Đề ôn tập kiểm tra 1 tiết môn Địa lí Lớp 6

docx 19 trang Hoài Anh 27/05/2022 3790
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập kiểm tra 1 tiết môn Địa lí Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_on_tap_kiem_tra_1_tiet_mon_dia_li_lop_6.docx

Nội dung text: Đề ôn tập kiểm tra 1 tiết môn Địa lí Lớp 6

  1. Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 35 : ÔN TẬP I. MỤC TIÊU : 1. Năng lực * Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm. * Năng lực Địa lí - Năng lực tìm hiểu địa lí: hoàn thiện và củng cố kiến thức về Khí quyển và thủy quyển . - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết liên hệ thực tế để giải thích các hiện tượng, các vấn đề liên quan đến bài học; Liên hệ với Việt Nam nếu có, Nêu được tầm quan trọng của khí quyển và thủy quyển. - Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên 2. Phẩm chất - Yêu nước: Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên nói chung, môi trường nước và không khí nói riêng. - Nhân ái: Chia sẻ, cảm thông với những sự khó khăn, thách thức tác động đến môi trường nước và không khí. - Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học - Trung thực: Nhận lỗi, phát hiện và phản ánh hành vi phạm để cùng khắc phục. - Trách nhiệm: Có ý thức bảo vệ và tuyên truyền ý thức đối với gia đình, bạn bè bảo vệ nguồn nước , chống biến đổi khí hậu. Hoạt động 1: Tìm hiểu về các tầng khí quyển, các khối khí, khí áp và gió a. Mục tiêu: - HS biết được nơi hình thành và đặc điểm của các khối khí - HS biết được tên và đặc điểm của từng tầng khí quyển - HS nêu được khái niệm khí áp, đơn vị đo khí áp; sự phân bố các đai khí hậu trên Trái Đất b. Nội dung: Tìm hiểu về các tầng khí quyển, các khối khí, khí áp và gió c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh Hoạt động 2: Khái niệm về thời tiết và khí hậu a. Mục tiêu: HS biết được khái niệm thời tiết và khí hậu b. Nội dung: Khái niệm về thời tiết và khí hậu
  2. c. Sản phẩm: Bài thuyết trình và sản phẩm của HS Hoạt động 3: Các đới khí hậu trên Trái Đất a. Mục tiêu: HS biết được phạm vi và đặc điểm của các đới khí hậu trên TĐ b. Nội dung: Tìm hiểu Các đới khí hậu trên Trái Đất c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh Hoạt động 4: Biến đồi khí hậu a. Mục tiêu: HS biết được nguyên nhâ, biểu hiện và hậu quả của biến đổi khí hậu b. Nội dung: Tìm hiểu biến đồi khí hậu c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh Hoạt động 5: Tìm hiểu Thuỷ quyển a. Mục tiêu: Kể tên được các thành phần chủ yếu của thuỷ quyển. b. Nội dung: Dựa vào hình 1 và đọc thông tin mục 1 SGK trang 156 tìm hiểu phần thuỷ quyển. c. Sản phẩm: học sinh quan sát được hình vẽ nêu được các thành phần của thuỷ quyển. Hoạt động 6: Tìm hiểu Vòng tuần hoàn lớn của nước. a. Mục tiêu: - Mô tả được vòng tuần hoàn lớn của nước. - Có ý thức sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên nước. b. Nội dung: Dựa vào nội dung SGK và hình 2 để tìm hiểu Vòng tuần hoàn lớn của nước. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: Máy tính, GAPP. - Bản đồ tự nhiên thế giới. - Video về Vòng tuần hoàn nước. - Tranh ảnh trong SGK phóng to, phiếu học tập. 2. Chuẩn bị của học sinh: sách giáo khoa, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Mở đầu: a. Mục tiêu: Giáo viên đưa ra tình huống để học sinh giải quyết, trên cơ sở đó để hình thành kiến thức vào bài học mới. b. Nội dung: Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh. d. Tổ chức hoạt động: Hoạt động 1: Tìm hiểu về các tầng khí quyển, các khối khí, khí áp và gió d. Tổ chức hoạt động:
  3. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2/ Các tầng khí quyển - Giáo viên nêu nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu tìm hiểu về các tầng khí quyển, các khối khí, khí áp và 3/ Các khối khí gió - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm về 4 trạm học tập 4/ Khí áp. Các đai khí áp trên mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn Trái Đất + Trạm 1: Trạm video (HS quan sát video hoàn thành PHT) 5/ Gió. Các loại gió thổi thường + Trạm 2: Trạm Internet (HS sử dụng internet để xuyên trên Trái Đất nghiên cứu và hoàn thành PHT) + Trạm 3: Trạm SGK (HS sử dụng SGK để nghiên NỘI DUNG TRÊN PHIÊU HỌC cứu và hoàn thành PHT) TẬP + Trạm 4: Tài liệu tham khảo (HS sử dụng tài liệu tham khảo để nghiên cứu và hoàn thành PHT) - Giáo viên giới thiệu về cách thực hiện hoạt động + HS có thể làm việc cá nhân, theo cặp hoặc theo nhóm để thực hiện 4 nhiệm vụ ở mỗi trạm + Thời gian nghiên cứu ở mỗi trạm là 5 phút + Yêu cầu Hs đi đầy đủ cả 4 trạm để hoàn thành PHT HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ HS: Suy nghĩ, trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
  4. HS: Trình bày kết quả GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng HS: Lắng nghe, ghi bài PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Bài tập 1: Đọc thông tin trong mục 2 và quan sát hình 1, 2, em hãy hoàn thành bảng sau đây Đối lưu Bình lưu Các tầng cao Vị trí Đặc điểm Bài tập 2: Đọc thông tin trong mục 3 và quan sát hình 3, em hãy hoàn thành bảng sau đây Khối khí Nơi hình thành Đặc điểm chính Khối khí nóng Khối khí lạnh Khối khí lục địa Khối khí đại dương Bài tập 3: Điền từ còn thiếu vào đoạn sau: - của không khí lên bề mặt Trái Đất gọi là khí áp.
  5. - Đơn vị đo khí áp là - được phân bố trên TRÁI ĐẤT thành các đai khí áp . và khí áp từ xích đạo về cực + Các đai . nằm ở khoảng vĩ độ 00 và khoảng vĩ độ 600B và N + Các đai áp nằm ở khoảng vĩ độ 30 0 B và N và khoảng vĩ độ 90 0B và N(cực Bắc và Nam) Bài tập 4: Nối những đơn vị kiến thức ở cột A_B_C để tạo thành hệ thống kiến thức đầy đủ và chính xác và hoàn thành kiến thức còn thiếu vào dấu A B C Loại gió Phạm vi gió thổi. Hướng gió. 1/Đông cực a/Từ khoảng các vĩ độ 30 0B và E/ở nửa cầu B, gió hướng TN, N về XĐ ở nửa cầu N, gió hướng TB b/Từ khoảng các vĩ độ 900Bvà N F/ở nửa cầu Bắc hướng ĐB, 2/Tín phong về 600B và N ở nửa cầu Nam hướng ĐN c/Từ khoảng các vĩ độ 30 0B và G/ở nửa cầu B, gió hướng ĐB, 3/Tây ôn đới N lên khoảng các vĩ độ 60 0B và ở nửa cầu N, gió hướng ĐN N Gió là Hoạt động 2: Khái niệm về thời tiết và khí hậu d. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 1.Khái niệm về thời tiết và khí hậu GV: - Thời tiết là trạng thái của khí quyển tại 1. Đọc thông tin SGK và cho biết: một thời điềm và khu vực cụ thể được - Khái niệm thời tiết, khí hậu. xác định bẳng nhiệt độ, độ ẩm, lượng 2. Dựa vào bản tin dự báo thời tiết ở trên, mưa, mây, gió Thời tiết luôn thay đổi em hãy: - Khí hậu ở một nơi là tồng hợp các yếu - Nêu những yếu tố được sử dụng để biểu tố thời tiết (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, hiện thời tiết. gió, ) của nơi đó, trong một thời gian - Mô tả đặc điểm thời tiết của từng ngày dài và đã trở thành quy luật trong bảng.
  6. 3. Hãy cho biết, trong tình huống ở đầu bài, bạn nào là người nói đúng HS: Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ HS: Suy nghĩ, trả lời Bước 3: Báo cáo, thảo luận HS: Trình bày kết quả GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung * Dự kiến câu trả lời 1. - Thời tiết là trạng thái của khí quyển tại một thời điềm và khu vực cụ thể được xác định bẳng nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, mây, gió Thời tiết luôn thay đổi - Khí hậu ờ một nơi là tồng hợp các yếu tố thời tiết (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, gió, ) của nơi đó, trong một thời gian dài và đã trở thành quy luật 2. - Nêu những yếu tố được sử dụng để biểu hiện thời tiết: nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, mây, gió - Mô tả đặc điểm thời tiết của từng ngày trong bảng: + Thứ 3: Có mưa rào nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 210C, cao nhất 26 0C, độ ẩm 80%, gió Đông Bắc + Thứ 4: Có lúc có mưa, nhiệt độ thấp nhất 230C, cao nhất 29 0C, độ ẩm 75%, gió Đông Bắc + Thứ 5: Có mưa, nhiệt độ thấp nhất 180C, cao nhất 230C, độ ẩm 77%, gió Đông Bắc + Thứ 6: Ít mây, trời nắng, nhiệt độ thấp nhất 170C, cao nhất 21 0C, độ ẩm 65%, gió Đông Bắc 3. Trong tình huống ở đầu bài, bạn nữ là người nói đúng
  7. Bước 4. Kết luận, nhận định GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng HS: Lắng nghe, ghi bài Hoạt động 3: Các đới khí hậu trên Trái Đất d. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 2. Các đới khí hậu trên Trái Đất GV (Bảng chuẩn kiến thức) PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 1. Xác định trên hình 1 phạm vi của năm đới khí hậu trên Trái Đất. 2. Hãy lựa chọn và trình bày khái quát đặc điểm của một đới khí hậu. Tên đới khí hậu Phạm vi và đặc điểm HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ HS: Suy nghĩ, trả lời Bước 3: Báo cáo, thảo luận HS: Trình bày kết quả GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung Bước 4. Kết luận, nhận định GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng HS: Lắng nghe, ghi bài Bảng chuẩn kiến thức. Tên đới khí Phạm vi và Đặc điểm hậu Đới nóng quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình năm không thấp hơn 20°C, Gió thổi thường xuyên là gió Mậu dịch. 2 đới ôn hoà có nhiệt độ không khi trung bình năm dưới 20°C, tháng nóng nhát không thấp hơn 10°C; Gió thổi thường xuyên là gió Tây ôn đới 2 đới lạnh là khu vực có băng tuyết hầu như quanh năm, nhiệt độ trung bình của tất cả các tháng trong năm đều dưới 10°C.; Gió thổi thường xuyên là gió Đông cực Hoạt động 4: Biến đồi khí hậu
  8. d. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 3. Biến đồi khí hậu GV (Bảng chuẩn kiến thức) PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Quan sát hình 2, hình 3, hình 4 và dựa vào nội dung SGK mục 3 trang 151,152, hoàn thành bài tập sau: Nguyên nhân Nhóm 1,2 Biểu hiện Nhóm 3,4 Hậu quả Nhóm 5,6 Giải pháp Nhóm 7,8 HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ HS: Suy nghĩ, trả lời Bước 3: Báo cáo, thảo luận HS: Trình bày kết quả GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung Bước 4. Kết luận, nhận định GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng HS: Lắng nghe, ghi bài Bảng chuẩn kiến thức. Nguyên nhân Có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do tăng nhanh của khí CO2 Biểu hiện biểu hiện bởi sự nóng lên toàn cầu, mực nước biền dâng và gia tăng các hiện tượng khí tượng thuỷ văn cực đoan. Hậu quả làm cho thiên tai xảy ra ngày càng nhiều và khốc liệt. Giải pháp sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng, sử dụng phương tiện giao thông công cộng, hạn chế dùng túi ni-lông, tích cực trồng cây xanh, bảo vệ rừng, Hoạt động 5: Tìm hiểu Thuỷ quyển d. Tổ chức hoạt động. Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ l. Thuỷ quyển:
  9. GV: Quan sát hình 1 và đọc thông tin trong mục 1, em hãy: - Nêu khái niệm thuỷ quyển. - Thuỷ quyển: là toàn bộ - Thuỷ quyển có vai trò như thế nào đối với con người? lớp nước bao quanh Trái Đất, nằm trên bề mặt và bên trong của vỏ Trái Đất . * Thảo luận nhóm: 4 nhóm - Kể tên các thành phần chủ yếu của thuỷ quyển?. - Cho biết nước ngọt tồn tại dưới những dạng nào? Nêu tỉ - Gồm: nước ở các đại lệ của từng dạng?. dương, biển, sông, hồ, đầm - Nước mưa rơi xuống mặt đất tồn tại ở đâu? lầy, hồ, đầm lầy, nước - Vai trò của nước đối với con người, không khí, sản xuất? dưới đất (nước ngầm), tuyết, HS: Tiếp nhận nhiệm vụ và lắng nghe băng và hơi nước trong khí Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ quyền GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ HS: Suy nghĩ, trả lời Bước 3: Báo cáo, thảo luận HS: Trả lời lần lượt từng hs GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung, ghi bảng có chọn lọc (nội dung chưa chính xác ghi bên cạnh) Bước 4: Kết luận, nhận định GV: Chuẩn kiến thức, có thể bổ sung nội dung ghi bảng trước còn thiếu HS: Lắng nghe, ghi bài. 1/ Nước mưa tồn tại ở ao, hồ, sông, suối, biển và đại dương, nguồn nước ngầm, 2/ Vòng tuần hoàn lớn của nước: Nước mưa rơi xuống bề mặt đất tồn tại ở: trong đất, ở sông, hồ, đại dương, nước ngầm. Sự vận động của nước trong thuỷ quyển: trong sông, hồ, biển, đại dương nước ở trạng thái lỏng. Tuy nhiên, nước luôn luôn bốc hơi hoặc thăng hoa (băng) ở mọi nhiệt độ tạo thành hơi nước trong khí quyển. Ở mọi nơi trong tầng thấp của khí quyển luôn luôn có hơi nước. Khi bốc hơi lên cao gặp lạnh, hơi nước chuyển sang
  10. trạng thái lỏng hoặc rắn (mưa, tuyết). Nước mưa rơi xuống bề mặt đất tồn tại ở đại dương, sông, hồ, ngấm xuống đất tạo thành nước ngầm và độ ẩm trong đất. Hoạt động 6: Tìm hiểu Vòng tuần hoàn lớn của nước. d. Tổ chức hoạt động. Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 2. Vòng tuần hoàn lớn của nước GV: HS Quan sát sơ đồ hình 2 và kết hợp với hiểu biết, - Nước trong thiên nhiên không em hãy: ngừng vận động và chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, tạo nên vòng tuần hoàn. - Mô tả vòng tuần hoàn lớn của nước. - Trạng thái thay đổi của nước trong vòng tuần hoàn? - Nước trong khí quyển có nguồn gốc từ đâu? - Nguồn nước vô tận hay có hạn? Giải thích. HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ HS: Suy nghĩ, trả lời Bước 3: Báo cáo, thảo luận HS: Trình bày kết quả GV: Lắng nghe; gọi HS nhận xét và bổ sung; ghi bảng có chọn lọc (nội dung chưa chính xác ghi bên cạnh) Bước 4: Kết luận, nhận định GV: Chuẩn kiến thức, có thể bổ sung nội dung ghi bảng trước còn thiếu Hơi nước bốc lên cao->Ngưng kết di chuyển ngang- >gặp điều kiện thuận lợi gây mưa->rơi xuống ao, hồ, biển, thấm xuống đất -> nước ngầm, nước đỗ ra biển Tiếp tục bốc hơi tạo nên vòng tuần hoàn nước.
  11. - Quá trình chuyển trạng thái của nước: lỏng->hơi- >ngưng tụ-> rắn-> lỏng ( tan chảy)-> rắn ( đông đặc). => giáo dục bảo vệ môi trường và tài nguyên nước trên Trái Đất. HS: Lắng nghe, ghi bài. 3. Luyện tập a. Mục tiêu: - Củng cố, khắc sâu, hệ thống lại nội dung kiến thức bài học. b. Nội dung: Trả lời các câu hỏi tự luận/ trắc nghiệm c. Sản phẩm: Câu trả lời, bài làm của HS d. Tổ chức hoạt động: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV: Đưa ra các bài tập liên quan đến bài học hôm nay. Bài tập 1: Bài tập 2:
  12. Bài tập 3: Cuối tuần, lớp em dự định tổ chức đi dã ngoại 1 ngày. Đài khí tượng thủy văn có dự báo thời tiết của ngày hôm đó như sau: nhiệt độ thấp nhất là 150C, nhiệt độ cao nhất là 23 0C; sáng sớm có sương mù, trời lạnh; trưa chiều hửng nắng, có lúc có mưa. Em cần chuẩn bị những gì để phù hợp với thời tiết của buổi dã ngoại đó? HS: lắng nghe Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS suy nghĩ để tìm đáp án đúng Bước 3: Báo cáo, thảo luận HS lần lượt trả lời các câu hỏi trắc nghiệm Bước 4. Kết luận, nhận định GV chuẩn kiến thức, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của bài học 4. Vận dụng a. Mục tiêu: - Vận dụng kiến thức của bài học vào thực tế
  13. b. Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành bài tập/báo cáo ngắn c. Sản phẩm: HS về nhà thực hiện nhiệm vụ GV đưa ra. d. Tổ chức hoạt động: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV: Chọn 1 trong 2 nhiệm vụ sau: 1. Em hãy nêu một số hoạt động mà bản thân và gia đình có thể làm để góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu. 2. Em hãy chuẩn bị một số nội dung để tuyên truyền về biến đồi khí hậu và ứng phó với biến đồi khí hậu cho gia đình cũng như những người xung quanh HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ HS: Suy nghĩ, trả lời Bước 3: Báo cáo, thảo luận HS: trình bày kết quả GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung Bước 4. Kết luận, nhận định GV: Chuẩn kiến thức HS: Lắng nghe và ghi nhớ. Ngày soạn : Ngày giảng : Tiết 37 : KIỂM TRA GIỮA KÌ II. I.MỤC TIÊU 1. Kiến thức : 1.Kiến thức - Mô tả các tầng khí quyển , đặc điểm chính của tầng đối lưu. - Trình bày được các loại gió , các khối khí nóng lạnh. - Phân biệt được thời tiết và khí hậu. - Phân biệt được vòng tuần hoàn lớn, nhỏ của nước. 2. Năng lực - Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự làm bài kt, giải quyết vấn đề . - Năng lực riêng:+ vận dụng kiến thức đã học để làm bài kt
  14. + Sử dụng sơ đồ, hình ảnh, thông tin để trình bày nội dung kiến thức + Liên hệ với thực tế. 3. Phẩm chất -Có ý thức học tập, trung thực trong khi làm bài kiểm tra II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên Máy tính, đề kiểm tra giữa học kì II. 2. Chuẩn bị của học sinh : Máy tính có kết nối Internet. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Mở đầu 2.Điểm danh: GV điểm danh ss theo lớp. 3. Kiểm tra: HS làm bài thi trên phần mềm. GV coi thi qua zoom yêu cầu Hs mở camera, tắt mic làm bài nghiêm túc. GV yêu cầu HS nộp bài đúng giờ. TT Nội dung Đơn vị kiến Mức độ nhận thức Tổng kiến thức thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận Số thời thấp dụng CH gian cao (phút) Số to Số to Số to Số to TN CH (phút) CH (phút) CH (phút) C (phú H t) Chương 1.Các tầng khí 2 3 4 8 1 2 1 2 7 15 4.Khí hậu quyển. Các 1 và biến khối khí. đổi khí 2.Thời tiết , khí hậu hậu.
  15. 2 Chương 5. Nước trên 1.Thủy quyển, Trái Đất vòng tuần 2 4 3 hoàn của 1 2 1 2 7 10 nước. Tổng 4 6 7 15 1 2 1 2 15 25 Tỉ lệ % 25 30,0 15,0 10 Tỉ lệ chung % 75% 25% BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I ĐỊA LÍ 6 Mức độ kiến thức/kĩ Câu hỏi theo mức độ nhận thức Nội dung Đơn vị kiến TT năng cần kiểm tra, đánh Thông Vận Vận dụng kiến thức thức Nhận biết giá hiểu dụng cao Khí hậu -Thời tiết và khí Nhận biết , thông hiểu 1 và biến hậu Thời tiết và khí hậu, các đổi khí -Các khối khí. khối khí, các đới khí hậu 2 hậu Các đới khí hậu Vận dụng: 4 1 1 trên Trái đất. Sự lệch hướng gió do vđ tự quay quanh trục của TĐ. Nước trên -Thủy quyển- Nhận biết : 2 Trái Đất vòng tuần hoàn Thành phần thủy quyển. của nước Vòng tuần hoàn của nước 2 3 1 1 Vận dụng: Phân biệt vòng tuần hoàn lớn- nhỏ. Tổng 4 7 2 2 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN LỊCH SỬ-ĐỊA LÝ 6 Năm học 2021-2022 Câu 1: Khí hậu là hiện tượng khí tượng: A.Xảy ra trong một thời gian ngắn ở một nơi
  16. B.Xảy ra trong một ngày ở một địa phương C.Lặp đi lặp lại tình hình của thời tiết ở nơi đó D.Xảy ra khắp mọi nơi và thay đổi theo mùa Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu đới nóng? A. Góc chiếu của ánh sáng Mặt Trời rất nhỏ. B. Lượng mưa trung bình từ 1000 - 2000 mm. C. Gió Tín phong thổi thường xuyên quanh năm. D. Nắng nóng quanh năm và nền nhiệt độ cao. Câu 3: Hãy cho biết thời tiết là hiện tượng khí tượng: A.Xảy ra trong một thời gian dài ở một nơi. B.Xảy ra trong một thời gian ngắn nhất định ở một nơi. C.Xảy ra khắp mọi nơi và không thay đổi. D.Xảy ra khắp mọi nơi và thay đổi theo mùa. Câu 4: Cho biết nhiệt độ không khí cao nhất ở: A.Cực và cận cực B.Khu vực ôn đới C.Khu vực hai chí tuyến D.Khu vực xích đạo Câu 5: Nguồn cung cấp hơi nước chính cho khí quyển là từ A. các dòng sông lớn. B. các loài sinh vật. C. biển và đại dương. D. ao, hồ, vũng vịnh. Câu 6: Nước ngọt trên Trái Đất gồm có A. nước ngầm, nước biển, nước sông và băng.
  17. B. nước mặt, nước biển, nước ngầm và băng. C. nước ngầm, nước ao hồ, sông suối và băng. D. nước mặt, nước khác, nước ngầm và băng. Câu 7: Năng lượng Mặt Trời là nguồn cung cấp năng lượng chính cho vòng tuần hoàn nào sau đây? A. Vòng tuần hoàn của sinh vật . B. Vòng tuần hoàn của nước. C. Vòng tuần hoàn của thổ nhưỡng. D. Vòng tuần hoàn địa chất. Câu 8: Nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng: sương mù, mây, mưa, từ A. khí nitơ. B. khí ôxi. C. khí cacbonic. D. hơi nước. Câu 9: Hiện tượng khí tượng như: mây, mưa, sấm, chớp hầu hết xảy ra ở: A.tầng đối lưu. B.tầng bình lưu. C.tầng nhiệt. D.tầng cao của khí quyển. Câu 10: Khối khí lạnh hình thành ở vùng nào sau đây? A. Vùng vĩ độ thấp. B. Vùng vĩ độ cao. C. Biển và đại dương D. Lục địa Câu 11: Khối khí nóng hình thành ở vùng nào sau đây? A. Vùng vĩ độ thấp. B. Vùng vĩ độ cao. C. Biển và đại dương. D. Lục địa. Câu 12: Tầng đối lưu không có đặc điểm nào sau đây? A. Nằm từ 0-16 km. B. Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng. C. Có lớp ô dôn hấp thụ tia tử ngoại.
  18. D. Ảnh hưởng trực tiếp đến con người. Câu 13: Khả năng thu nhận hơi nước của không khí càng nhiều khi? A. Nhiệt độ không khí tăng B. Không khí bốc lên cao C. Nhiệt độ không khí giảm D. Không khí hạ xuống thấp Câu 14: Vòng tuần hoàn nhỏ của nước chỉ có giai đoạn: A. Đưa nước đến hầu khắp mọi nơi trên Trái đất. B. Gồm các giai đoạn: bốc hơi, nước rơi, thấm và dòng chảy. C. Chỉ có hai giao đoạn: bốc hơi và nước rơi. D.Chuyển động theo những chu trình khép kín. Câu 15: Vì sao gió không thổi thẳng từ khu vực khí áp cao tới khu vực khí áp thấp mà lại lệch hướng? A.Quãng thời gian dài B.Tác động của con người C.Vận động tự quay quanh trục của Trái Đất D.Trái Đất quay quanh Mặt Trời ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM Mỗi đáp án đúng 0,25 điểm. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 C A B D C C B D A D A C A D C
  19. 3.Dặn dò: HS nào bị lỗi mạng báo cho GV ngay để lên lịch KT lại. 4. Hướng dẫn: Tìm hiểu về sông ngòi, hồ và vđ ô nhiễm nước ở Hà Nội. Đọc trước bài 17. RÚT KINH NGHIỆM: DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN