Đề ôn tập kiểm tra giữa kì 1 môn Hóa học Lớp 8
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập kiểm tra giữa kì 1 môn Hóa học Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_on_tap_kiem_tra_giua_ki_1_mon_hoa_hoc_lop_8.docx
Nội dung text: Đề ôn tập kiểm tra giữa kì 1 môn Hóa học Lớp 8
- ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ I ĐỀ 1 Câu 1: Nguyên tử có những loại hạt nào? A.e, p, n. B. e, p C. p, n D. n, e Câu 2: Chất nào sau đây được coi là tinh khiết A. Nước cất. B. Nước suối. C. Nước khoáng. D. Nước đá từ nhà máy. Câu 3: Cho CTHH của một số chất: Cl2, ZnCl2, Al2O3, Ca, NaNO3, KOH A. 3 đơn chất và 3 hợp chất B. 5 đơn chất và 1 hợp chất C. 2 đơn chất và 4 hợp chất D. 1 đơn chất và 5 hợp chất Câu 4: Công thức hóa học của axit nitric (biết trong phân tử có 1H, 1N, 3O) là: A. HNO3; B. H3NO; C. H2NO3; D. HN3O Câu 5 : Trong các công thức hóa học sau, công thức hóa học nào sai: A.K 2O B. BaNO3 B. C. ZnO D. CuCl2 Câu 6: Dãy chất nào sau đây đều là kim loại A. Nhôm, đồng, lưu huỳnh, bạc . B. Vàng, magie, nhôm, clo. C. Oxi, nito, cacbon, canxi. D. Sắt, chì, kẽm , thiếc. Câu 7: Cách viết nào sau đây là sai: A. 4 nguyên tử natri: 4Na B. 1 nguyên tử nito: N C.3 nguyên tử Canxi: 3C D. 2 nguyên tử Sắt: 2Fe Câu 8: Một oxit có công thức là Fe2O3. Hóa trị của Fe trong oxit là: A. I B. II C. III D. IV Câu 9: Dấu hiệu nào giúp ta khẳng định có phản ứng hoá học xảy ra? A. Có chất kết tủa (chất không tan) B. Có sự thay đổi màu sắc C. Có chất khí thoát ra (sủi bọt) D.Một trong số các dấu hiệu trên Câu 10: Trong các thí nghiệm sau, ở thí nghiệm nào xảy ra hiện tượng vật lý? A. Hòa tan muối ăn vào nước. B. Hòa tan đường vào nước. C. Lấy một lượng thuốc tím (rắn) bỏ vào ống nghiệm rồi đun nóng. Đun tàn đỏ của que đóm vào gần miệng ống nghiệm, thấy que đóm bùng cháy. D. Cả A và B Câu 11: Nước vôi (canxi hidroxit) quét lên tường sau một thời gian tiếp xúc với khí cacbonic ngoài không khí sẽ hóa rắn là canxi cacbonat và hơi nước. Phương trình chữ của phản ứng là phương trình nào sau đây? A. Nước vôi chất rắn B. Canxi hidroxit + khí cacbonic canxi cacbonat + nước C. Ca(OH)2 + khí cacbonic CaCO3 + H2O D. Nước vôi + CO2 CaCO3 + nước Câu 12 : Nguyên tử lưu huỳnh nặng hơn nguyên tử oxi bao nhiêu lần? A.1 lần. B.2 lần. C.3 lần. D.4 lần. Câu 13. Một oxit có công thức Al2Ox, phân tử khối là 102 đvC. Hóa trị của Al trong công thức là: A. I B. II C. III D. IV Câu 14. Biết hóa trị của Ca (II) và PO4 (III). Vậy công thức hóa học đúng là: A. CaPO4 B. Ca2PO4 1
- C. Ca3PO4 D. Ca3(PO4)2 Câu 15. Chọn công thức hóa học đúng trong các công thức hợp chất có phân tử gồm Na và O sau: A. NaO B. Na2O C. Na2O3 D. Na3O2 Câu 16. Cho biết công thức hóa học của X với oxi là XO và công thức hóa học của Y với hiđro là YH3. Vậy công thức hóa học của hợp chất giữa X và Y là: A. X3Y2 B. X2Y3 C. XY D. XY3 Câu 17. Trong các chất sau, chất nào là hợp chất? A. Muối ăn B. Hiđro C. Photpho D. Lưu huỳnh Câu 18: Để tách muối từ nước biển người ta dùng phương pháp nào? A.Bay hơi . B. Chưng cất. C. Lọc. D. Chiết. Câu 19: Công thức hóa học của đá vôi là CaCO3. Hãy chọn câu trả lời đúng: A. Hợp chất trên do 3 nguyên tử Ca, C , O tạo nên. B. Hợp chất trên có phân tử khối là 68 đvC. C. Hợp chất trên do 1 nguyên tố Ca, 1 nguyên tố C, 3 nguyên tố O tại nên. D. Hợp chất trên do 3 nguyên tố Ca, C, O tạo nên. Câu 20 : Trong số những quá trình kể dưới đây 1. Quả bóng bay bay trên trời rồi nổ tung. 2. Mùa hè thức ăn bị ôi thiu 3. Đốt nến cháy sinh ra khí CO2 và hơi nước 4. Cồn bị bay hơi. 5. Than cháy trong không khí tạo thành khí cacbonic. 6. Cháy rừng gây ô nhiễm rất lớn cho không khí Đâu là hiện tượng hóa học ? A.1,2,3,6. B.2,3,5,6. C. 2,4,5,6. D. 1,2,3,5 Câu 21: Trong một nguyên tử luôn luôn có: A. Số p bằng số e B. Số p lớn hơn số e C. Số p nhỏ hơn số e D. A, B,C đều Sai Câu 22: Trong các vật: Bút chì và cây xanh hãy cho biết đâu là vật thể tự nhiên và chất A. cây xanh và bút chì. B. cây xanh và chì. C. bút chì và xelulozo. D. bút chì và chì. Câu 23: Tính phân tử khối của 1 phân tử hợp chất CaCO3 A. 50đvC B. 70đvC C. 100đvC D. 110đvC Câu 24: Nguyên tử khối là: A. Khối lượng của một nguyên tử tính bằng đơn vị kilogam B. Khối lượng của một nguyên tử tính bằng đơn vị gam C. Khối lượng của một nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon D. Khối lượng của một nguyên tử tính bằng đơn vị lít Câu 25: Nguyên tố X có nguyên tử khối bằng 3,5 lần nguyên tử khối của oxi. X là nguyên tố nào sau đây? A. Ca B. Na C. K D. Fe ĐỀ 2 Câu 1: Chất nào sau đây được coi là tinh khiết: a. Nước cất b. Nước suối c. Nước khoáng d. Nước đá từ nhà máy Câu 2: Phương pháp lọc dùng để tách một hỗn hợp gồm: a. Muối ăn với nước b. Muối ăn với cát c. Đường với nước d. Nước với cát Câu 3: Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi: a. Proton và electron b. Proton và nơtron c. Nơtron và electron d. Proton, nơtron và electron 2
- Câu 4: Cách viết nào sau đây là sai: a. 4 nguyên tử Natri: 4Na b. 1 nguyên tử Nitơ: N c. 3 nguyên tử Canxi: 3C d. 2 nguyên tử Sắt: 2Fe Câu 5: Trong nguyên tử, hạt nào mang điện tích âm: a. Electron b. Nơtron c. Proton d. Proton và nơtron Câu 6: Số là số đặc trưng của một nguyên tố hoá học: a. Proton b. Nơtron c. Electron d. Electron và Nơtron Câu 7: Cho biết các chất sau đây, chất nào là đơn chất? a. Nước do nguyên tố Hiđro và Oxi tạo nên. b. Khí Clo do nguyên tố Clo tạo ra. c. Đất đèn do 2 nguyên tố Cacbon và Canxi tạo ra. d. Đá vôi do nguyên tố Cacbon, nguyên tố Canxi và nguyên tố Oxi tạo ra. Câu 8: Biết nguyên tố X có nguyên tử khối bằng 2 lần nguyên tử khối của nguyên tố Lưu huỳnh. X là nguyên tố nào sau đây? a. Cu b. K c. Fe d. Mg Câu 9: Dãy chất nào sau đây đều là hợp chất? a. Cl2, KOH, H2SO4, AlCl3 b. CuO, KOH, H2SO4, AlCl3 c. CuO, KOH, Fe, H2SO4 d. Cl2, Cu, Fe, Al Câu 10: Hãy chọn công thức hoá học phù hợp với hoá trị V của Nitơ (N) trong số các công thức hoá học dưới đây: a. NO2 b. N2O3 c. N2O5 d. N2O Câu 11: Công thức hoá học của hợp chất gồm 2K, 1C và 3O là: a. K2CO3 b. KCO3 c. KCO d. K2SO3 Câu 12: Hoá trị của một nguyên tố được xác định theo hoá trị của nguyên tố khác như thế nào? a. H chọn làm 2 đơn vị. b. O chọn làm 1 đơn vị. c. H chọn làm 1 đơn vị, O chọn làm 2 đơn vị. d. H chọn làm 2 đơn vị, O chọn làm 1 đơn vị. B. Tự luận: (4 điểm) Câu 1: (1 điểm) Viết công thức hóa học và tính phân tử khối của các hợp chất sau: a. Nhôm oxit, biết trong phân tử có 2Al và 3O b. Canxi cacbonat, biết trong phân tử có 1Ca, 1C và 3O Câu 2: (2 điểm) a. Xác định hóa trị của nguyên tố Fe trong hợp chất sau: Fe2O3 b. Lập công thức hóa học của hợp chất sau: Cu (II) và O Câu 3: (1 điểm) Trong phân tử một hợp chất được tạo bởi 2 nguyên tử nguyên tố R và 5 nguyên tử nguyên tố Oxi. Tìm nguyên tử khối và tên nguyên tố R. Biết hợp chất này nặng hơn phân tử khí hiđro 71 lần. ĐỀ 3 Câu 1: Hạt nào đặc trưng cho nguyên tố hoá học? A. Proton B. Nơtron C. Electron D. Cả ba loại hạt trên. Câu 2: Số electron trong nguyên tử nhôm là bao nhiêu, biết số p = 13 hạt): A. 10 B. 26 C. 13 D. 12 Câu 3: Nước tự nhiên, nước sông, hồ là: 3
- A. Một đơn chất B. Một hợp chất C. Một hỗn hợp D. Chất tinh khiết Câu 4: Loại nước nào sau có nhiệt độ nóng chảy là 00C, nhiệt độ sôi là 1000C, trọng lượng riêng d = 1g/cm3? A. Nước cất B. Nước biển C. nước khoáng D. Nước đường. Câu 5: Nguyên tử Ca so với nguyên tử O nặng hơn hay nhẹ hơn? A. Nặng hơn 0,4 lần. C. Nhẹ hơn 2,5 lần B. Nhẹ hơn 0,4 lần D. Nặng hơn 2,5 lần. Câu 6: 7 nguyên tử X nặng bằng 2 nguyên tử sắt. X là: A. O B. Zn C. Fe D. Mg Câu 7: Hỗn hợp có thể tách riêng các chất bằng cách cho hỗn hợp vào nước, sau đó khuấy kĩ, lọc và cô cạn là: A. Đường và muối C. Bột đá vôi và muối ăn B. Bột than và bột sắt D. Giấm và rượu Câu 8: Khối lương của 1đvC là: A. 1,6605.10-23 gam B. 1,6605.10-24 gam C. 1,9926.10-23 gam D. 0 gam Câu 9: Cho các chất sau: (1) Khí nito do nguyên tố N tạo nên, (2) Khí cacbonic do 2 nguyên tố C và O tạo nên. (3) Natri hiddroxit do 3 nguyên tố Na,O và H tạo nên. (4) Lưu huỳnh do nguyên tố S tạo nên. Trong những chất trên, những chất nào là đơn chất? A. (1),(2) B. (2), (3) C. (3),(4) D, (1), (4) Câu 10: Phân tử khối của CH3COOH là: A. 60 đvC B. 61 đvC C. 70 đvC D. 64 đvC Câu 11: Hoá trị (IV) của Nito ứng với công thức nào? A. N2O B. NO2 C. N2O3 D. NO Câu 12: Lập CTHH của Ca và nhóm (OH): A. CaOH B. Ca2OH C. Ca(OH)2 D. Ca(OH)3 II – TỰ LUẬN (7đ) Câu 1 (1đ): Lập CTHH và cho biết từ CTHH đó cho biết điều gì của những hợp chất sau: a) Zn và (SO4) b) S (VI) và O Câu 2 (1đ): Trong những CTHH sau, công thức nào viết sai? Công thức nào viết đúng? Nếu sai thì sửa lại cho đúng. a) Na2NO3 b) HSO4 c) CaCl2 d) Ba2OH. Câu 3 (2đ): a) Các cách viết sau có ý nghĩa gì? 3 C: 10 CaO: 6 N2: H2O: b) Viết CTHH của các chất sau: - Đơn chất khí oxi: - Đơn chất kim loại Magie: - Hợp chất muối natri sunfat gồm 2Na, 1S và 4O: - Hợp chất Sắt (II) nitrat gồm 1Fe, 2N và 6O. Câu 4 (2đ): Một hợp chất B gồm 1 nguyên tử nguyên tố Y liên kết với 2 nhóm NO3 (nitrat) có CTHH là Y(NO3)2 . Biết B nặng hơn phân tử khí oxi 8,15625 lần. a) Tính PTK của B. b) Xác định tên và kí hiệu của nguyên tố Y. Câu 5 (1đ): Nguyên tử nguyên tố A có tổng số hạt là 30, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn gấp 4 lần số hạt không mang điện. Xác định số hạt n,p,e. 4