Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học - Đề 26

pdf 6 trang thaodu 2980
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học - Đề 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_on_thi_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_de_26.pdf

Nội dung text: Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học - Đề 26

  1. HÓA HỌC 26 Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố : H =1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S =32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba=137. Câu 1: Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm, đun nóng được gọi là phản ứng ? A. Xà phòng hóa B. Tráng gương C. Este hóa D. Hidro hóa Câu 2: Kim loại điều chế được bằng phương pháp thủy luyện, nhiệt luyện và điện phân : A. Mg B. Na C. Al D. Cu Câu 3: Cho 7,68 gam hỗn hợp Fe2O3 và Cu tác dụng với HCl dư, sau phản ứng còn lại 3,2 gam Cu. Khối lượng của Fe2O3 ban đầu là: A. 2,3 gam B. 3,2 gam C. 4,48 gam D. 4,42 gam Câu 4: Thủy phân este X có CTPT C4H6O2. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH thu được hỗn hợp 2 chất hữu cơ Y và Z trong đó Z có tỉ khối hơi so với H2 là 16. Tên của X là: A. Etyl axetat B. Metyl propionat C. Metyl axetat D. Metyl acrylat Câu 5: Khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), tại catot xảy ra ? A. sự khử ion Na+ B. sự khử ion Cl- C. sự oxi hóa ion Cl- D. sự oxi hóa ion Na+ Câu 6: Nung nóng một ống sứ chứa 36,1 gam hỗn hợp gồm MgO, CuO, ZnO và Fe2O3 rồi dẫn hỗn hợp khí X gồm CO và H2 dư đi qua đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 28,1 gam chất rắn. Tổng thể khí X (đktc) đã tham gia phản ứng khử là : A. 5,6 lít B. 11,2 lít C. 22,4 lít D. 8,4 lít Câu 7: Dãy kim loại nào dưới đây điều chế được bằng cách điện phân nóng chảy muối clorua ? A. Al, Mg, Fe B. Al, Mg, Na. C. Na, Ba, Mg D. Al, Ba, Na Câu 8: Dung dịch chứa chất nào sau đây làm quỳ tím đổi thành màu xanh ? A. Glutamic B. Anilin C. Glyxin D. Lysin Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn hợp chất hữu cơ nào sau đây thì thành phần sản phẩm thu được khác với chất còn lại ? A. Protein B. Cao su thiên nhiên C. Chất béo D. Tinh bột Câu 10: Tơ được sản xuất từ xenlulozơ ? A. to tằm B. tơ capron C. tơ nilon-6,6 D. tơ visco Câu 11: Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Zn-Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là: A. I, III và IV B. II, III và IV C. I, II và IV D. I, II và III Câu 12: Cho dãy các chất sau: glucozơ, saccarozơ, isoamyl axetat, phenylamoni clorua, poli(vinyl axetat), glyxylvalin (Gly-Val), etilenglicol, triolein. Số chất tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng là:
  2. A. 5 B. 7 C. 4 D. 6 Câu 13: Cho sơ đồ phản ứng sau: X + NaOH → CH3COONa + chất hữu cơ Y ; Y + O2  Y1 ; Y1 + NaOH CH3COONa + H2O Số chất X thỏa mãn sơ đồ trên là: A. 3 B. 4 C. 2 D. 1 Câu 14: Chất nào sau đây vừa phản ứng được với NaOH vừa phản ứng được với HCl? A. C2H5OH B. C6H5NH2 C. NH2-CH2-COOH D. CH3COOH Câu 15: Cho từng chất : NH2-CH2-COOH; CH3COOH; CH3COOCH3 lần lượt tác dụng với dung dịch NaOH (đun nóng) và với dung dịch HCl (đun nóng). Số trường hợp xảy ra phản ứng là: A. 6 B. 3 C. 5 D. 4 Câu 16: Cho dãy các polime gồm: tơ tằm, tơ capron, nilon – 6,6, tơ nitron, poli(metyl metacrylat), poli(vinyl clorua), cao su buna, tơ axetat, poli(etylen terephtalat). Số polime được tổng hợp từ phản ứng trùng hợp là: A. 6 B. 4 C. 5 D. 7 Câu 17: Chất X có CTPT C2H7NO2 tác dụng với dung dịch HCl và dung dịch NaOH. Chất X thuộc loại hợp chất nào sau đây ? A. Muối amoni hoặc muối của amin với axit cacboxylic. B. Aminoaxit hoặc muối của amin với axit cacboxylic. C. Aminoaxit hoặc este của aminoaxit. D. Este của aminoaxit hoặc muối amoni. Câu 18: Metylamin không phản ứng được với dụng dịch nào sau đây ? A. CH3COOH. B. FeCl3. C. HCl. D. NaOH. Câu 19: Tiến hành các thí nghiệm sau: - Thí nghiệm 1: Cho thanh Fe vào dung dịch H2SO4 loãng. - Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch H2SO4 loãng có thêm vài giọt dung dịch CuSO4. - Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3. - Thí nghiệm 4: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3. Số trường hợp ăn mòn điện hóa là: A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. Câu 20: Đun sôi hỗn hợp X gồm 12 gam axit axetic và 11,5 gam ancol etylic với xúc tác H2SO4 đặc. Kết thúc phản ứng thu được 11,44 gam este. Hiệu suất phản ứng este hóa là: A. 50%. B. 66,67%. C. 65,00%. D. 52,00%. Câu 21: Phản ứng tráng bạc được sử dụng trong công nghiệp sản suất gương, ruột phích. Hóa chất được dùng để thực hiện phản ứng này là: A. Saccarozơ. B. Andehit axetic. C. Glucozơ. D. Andehit fomic.
  3. Câu 22: Ngâm thanh Cu (dư) vào dung dịch AgNO3 thu được dung dịch X. Sau đó ngâm thanh Fe (dư) vào dung dịch X thu được dung dịch Y. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Dung dịch Y có chứa chất tan là: A. Fe(NO3)3. B. Fe(NO3)2. C. Fe(NO3)2, Cu(NO3)2. D. Fe(NO3)3, Fe(NO3)2. Câu 23: Để khử mùi tanh của cá (gây ra do một số amin) nên rửa cá với ? A. nước muối. B. nước. C. giấm ăn. D. cồn. Câu 24: Dung dịch Fe2(SO4)3 không phản ứng với chất nào sau đây ? A. NaOH. B. Ag. C. BaCl2. D. Fe. Câu 25: Cho 6,675 gam một amino axit X (phân tử có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH) tác dụng vừa hết với dung dịch NaOH thu được 8,633 gam muối. Phân tử khối của X bằng ? A. 117. B. 89. C. 97. D. 75. Câu 26: Tính chất nào không phải là tính chất vật lý chung của kim loại ? A. Tính cứng. B. Tính dẫn điện. C. Ánh kim. D. Tính dẻo. Câu 27: Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit? A. Saccarozơ. B. Glucozơ. C. Tinh bột. D. Xenlulozơ. Câu 28: Điện phân 10 ml dung dịch AgNO3 0,4M (điện cực trơ) trong thời gian 10 phút 30 giây vói dòng điện có cường độ I = 2A, thu được m gam Ag. Giả sử hiệu suất phản ứng điện phân đạt 100%. Giá trị của m là: A. 2,16 gam. B. 1,544 gam. C. 0,432 gam. D. 1,41 gam. Câu 29: Axit nào sau đây là axit béo? A. Axit glutamic. B. Axit stearic. C. Axit axetic. D. Axit ađipic. Câu 30: Cho luồng khí H2 dư qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, Al2O3, MgO nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng, hỗn hợp chất rắn thu được gồm ? A. Cu, Fe, Al, Mg. B. Cu, FeO, Al2O3, MgO. C. Cu, Fe, Al2O3, MgO. D. Cu, Fe, Al, MgO. Câu 31: Cho 0,01 mol một este tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch NaOH 0,2M, đun nóng. Sản phẩm tạo thành gồm một ancol và một muối có số mol bằng nhau và bằng số mol este. Mặt khác, xà phòng hóa hoàn toàn 1,29 gam este đó bằng một lượng vừa đủ 60ml dung dịch KOH 0,25M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 1,665 gam muối khan. Công thức của este đó là: A. C2H4(COO)2C4H8 B. C4H8(COO)2C2H4 C. CH2(COO)2C4H8 D. C4H8(COO)C3H6 Câu 32: Hỗn hợp X chứa chất A (C5H16O3N2) và chất B (C4H12O4N2) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi cô cạn thu được m gam hỗn hợp Y gồm 2 muối D và E (MD < ME) và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp Z gồm 2 amin no, đơn chức, đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối so với H2 bằng 18,3. Khối lượng của muối E trong hỗn hợp Y là: A. 4,24 B. 3,18 C. 5,36 D. 8,04
  4. Câu 33: Hỗn hợp gồm 1,3 mol Mg và x mol Zn vào dung dịch chứa 2 mol Cu2+ và 2 mol Ag+ sau phản ứng hoàn toàn, lọc bỏ phần dung dịch thu được chất rắn gồm 2 kim loại. Giá trị của x có thể là: A. 1,8 B. 2 C. 2,2 D. 1,5 Câu 34: Cho các sơ đồ phản ứng sau: (a) X + O2 Y; (b) Z + H2O G (c) Z + Y T (d) T + H2O Y + G. Biết X, Y, Z, T, G đều có phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo kết tủa và G có 2 nguyên tử cacbon trong phân tử. Phần trăm khối lượng của nguyên tố oxi trong phân tử T có giá trị xấp xỉ bằng ? A. 37,21%. B. 44,44%. C. 53,33%. D. 43,24% Câu 35: Cho các phát biểu sau về cacbohidrat : (a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước. (b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit. (c) Trong dung dịch glucozơ và saccarozo đều hòa tan Cu(OH)2 tạo phức màu xanh lam. (d) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất. (e) Khi đun nóng glucozơ với dung dịch AgNO3/NH3 thu được Ag. (g) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sorbitol. Số phát biểu đúng là: A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 36: Tiến hành điện phân với điện cực trơ và màng ngăn xốp một dung dịch chứa m gam hỗn hợp CuSO4 và NaCl cho đến khi nước bắt đầu bị điện phân ở cả hai điện cực thì dừng lại. Ở anot thu được 0,896 lít khí (đkc). Dung dịch sau khi điện phân có thể hòa tan tối đa 3,2 gam CuO. Giá trị của m là: A. 11,94 B. 9,60 C. 5,97 . D. 6,40 Câu 37: Hòa tan hoàn toàn 25,3 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al và Zn bằng dung dịch HNO3. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và 4,48 lít (đkc) khí Z (gồm hai hợp chất khí không màu) có khối lượng 7,4 gam. Cô cạn dung dịch Y thu được 122,3 gam hỗn hợp muối. Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng gần nhất với giá trị nào sau đây ? A. 1,81 mol B. 1,95 mol C. 1,8 mol. D. 1,91 mol Câu 38: Cho 5,2 gam hỗn hợp gồm Al, Mg và Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 10% thu được dung dịch Y và 3,36 lít khí H2 (đkc). Khối lượng của dung dịch Y là: A. 152 gam B. 146,7 gam C. 175,2 gam . D. 151,9 gam Câu 39: Hỗn hợp M gồm Lys–Gly–Ala, Lys–Ala–Lys–Lys–Lys–Gly và Ala–Gly trong đó oxi chiếm 21,3018% về khối lượng. Cho 0,16 mol M tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được m gam muối. Giá trị của m là: A. 86,16 B. 90,48 C. .83,28 D. 93,26 Câu 40: Hỗn hợp E gồm X, Y và Z là 3 peptit đều mạch hở (MX > MY > MZ). Đốt cháy 0,16 mol X hoặc Y hoặc Z đều thu được số mol CO2 lớn hơn số mol H2O là 0,16 mol. Nếu đun nóng 69,8 gam
  5. hỗn hợp chứa X, Y và 0,16 mol Z với dung dịch NaOH vừa đù thu được dung dịch chứa 101,04 gam hai muối của alanin và valin. Biết nX < nY. Phần trăm khối lượng của X trong E gần nhất với : A. 12 B. 95 C. 54 D. 10
  6. Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 A D B D A B C D A D Câu 11 Câu 12 Câu 13 Câu 14 Câu 15 Câu 16 Câu 17 Câu 18 Câu 19 Câu 20 A A B C C C A D B C Câu 21 Câu 22 Câu 23 Câu 24 Câu 25 Câu 26 Câu 27 Câu 28 Câu 29 Câu 30 C B C B D A A C B C Câu 31 Câu 32 Câu 33 Câu 34 Câu 35 Câu 36 Câu 37 Câu 38 Câu 39 Câu 40 B D D B B A D D B A