Đề ôn thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 7 (Sách Chân trời sáng tạo) - Đề 2 - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn chấm)

doc 4 trang Hàn Vy 01/03/2023 5533
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 7 (Sách Chân trời sáng tạo) - Đề 2 - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_on_thi_hoc_ki_1_ngu_van_lop_7_sach_chan_troi_sang_tao_de.doc

Nội dung text: Đề ôn thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 7 (Sách Chân trời sáng tạo) - Đề 2 - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn chấm)

  1. ĐỀ ÔN THI HỌC KÌ I-ĐỀ 2 Môn Ngữ văn lớp 7 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: GIÁ TRỊ CỦA HÒN ĐÁ Có một học trò hỏi thầy mình rằng: - Thưa thầy, giá trị của cuộc sống là gì ạ? Người thầy lấy một hòn đá trao cho người học trò và dặn: - Con đem hòn đá này ra chợ nhưng không được bán nó đi, chỉ cần để ý xem người ta trả giá bao nhiêu. Vâng lời thầy, người học trò mang hòn đá ra chợ bán. Mọi người không hiểu tại sao anh lại bán một hòn đá xấu xí như vậy. Ngồi cả ngày, một người bán rong thương tình đã đến hỏi và trả giá hòn đá một đồng. Người học trò mang hòn đá về và than thở: - Hòn đá xấu xí này chẳng ai thèm mua. Cũng may có người hỏi mua với giá một đồng thầy ạ. Người thầy mỉm cười và nói: - Tốt lắm, ngày mai con hãy mang hòn đá vào tiệm vàng và bán cho chủ tiệm, nhớ là dù chủ cửa hàng vàng có mua thì cũng không được bán. Người học trò rất bất ngờ khi chủ tiệm vàng trả giá hòn đá là 500 đồng. Anh háo hức hỏi thầy tại sao lại như vậy. Người thầy cười và nói: - Ngày mai con hãy đem nó đến chỗ bán đồ cổ. Nhưng tuyệt đối đừng bán nó, chỉ hỏi giá mà thôi. Làm theo lời thầy dặn, sau một hồi xem xét thì anh vô cùng ngạc nhiên khi chủ hiệu trả giá hòn đá là cả gia sản hiện có. Anh vẫn nhất quyết không bán và vội về kể lại với thầy. Lúc này người thầy mới chậm rãi nói: - Hòn đá thực chất chính là một khối ngọc cổ quý giá, đáng cả một gia tài, và giá trị cuộc sống cũng giống như hòn đá kia, có người hiểu và có người không hiểu. Với người không hiểu và không thể cảm nhận thì giá trị cuộc sống chẳng đáng một xu, còn với người hiểu thì nó đáng giá cả một gia tài. Hòn đá vẫn vậy, cuộc sống vẫn thế, điều duy nhất tạo nên sự khác biệt là sự hiểu biết của con và cách con nhìn nhận cuộc sống. Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là: A. Biểu cảm B. Miêu tả C. Tự sự D. Nghị luận Câu 2. Chủ đề của văn bản trên là: A. Giá trị cuộc sống B. Lòng biết ơn C. Đức tính trung thực D. Lòng hiếu thảo Câu 3. Câu chuyện trong tác phẩm là lời kể của ai? A. Người học trò
  2. B. Người kể chuyện C. Hòn đá D. Người thầy Câu 4. Vì sao người thầy trong câu chuyện lại yêu cầu học trò của mình mang hòn đá xấu xí đi hỏi giá mà lại không bán? A. Để người học trò hiểu được giá trị to lớn của hòn đá. B. Để người học trò biết được hòn đá là một viên ngọc quý, tuyệt đối không được bán. C. Để người học trò nhận ra giá trị của hòn đá thông qua cách định giá của những người hiểu và không hiểu về nó, từ đó rút ra bài học về cách nhìn nhận về cuộc sống. D. Để người học trò nhận ra giá trị của hòn đá. Tuy bề ngoài xấu xí nhưng thực chất nó là một khối ngọc quý đáng giá cả một gia tài. Câu 5. Những từ nào sau đây là từ láy bộ phận? A. Xem xét, nhìn nhận, xấu xí B. Than thở, xem xét, háo hức C. Háo hức, xem xét, nhìn nhận D. Xấu xí, than thở, háo hức Câu 6. Chi tiết tiêu biểu trong văn bản trên là: A. Hòn đá B. Người học trò C. Người thầy D. Chủ tiệm đồ cổ Câu 7. Cụm từ ngồi cả ngày trong câu văn: Ngồi cả ngày, một người bán rong thương tình đã đến hỏi và trả giá hòn đá một đồng là thành phần mở rộng câu bởi? A. Trạng ngữ B. Cụm danh từ C. Cụm động từ D. Cụm tính từ Câu 8. Tác dụng của điệp từ bán, mua trong văn bản trên có tác dụng gì? A. Thể hiện công việc mà người học trò phải làm theo lời dặn của thầy, qua đó phê phán sự thiếu chủ động, thiếu tích cực trong cách sống, cách làm việc của cậu học trò. B. Thể hiện công việc của người học trò làm theo lời dặn của thầy để người học trò nhận ra giá trị của hòn đá, từ đó rút ra bài học về cách nhìn nhận cuộc sống. C. Thể hiện sự thiếu chủ động, tích cực của người học trò trong học tập và cuộc sống. D. Thể hiện công việc của người học trò làm theo lời dặn của thầy, qua đó nhấn mạnh giá trị của hòn đá. Câu 9. Thông điệp mà em tâm đắc nhất sau khi đọc văn bản trên là gì? II. VIẾT (4,0 điểm) Em hãy viết một bài văn trình bày cảm xúc của em về người mẹ kính yêu của mình. Hết
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn lớp 7 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 C 0,5 2 A 0,5 3 B 0,5 4 C 0,5 5 D 0,5 6 A 0,5 7 C 0,5 8 B 0,5 9 HS viết đoạn văn 8-10 dòng nêu được cụ thể thông điệp, lí 2,0 do chọn thông điệp. HS có thể lựa chọn những thông điệp sau: - Mỗi người có một cách “định giá” khác nhau về thành công hay hạnh phúc. Hãy tôn trọng sự lựa chọn của mỗi người và làm cho đời mình trở nên giá trị theo cách của mình. Chỉ có bạn mới quyết đinh được cuộc sống của bạn. - Hãy trân trọng những gì mình đang có bởi cuộc sống tốt đẹp hay không là do cách bạn suy nghĩ và cảm nhận. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo bố cục bài văn biểu cảm về con người gồm 3 0,25 phần: MB, TB, KB. b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Biểu cảm về người mẹ kính yêu của mình. c.Trình bày cảm xúc của em về người mẹ kính yêu của mình 3,0 1. Mở bài: • Giới thiệu được người mẹ mà em yêu quý nhất 0,5 • Tình cảm, ấn tượng của em về mẹ. 2. Thân bài a. Giới thiệu một vài nét tiêu biểu về mẹ: Mái tóc, giọng nói, 2,0 nụ cười, ánh mắt • Hoàn cảnh kinh tế gia đình công việc làm của mẹ, tính tình, phẩm chất. b. Tình cảm của mẹ đối với những người xung quanh • Ông bà nội, ngoại, với chồng con • Với bà con họ hàng, làng xóm c. Gợi lại những kỉ niệm của em với mẹ. • Nêu những suy nghĩ và mong muốn của em đối với mẹ. 3. Kết bài: • Ấn tượng, cảm xúc của em đối với mẹ • Liên hệ bản thân lời hứa. 0,5 d. Chính tả, ngữ pháp 0,25
  4. Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn từ 0,25 ngữ, hình ảnh thơ giàu sắc thái biểu cảm.