Đề ôn tập kiểm tra giữ kỳ I môn Vật lý Lớp 8

doc 4 trang Hoài Anh 24/05/2022 4430
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập kiểm tra giữ kỳ I môn Vật lý Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_on_tap_kiem_tra_giu_ky_i_mon_vat_ly_lop_8.doc

Nội dung text: Đề ôn tập kiểm tra giữ kỳ I môn Vật lý Lớp 8

  1. ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮ KỲ I - LÝ 8 Bài 1: Khi nói đến vận tốc của các phương tiện giao thông như xe máy, ô tô, xe lửa, máy bay người ta nói đến A. vận tốc tức thời. B. vận tốc trung bình. C. vận tốc lớn nhất có thể đạt được của phương tiện đó. D. vận tốc nhỏ nhất có thể đạt được của phương tiện đó. Bài 2: Chuyển động đều là chuyển động có độ lớn vận tốc A. không đổi trong suốt thời gian vật chuyển động.B. không đổi trong suốt quãng đường đi. C. luôn giữ không đổi, còn hướng của vận tốc có thể thay đổi. D. Các câu A, B, C đều đúng. Bài 3: Chuyển động nào sau đây là chuyển động đều? A. Vận động viên trượt tuyết từ dốc núi xuống.B. Vận động viên chạy 100m đang về đích. C. Máy bay bay từ Hà Nội vào Hồ Chí Minh. D. Không có chuyển động nào kể trên là chuyển động đều. Bài 4: Một người đi quãng đường s 1 với vận tốc v1 hết t1 giây, đi quãng đường tiếp theo s 2 với vận tốc v2 hết t2 giây. Dùng công thức nào để tính vận tốc trung bình của người này trên cả hai quãng đường s1 và s2? D. Cả B và C đều đúng Bài 5: Chuyển động nào sau đây là chuyển động không đều? A. Cánh quạt quay ổn định. B. Chiếc bè trôi theo dòng nước với vận tốc 5 km/h. C. Tàu ngầm đang lặn sâu xuống nước. D. Chuyển động của vệ tinh địa tĩnh quanh Trái Đất. Bài 6: Trường hợp nào dưới đây cho ta biết khi chịu tác dụng của lực vật vừa bị biến dạng vừa bị biến đổi chuyển động? A. Gió thổi cành lá đung đưa. B, Sau khi đập vào mặt vợt quả bóng tennis bị bật ngược trở lại. C. Một vật đang rơi từ trên cao xuống. D. Khi hãm phanh xe đạp chạy chậm dần. Bài 7: Một vật đang chuyển động thẳng với vận tốc v. Muốn vật chuyển động theo phương cũ và chuyển động nhanh lên thì ta phải tác dụng một lực như thế nào vào vật? Hãy chọn câu trả lời đúng? A. Cùng phương cùng chiều với vận tốc.B. Cùng phương ngược chiều với vận tốc. C. Có phương vuông góc với vận tốc. D. Có phương bất kì so với vận tốc. Bài 8: Hai lực cân bằng là: A. Hai lực cùng đặt vào một vật, cùng cường độ, có chiều ngược nhau. B. Hai lực cùng đặt vào một vật, cùng cường độ, có chiều ngược nhau, có phương nằm trên hai đường thẳng khác nhau. C. Hai lực cùng đặt vào hai vật khác nhau, cùng cường độ, có phương cùng trên một đường thẳng, có chiều ngược nhau. D. Hai lực cùng đặt vào một vật, cùng cường độ, có phương cùng trên một đường thẳng, có chiều ngược nhau. Bài 9: Một vật đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang. Các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau là: A. Trọng lực P của Trái Đất với lực ma sát F của mặt bàn. B. Trọng lực P của Trái Đất với lực đàn hồi. C. Trọng lực P của Trái Đất với phản lực N của mặt bàn. D. Lực ma sát F với phản lực N của mặt bàn. Bài 10: Vì sao hành khách ngồi trên ô tô đang chuyển động thẳng bỗng thấy mình bị nghiêng sang bên trái? A. Vì ô tô đột ngột giảm vận tốc. B. Vì ô tô đột ngột tăng vận tốc. C. Vì ô tô đột ngột rẽ sang trái. D. Vì ô tô đột ngột rẽ sang phải. Câu 11: Kết luận nào sau đây không đúng: A. Lực là nguyên nhân làm biến đổi chuyển động. B. Lực có thể vừa làm biến dạng vừa làm biến đổi chuyển động. C. Lực là nguyên nhân làm biến dạng vật.
  2. D. Lực là nguyên nhân gây ra chuyển động. Câu 12: Dùng lực kế móc vào một vật đặt trên mặt sàn rồi kéo vật, khi vật chuyển động thẳng đều thì lực kế chỉ 100N. Cường độ lực ma sát mà mặt sàn tác dụng lên vật là A. Fms = 100N. B. Fms = 25N. C. Fms = 75N. D. Fms = 50N . Câu 13: Khi chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng A. vật đang đứng yên sẽ chuyển động thẳng đều. B. vật đang đứng yên sẽ chuyển động nhanh dần. C. vật đang đứng yên sẽ chuyển động chậm dần. D. vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên. Câu 14: Công thức nào sau đây dùng để tính vận tốc trung bình? s1 s2 s1 s2 v1 v2 v1 v2 A. vtb . B. vtb . C. vtb . D. vtb . t1 t2 t1 t2 2 t1 t2 Câu 15: Một dây thừng buộc chặt vào chiếc hòm gỗ. Cầm đầu dây thừng để kéo hòm gỗ lên cao thì tay chịu tác dụng của lực kéo. Vật gây ra tác dụng của lực kéo này là: A. Trái Đất. B. Dây thừng. C. Cả dây thừng và hòm gỗ. D. Hòm gỗ. Câu 16: Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào không cần tăng ma sát. A. Phanh xe để xe dừng lại. B. Khi đi trên nền đất trơn. C. Để ô tô vượt qua chỗ lầy. D. Khi kéo vật trên mặt đất. Câu 17: Một người đi xe máy với vận tốc 12m/s trong 20 phút. Quãng đường người đó đi được là: A. 14,4 km. B. 240m. C. 2400m. D. 4km. Câu 18: Một chiếc đu quay trong công viên có đường kính 6m. Một người theo dõi một em bé đang ngồi trên đu quay và thấy em đó quay 10 vòng trong 2 phút. Vận tốc chuyển động của em bé đó là: A. v = 1,57 m/s. B. v = 0,5 m/s. C. v = 30 m/ph. D. v = 5 m /ph. Câu 19: Người lái đò đang ngồi trên một chiếc thuyền đi trên sông, nhìn thấy một cái lá đang trôi theo dòng nước . Câu mô tả nào sau đây là sai? A. Người lái đò chuyển động so với mặt nước. B. Người lái đò chuyển động so với bờ sông. C. Người lái đò chuyển động so với cái lá. D. Người lái đò chuyển động so với cái thuyền. Câu 20: Một người đi xe máy trong 6 phút được 4 km. Trong các kết quả vận tốc sau kết quả nào SAI? A. v = 0,67km/p. B. v = 11,1 m/s. C. v = 400 m / ph. D. v = 40 km/h. Câu 21: Muốn biểu diễn một véc tơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố : A. Phương , chiều. B. Điểm đặt, phương, chiều. C. Điểm đặt, phương, chiều và độ lớn. D. Điểm đặt, phương, độ lớn. Câu 22: Vận tốc của ô tô là 40 km/ h, của xe máy là 11,6 m/s, của tàu hỏa là 600m/ phút. Cách sắp xếp theo thứ tự vận tốc giảm dần nào sau đây là đúng. A. Tàu hỏa – ô tô – xe máy. B. Xe máy – ô tô – tàu hỏa. C. Tàu hỏa – xe máy – ô tô. D. Ô tô- tàu hỏa – xe máy. Câu 23: Trường hợp nào dưới đây chuyển động mà không có lực tác dụng.
  3. A. Xe đạp chuyển động trên đường do quán tính. B. Xe máy đang đi trên đường. C. Chiếc thuyền chạy trên sông. D. Chiếc đu quay đang quay. Câu 24: Một xe đạp đi với vận tốc 12 km/h. Con số đó cho ta biết điều gì? A. Quãng đường đi của xe đạp. B. Thời gian đi của xe đạp. C. Mỗi giờ xe đạp đi được 12km. D. Xe đạp đi 1 giờ được 12km. Câu 25: Thời gian để người đi hết quãng đường dài 1,5km với vận tốc 10m/s là: A. t = 0,15 giờ. B. t = 14,4phút. C. t = 2,5 phút. D. t = 15 giây. Câu 26: Một vật có khối lượng 50 kg chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng nằm ngang khi có lực tác dụng là 35 N. Lực ma sát tác dụng lên vật trong trường hợp này có độ lớn là: A. Fms = 50N. B. Fms = 35N. C. Fms > 35N. D. Fms < 35N. Câu 27: Một người đi xe máy với vận tốc 12m/s trong 20 phút. Quãng đường người đó đi được là: A. 1,44 km. B. 144 km. C. 14,4km. D. 240m. Câu 28: Một người ngồi trên đoàn tàu đang chạy thấy nhà cửa bên đường chuyển động. Khi ấy người đó đã chọn vật mốc là: A. Toa tàu. B. Bầu trời. C. Cây bên đường. D. Đường ray. Câu 29: Có một chiếc bè trôi trên sông. Bên cạnh đó là một con thuyền có mái chèo. Hỏi người ngồi trên thuyền phải bơi chèo để vượt lên trước bè 20m hoặc tụt lại sau bè 20m thì công việc nào thực hiện dễ hơn A. Chưa đủ cơ sở để so sánh. B. Như nhau. C. Vượt lên trước. D. Tụt lại sau. Câu 30: Trong các chuyển động dưới đây chuyển động nào do tác dụng của trọng lực? A. Quả bóng bị nảy bật lên khi chạm đất. B. Xe đi trên đường. C. Mũi tên bắn ra từ cánh cung. D. Thác nước đổ từ trên cao xuống. Câu 31: Trong các công thức biểu diễn mối quan hệ giữa S, v, t sau đây công thức nào đúng. A. S = v/t. B. t = S/v. C. t = v/S. D. S = t /v Câu 32: Khi ngồi trên ô tô hành khách thấy mình nghiêng người sang phải. là do A. Xe đột ngột rẽ sang phải. B. Xe đột ngột rẽ sang trái. C. Xe đột ngột giảm vận tốc. D. Xe đột ngột tăng vận tốc. Câu 33: Trường hợp nào sau đây không liên quan đến quán tính của vật? A. Khi đang chạy nếu bị vấp, người sẽ ngã về phía trước. B. Khi lái xe tăng ga, xe lập tức tăng tốc. C. Khi áo có bụi, ta giũ mạnh áo cho sạch bụi. D. Bút máy tắc ta vẩy cho ra mực. Câu 34: Một người đứng bên đường thấy một chiếc ô tô buýt chạy qua trong đó người soát vé đang đi lại. Câu nhận xét nào sau đây là SAI? A. Người đó chuyển động so với người lái xe. B. Người đó đứng yên so với cây bên đường. C. Người đó đứng yên so với người soát vé. D. Người đó chuyển động so với hành khách trong xe Câu 35: Một vật chịu tác dụng của hai lực và đang chuyển động thẳng đều. Nhận xét nào sau đây là đúng?
  4. A. Hai lực tác dụng là hai lực cân bằng. B. Hai lực tác dụng có độ lớn khác nhau. C. Hai lực tác dụng có phương khác nhau. D. Hai lực tác dụng có cùng chiều. Bài 36: Một ô tô lên dốc với vận tốc 16 km/h, khi xuống lại dốc đó, ô tô này chuyển động nhanh gấp đôi khi lên dốc. Vận tốc trung bình của ô tô trong cả hai đoạn đường lên dốc và xuống dốc là bao nhiêu? Bài 37: Một máy bay chở hành khách bay giữa hai thành phố A và B. Khi xuôi gió thời gian bay là 1h30’, còn khi ngược gió thời gian bay là 1h45’. Biết vận tốc gió luôn không đổi là 10 m/s. Vận tốc của máy bay lúc không có gió là bao nhiêu? Bài 38: Một người đua xe đạp, trong nửa quãng đường đầu người đó đi với vận tốc 20 km/h. Tính vận tốc của người đó đi trong nửa đoạn đường còn lại. Biết rằng vận tốc trung bình trong cả đoạn đường là 23 km/h. ĐS: 27 km/h Bài 39: Người đi xe máy trên đoạn đường AB. Nửa đoạn đường đầu người ấy đi với vận tốc 30 km/h. Trong nửa thời gian còn lại đi với vận tốc 25 km/h. Cuối cùng người ấy đi với vận tốc 15 km/h. Tính vận tốc trung bình trên cả đoạn đường AB. ĐS: 24 km/h Bài 40: Một chiếc thuyền máy chuyển động đều trên dòng sông. Vận tốc của thuyền khi xuôi dòng là 20 km/h và khi ngược dòng là 15 km/h. a) Nếu thuyền không nổ máy thì quãng đường mà thuyền trôi theo dòng nước trong thời gian 30 phút là bao nhiêu? ĐS: 1,25 km b) Giả sử mặt nước đứng yên, thuyền có nổ máy thì vận tốc của thuyền lúc đó là bao nhiêu? Câu 41: Một người đi bộ trên đoạn đường đầu dài 3 km với vận tốc 2 m/s; đoạn đường sau dài 1,9 km đi hết 0,5 h. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai đoạn đường. Câu 42: Một người đi xe máy từ A đến B. Trên đoạn đường đầu người đó đi hết 15 phút. Đoạn đường còn lại người đó đi trong thời gian 30 phút với vận tốc 12m/s. Hỏi đoạn đường dầu dài bao nhiêu? Biết vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường AB là 36km/h.