Bổ sung nguồn lao động có chất lượng cao Câu 40: Vùng chuyên canh nông sản xuất khẩu phân bố:
  9. A. Nam Phi, Đông Phi và Trung Phi. B. Nam Phi và rìa phía Bắc của Bắc Phi. C. Trung Phi và cực Nam của Nam Phi. D. Tây Phi, Đông Phi và Nam Phi. Câu 41: Xuất khẩu nông sản, khoáng sản chiếm bao nhiêu phần trăm thu nhập ngoại tệ của các nước châu Phi? A. 75% B. 80% C. 85% D. 90% Câu 42: Các nước châu Phi xuất khẩu chủ yếu: A. Khoáng sản và nguyên liệu chưa chế biến. B. Khoáng sản và máy móc. C. Máy móc, thiết bị và hàng tiêu dùng. D. Nguyên liệu chưa qua chế biến và hàng tiêu dùng. Câu 43: Các nước châu Phi nhập khẩu chủ yếu: A. Khoáng sản và nguyên liệu chưa chế biến. B. Khoáng sản và máy móc. C. Máy móc, thiết bị và hàng tiêu dùng. D. Nguyên liệu chưa qua chế biến và hàng tiêu dùng. Câu 44: Một số nước châu Phi có ngành du lịch khá phát triển, tiêu biểu là: A. Ma-rốc, Tuy-ni-di. B. Nam Phi, Ê-ti-ô-pi-a. C. Công-gô, Tan-da-ni-a D. Kê-ni-a, Ai Cập. Câu 45: Loại hình dịch vụ đang phát triển mạnh nhất Châu Phi là: A. Giao thông vận tải
  10. B. Thông tin liên lạc C. Du lịch D. Xuất nhập khẩu. Câu 46: Dòng sông dài nhất Châu Phi và thế giới là: A. Sông Công gô B. Sông Dămbedi C. Sông Nin D. Sông Nigie. Câu 47: Hai hoạt động xuất khẩu đem lại nguồn thu chính của Châu Phi là: A. Hàng tiêu dùng – khoáng sản B. Khoáng sản – nông sản C. Nông sản – lao động D. Lao động – hàng tiêu dùng. Câu 48: Tỉ lệ thị dân của các nước châu Phi: A. Không ngừng tăng lên. B. Ngày càng giảm xuống. C. Luôn ở mức ổn định. D. Tăng lên nhưng không ổn định Câu 49: Tốc độ đô thị hóa ở châu Phi khá nhanh nhưng không tương xứng với: A. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. B. Trình độ phát triển công nghiệp. C. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. D. Sự tăng trưởng của nền kinh tế. Câu 50: Các loại nông sản xuất khẩu chủ yếu của châu Phi là: A. Cà phê, ca cao, cọ dầu. B. Cà phê, bông, lương thực.
  11. C. Lương thực, ca cao, cọ dầu, lạc. D. Gạo, ca cao, cà phê, cọ dầu. Câu 51: Đâu là mặt hàng các nước châu Phi không phải nhập khẩu? A. Khoáng sản. B. Máy móc. C. Hàng tiêu dùng. D. Lương thực Câu 52: Vùng khai thác khoảng sản xuất khẩu phân bố: A. Nam Phi và Trung Phi. B. Nam Phi và rìa phía Bắc của Bắc Phi. C. Bắc Phi và Tây Phi. D. Tây Phi, Đông Phi và Nam Phi. Câu 53: Tại sao ở châu Phi có bùng nổ dân số đô thị? A. Gia tăng dân số tự nhiên cao, di dân ồ ạt vào thành phố. B. Di dân ồ ạt vào các thành phố lớn. C. Kinh tế ở các đô thị phát triển mạnh. D. Sự phát triển đa dạng của ngành dịch vụ ở đô thị Câu 54: Mối lo ngại lớn nhất của nền công nghiệp đới ôn hòa hiện nay là: A. Thiếu nhân công B. Thiếu nhiên liệu C. Ô nhiễm môi trường D. Thiếu thị trường Câu 55: Nền công nghiệp các nước đới ôn hòa xuất hiện cách đây bao nhiêu năm? A. 200 năm B. 250 năm C. 300 năm
  12. D. 400 năm Câu 56: Đặc điểm công nghiệp của các nước đới ôn hòa không phải là: A. Phần lớn các nước có nền công nghiệp hiện đai. B. Cơ cấu công nghiệp đa dạng, gồm công nghiệp khai thác và chế biến. C. Cảnh quan công nghiệp phổ biến khắp nơi. D. Cung cấp một nửa tổng sản phẩm công nghiệp của thế giới. Câu 57: Các nước công nghiệp hàng đầu ở đới ôn hòa không phải là: A. Hoa Kỳ, Nhật Bản. B. Đức, Liên Bang Nga. C. Anh, Pháp. D. Ấn Độ, Trung Quốc. Câu 58: Công nghiệp khai thác khoáng sản phát triển ở: A. Đông Bắc Hoa Kì, vùng U-ran và Xi-bia của Liên Bang Nga. B. Phần Lan, Ca-na-đa. C. Tây Âu, ven Địa Trung Hải. D. Đông Á, Đông Nam Hoa Kỳ. Câu 59: Thuộc nhóm ngành công nghiệp hiện đại ở các nước ôn hòa là công nghiệp: A. luyện kim. B. cơ khí. C. điện tử. D. hóa chất. Câu 60: So với đới nóng và đới lạnh, nền CN của đới ôn hòa: A. Phát triển hơn B. Kém phát triển hơn C. Phát triển ngang nhau D. Chưa phát triển.
  13. Câu 61: Nền công nghiệp ở đới ôn hòa chiếm bao nhiêu phần tổng sản phẩm CN thế giới? A. 1/2 B. 1/3 C. 1/4 D. 3/4. Câu 62: Cách sắp xếp cảnh quan CN từ nhỏ đến lớn nào sau đây là đúng? A.Nhà máy, xí nghiệp - Khu CN - Trung tâm CN - Vùng CN B. Khu CN - Trung tâm CN - Vùng CN - Nhà máy, xí nghiệp. C. Vùng CN - Khu CN - Nhà máy, xí nghiệp D.Nhà máy xí nghiệp - trung tâm CN - Khu CN - Vùng CN Câu 63: Nguồn cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu trong sản xuất công nghiệp ở các nước ôn hòa chủ yếu là: A. nguồn nguyên, nhiên liệu có sẵn ở các quốc gia này. B. nhập khẩu từ các nước đới nóng. C. nhập khẩu từ các nước đới lạnh. D. xâm chiếm từ các nước thuộc địa. Câu 64: Đâu không phải là vùng công nghiệp mới ở đới ôn hòa? A. Đông Bắc Hoa Kì. B. Đông Á. C. Đông Nam Hoa Kì. D. Đông Nam Ô-xtrây-l-a. Câu 65: Cảnh quan công nghiệp nào sau đây không phổ biến ở các nước thuộc đới ôn hòa? A. Khu công nghiệp. B. Trung tâm công nghiệp. C. Điểm công nghiệp. D. Vùng công nghiệp.
  14. Câu 66: Hạn chế lớn nhất của các cảnh quan công nghiệp ở đới ôn hòa là: A. làm thu hẹp diện tích đất sản xuất nông nghiệp. B. làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. C. nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. D. làm mất đi nhiều cảnh quan tự nhiên. Câu 67: Vùng Đông Bắc Hoa Kì sớm trở thành cái nôi của nền công nghiệp Hoa Kì, nguyên nhân chủ yếu vì: A. Điều kiện địa hình, khí hậu thuận lợi cho phát triển công nghiệp. B. Dân cư đông đúc, có trình độ kỹ thuật cao. C. Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời. D. Có trình độ khoa hoc kĩ thuật hiện đại nhất cả nước. Câu 68: Sự phân bố các vùng công nghiệp mới ở đới ôn hòa có đặc điểm chung là: A. tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm lãnh thổ. B. tập trung ở những khu vực có khoáng sản giàu có, đa dạng. C. tập trung chủ yếu ở ven các vùng biển, đại dương lớn. D. tập trung chủ yếu ở khu vực phía Bắc lãnh thổ. Câu 69: Cây bông được trồng nhiều ở khu vực nào? A. Nam Mĩ B. Đông Nam Á C. Tây Phi D. Nam Á Câu 70: Đặc điểm không đúng với hoạt động sản xuất nông nghiệp ở môi trường xích đạo ẩm: A. Nhiệt độ và độ ẩm cao thích hợp với sản xuất nông nghiệp B. Việc trồng trọt được tiến hành quanh năm C. Có thể trồng gối vụ, xen canh nhiều loại cây D. Trình độ thâm canh cao
  15. Câu 71: Hạn chế của khí hậu nóng ẩm đối với sản xuất nông nghiệp là: A. sâu bệnh dễ phát triển, gây hại cho cây trồng, vật nuôi. B. sương muối, giá rét. C. hạn hán, thiếu nước vào mùa khô. D. động đất, núi lửa thường xuyên xảy ra. Câu 72: Cây lương thực quan trọng nhất ở các đồng bằng của vùng nhiệt đới gió mùa là: A. cây lúa mì. B. cây ngô. C. cây cao lương. D. cây lúa nước. Câu 73: Đặc điểm không đúng về sản xuất nông nghiệp ở đới nóng là: A. Vùng thuận lợi cho sản xuất cây lương thực (đặc biệt cây lúa nước) và cây công nghiệp. B. Các cây công nghiệp nhiệt đới rất phong phú (cà phê, cao su, mía, ). C. Chăn nuôi phát triển hơn trồng trọt và mang lại hiệu quả kinh tế cao. D. Phổ biến hình thức chăn thả dê, cừu, trâu, bò trên các đồng cỏ. Câu 74: Cây cao su được trồng phổ biến ở khu vực nào sau đây? A. Nam Á. B. Tây Phi. C. Đông Nam Á. D. Nam Mĩ. Câu 75: Điều kiện để đới nóng thâm canh tăng vụ là: A. Nắng nóng, mưa nhiều B.Nguồn giống phong phú C.Nhịp điệu mùa D. Nguồn lao động dồi dào. Câu 76: Điều kiện để đới nóng đa dạng hóa nông sản là:
  16. A. Nắng nóng ,mưa nhiều B. Nhịp điệu mùa C. Nguồn giống phong phú D. Nguồn đất tốt. Câu 77: Loại nông sản việt Nam và Thái Lan xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn nhất thế giới là: A.Cà phê B.Cao su C.Chè D. Lúa gạo. Câu 78: Chăn nuôi gia súc ở đới nóng chủ yếu phổ biến hình thức: A. chăn thả. B. công nghiệp. C. bán công nghiệp. D. chuồng trại. Câu 79: Quốc gia châu Á có đàn bò và đàn trâu lớn nhất thế giới là: A. Trung Quốc. B. Ấn Độ. C. Bra-xin. D. In-đô-nê-xi-a. Câu 80: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến xói mòn đất ở môi trường xích đạo ẩm là: A. mất lớp phủ thực vật trong điều kiện nhiệt độ cao, lượng mưa lớn. B. con người sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác. C. sông ngòi lớn, dòng chảy mạnh. D. địa hình chủ yếu là đồi núi có độ dốc lớn. Câu 81: Loại cây lương thực được trồng chủ yếu ở vùng đồi núi là: A. cây ngô.
  17. B. cây lúa nước. C. cây sắn. D. cây khoai lang. Câu 82: Đâu không phải là biện pháp quan trọng góp phần khắc phục trực tiếp những khó khăn do khí hậu nhiệt đới gió mùa gây ra trong sản xuất nông nghiệp? A. Làm thủy lợi. B. Trồng rừng che phủ đất. C. Đa dạng hóa cơ cấu cây trồng vật nuôi. D. Phát triển công nghiệp chế biến. Câu 83: Việc bố trí và lựa chọn các loại cây trồng ở môi trường nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa bị chi phối bởi lượng mưa và chế độ mưa trong năm. Nguyên nhân sâu xa là do: A. Lượng mưa có sự phân hóa sâu sắc. B. Khí hậu có nhiệt độ và độ ẩm cao. C. Đất đai đa dạng, màu mỡ. D. Lượng mưa trung bình năm lớn (trên 1500mm). Câu 84: Hoạt động kinh tế nào sau đây đem lại nguồn lợi lớn cho người dân ở hoang mạc: A. Vận chuyển trao đổi hàng hoá qua các hoang mạc B. Hoạt động du lịch C. Trồng trọt D. Chăn nuôi gia súc Câu 85: Các hoạt động kinh tế mới phát triển trong những năm gần đây là gì? A. Khai thác dầu khí, quặng kim loại hiếm. B. Khai thác các loại rừng. C. Phát triển nông nghiệp. D. Phát triển các loại hình dich vụ vận tải. Câu 86: Tại sao các hoang mạc ngày càng mở rộng? A. Cát lấn
  18. B. Biến đổi khí hậu C. Tác động của con người D. Tất cả đều đúng Câu 87: Giải pháp hữu hiệu để chống sa mạc hóa là: A. Tưới nước B. Chăn nuôi du mục C. Trồng rừng D. Khoan sâu Câu 88: Trong các tên gọi sau, tên gọi nào nói lên mức độ khô nóng nhất? A. Bán hoang mạc. B. Hoang mạc. C. Hoang mạc hóa. D. Sa mạc. Câu 89: Diện tích đất bị hoang mạc hóa hàng năm trên Trái Đất ngày một tăng, không phải vì: A. Vì lượng mưa ngày một ít, Trái Đất đang nóng dần lên do khí thải. B. Vì con người khai thác, chặt phá các rừng cây xanh xung quanh hoang mạc. C. Vì gió thổi làm cát ngày một lấn sâu vào đồng ruộng. D. Vì phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp, dịch vụ. Câu 90: Quá trình hoang mạc hóa làm mất đi bao nhiêu ha đất trồng trong 1 năm? (tính trên toàn Trái Đất). A. 5 triệu ha. B. 10 triệu ha. C. 15 triệu ha.cao D. 20 triệu ha. Câu 91: Ở môi trường hoang mạc, sản xuất nông nghiệp của con người diễn ra ở: A. Ven biển.
  19. B. Trong các ốc đảo. C. Trên cát. D. Nơi có mưa. Câu 92: Nhờ sự tiến bộ của kĩ thuật khoan sâu, người ta đã phát hiện được trong hoang mạc các loại tài nguyên khoáng sản gì? A. Mỏ dầu khí B. Mỏ khoáng sản C. Túi nước ngầm trong lòng đất D.Tất cả đều đúng Câu 93: Giải pháp hữu hiệu để chống xa mạc hóa là: A. Tưới nước. B. Chăn nuôi du mục. C. Trồng rừng. D. Khoan sâu. Câu 94: Ở Việt Nam, vùng nào có hiện tượng hoang mạc hóa mạnh nhất: A. Cực Nam Trung Bộ. B. Duyên Hải Nam Trung Bộ. C. Bắc Trung Bộ. D. Ven biển hai đồng bằng lớn. Câu 95: Hoang mạc nào có diện tích lớn nhất thế giới? A. Xa-ha-ra. B. Gô-bi. C. Na-mip. D. Ca-la-ha-ri. Câu 96: Tính chất chung của khí hậu các hoang mạc trên thế giới là: A. rất nóng B. rất khô hạn và khắc nghiệt
  20. C. rất lạnh giá D. rất nhiều bò sát Câu 97: Ở hoang mạc, nơi có dân cư khá đông để trồng trọt và chăn nuôi là: A. trung tâm hoang mạc B. các con đường qua hoang mạc C. trên ốc đảo D. rìa hoang mạc Câu 98: Hậu quả lớn nhất của biến đổi khí hậu toàn cầu ở vùng đới lạnh hiện nay là: A. băng tan ở hai cực. B. mưa axit. C. bão tuyết. D. khí hậu khắc nghiệt. Câu 99: Vì sao sông ngòi miền đới lạnh thường có lũ lớn vào cuối xuân đầu hạ? A. Thời kì mùa hạ, mặt trời sưởi ấm làm băng tan. B. Đây là thời kì mùa mưa lớn nhất trong năm. C. Có dòng biển nóng chảy qua làm tăng nhiệt độ khiến băng tan. D. Có bão lớn kèm theo mưa lớn. Câu 100: Đặc điểm nổi bật của khí hậu đới lạnh là: A. Ôn hòa B. Thất thường C. Khắc nghiệt D. Theo mùa. HẾT Bảng đáp án 1.D 2.A 3.B 4.C 5.A 6.A 7.D 8.B 9.C 10.B 11.C 12.A 13.C 14.D 15.A 16.A 17.A 18.A 19.B 20.A 21.B 22.B 23.D 24.D 25.A 26.A 27.B 28.C 29.C 30.D 31.D 32.C 33.A 34.B 35.B 36.C 37.B 38.A 39.D 40.C
  21. 41.D 42.A 43.C 44.D 45.D 46.C 47.C 48.A 49.A 50.A 51.A 52.B 53.A 54.C 55.B 56.D 57.D 58.A 59.C 60.A 61.D 62.A 63.B 64.A 65.C 66.C 67.C 68.C 69.D 70.D 71.A 72.D 73.C 74.C 75.A 76.B 77.D 78.A 79.B 80.A 81.C 82.D 83.A 84.B 85.A 86.D 87.C 88.D 89.D 90.B 91.B 92.D 93.C 94.A 95.A 96.B 97.C 98.A 99.A 100.C