Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học - Đề 41
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học - Đề 41", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_on_thi_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_de_41.pdf
Nội dung text: Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học - Đề 41
- HÓA HỌC 41 Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố : H =1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S =32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba=137. Câu 1: Dung dịch nào sau đây làm mềm tính cứng của nước cứng vĩnh cửu ? A. NaHCO3 B. Ca(OH)2 C. HCl D. Na2CO3 Câu 2: Dung dịch nào sau đây làm quì tím hóa xanh? A. anilin B. alanin C. metylamin D. axit glutamic Câu 3: Chất nào sau đây không tác dụng với dung dịch Br2? A. alanin B. triolein C. anilin D. glucozơ Câu 4: Đun nóng xenlulozơ trong dung dịch H2SO4 loãng, sản phẩm thu được là? A. saccarozơ B. amilozơ C. glucozơ D. fructozơ Câu 5: Sục 0,15 mol khí CO2 vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau khi kết thúc phản ứng, thu được m gam kết tủa. Giá trị m là. A. 29,55 gam B. 39,40 gam C. 23,64 gam D. 19,70 gam Câu 6: Cho dãy các chất: tristearin, phenylamoni clorua, đimetylamin, metyl axetat, alanin, amoni fomat. Số chất trong dãy tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng là. A. 4 B. 2 C. 5 D. 3 Câu 7: Cho các dung dịch loãng: (1) AgNO3, (2) FeCl2, (3) HNO3, (4) FeCl3, (5) hỗn hợp gồm NaNO3 và HCl. Số dung dịch phản ứng được với Cu là. A. 2 B. 5 C. 3 D. 4 Câu 8: Phát biểu nào sau đây là sai ? A. Các hợp kim nhẹ, bền, chịu được nhiệt độ cao và áp suất lớn được dùng chế tạo tên lửa. B. Dung dịch natri cacbonat dùng để tẩy sạch vết dầu mỡ bám trên chi tiết máy. C. Dung dịch natri cacbonat được dùng để làm mềm tính cứng của nước cứng tạm thời. D. Trong tự nhiên, các kim loại kiềm tồn tại dưới dạng đơn chất. Câu 9: Để trung hòa 25 gam dung dịch của một amin đơn chức X nồng độ 12,4% cần dùng 100ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là A. C3H5N. B. C2H7N. C. C3H7N. D. CH5N. Câu 10: Cho 5,6 gam Fe vào 200 ml dung dịch chứa HNO3 4M và H2SO4 2M thu được dung dịch X và - khí NO. X có thể hoà tan tối đa m gam Cu. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3 . Giá trị của m là A. 19,2 gam B. 12,8 gam C. 32 gam D. 25,6 gam Câu 11: Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit A. H2N-CH2CO-NH-CH(CH3)-COOH. B. H2N-CH2-NH-CH2COOH. C. H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH. D. H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-COOH. Câu 12: Cho các phát biểu sau : (a) Tơ nilon-6,6 được điều chế từ hexametylenđiamin và axit axetic. (d) Các este chỉ được điều chế từ axit cacboxylic và ancol. (c) Các hợp chất peptit kém bền trong môi trường bazơ nhưng bền trong môi trường axit. (d) Anilin phản ứng với axit HCl tạo ra muối phenylamoni clorua. Page 1 of 5
- (e) Trong phân tử amilopectin các mắc xích α–glucôzơ chỉ được nối với nhau bởi liên kết α –1,6– glicôzit Sô nhận định không đúng là : A. 3 B. 2 C. 5 D. 1 Câu 13: Cho a mol Ba vào dung dịch chứa 2a mol Na2CO3, thu được dung dịch X và kết tủa Y. Nhiệt phân hoàn toàn kết tủa Y, lấy khí sinh ra sục vào dung dịch X, thu được dung dịch Z. Chất tan có trong Z là. A. Ba(HCO3)2 và NaHCO3 B. Na2CO3 C. NaHCO3 D. NaHCO3 và Na2CO3 Câu 14: Khi cho Na dư vào dung dịch Fe2(SO4)3, FeCl2 và AlCl3 thì có hiện tượng xảy ra ở cả 3 cốc là : A. có kết tủa B. có khí thoát ra C. có kết tủa rồi tan D. không hiện tượng Câu 15: Hòa tan hoàn toàn 6,48 g Mg bằng dung dịch X chứa NaNO3 và HCl vừa đủ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chứa m gam muối clorua và 3,584 l hỗn hợp Z gồm 2 khí (có một khí hóa nâu trong không khí) có tỉ khối so với H2 là 13,25. Giá trị của m là : A. 36,94 gam B. 34,96 gam C. 39,64 gam D. 43,69 gam Câu 16: Thí nghiệm hóa học không sinh ra chất khí là: A. Cho kim loại Ba vào dung dịch CuSO4. B. Nhiệt phân hoàn toàn KMnO4 C. Sục khí H2S vào dung dịch CuSO4. D. Cho Na2CO3 vào lượng dư dung dịch H2SO4 Câu 17: Cho Mg vào dung dịch chứa FeSO4 và CuSO4. Sau phản ứng thu được chất rắn X chỉ có 1 kim loại và dung dịch Y chứa 2 muối. Phản ứng kết thúc khi : A. CuSO4 và FeSO4 hết và Mg dư B. FeSO4 dư, CuSO4chưa phản ứng, Mg hết. C. CuSO4 hết, FeSO4 chưa tham gia phản ứng, Mg hết. D. CuSO4 dư, FeSO4 chưa phản ứng, Mg hết. Câu 18: Điều khẳng định nào sau đây là sai : A. Đun nóng nước cứng tạm thời thấy khí không màu thoát ra. B. Cho CrO3 vào lượng dư dung dịch NaOH thu được dung dịch có chứa hai muối. C. Tính chất vật lý chung của kim loại là tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt và tính ánh kim. D. Cu có thể tan trong dung dịch hỗn hợp NaNO3 và HCl Câu 19: Hỗn hợp X chứa hai este đều đơn chức (trong phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức). Đun nóng 0,15 mol X cần dùng 180 ml dung dịch NaOH 1M, chưng cất dung dịch sau phản ứng thu được ancol etylic và 14,1 gam hỗn hợp Y gồm ba muối. Phần trăm khối lượng của este có khối lượng phân tử lớn trong hỗn hợp X là. A. 84,72% B. 23,63% C. 31,48% D. 32,85% Câu 20: Tiến hành điện phân dung dịch chứa NaCl 0,4M và Cu(NO3)2 0,5M bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi I = 5A trong thời gian 8492 giây thì dừng điện phân, ở anot thoát ra 3,36 lít khí (đktc). Cho m gam bột Fe vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng, thấy khí NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 0,8m gam rắn không tan. Giá trị của m là. A. 29,4 gam B. 25,2 gam C. 16,8 gam D. 19,6 gam Câu 21: Cho các nhận định sau: (1) Ở điều kiện thường, trimetylamin là chất khí, tan tốt trong nước. (2) Ở trạng thái tinh thể, các amino axit tồn tại dưới dạng ion lưỡng cực. (3) Lực bazơ của các amin đều mạnh hơn amoniac. Page 2 of 5
- (4) Oligopeptit gồm các peptit có từ 2 đến 10 gốc α - amino axit và là cơ sở tạo nên protein. (5) Anilin để lâu ngày trong không khí có thể bị oxi hóa và chuyển sang màu nâu đen. (6) Các amino axit có nhiệt độ nóng chảy cao, đồng thời bị phân hủy. Số nhận định đúng là. A. 5 B. 4 C. 6 D. 3 Câu 22: Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic hai chức, no, mạch hở, hai ancol no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và một đieste tạo bởi axit và 2 ancol đó. Đốt cháy hoàn toàn 4,84 gam X thu được 7,26 gam CO2 và 2,70 gam H2O. Mặt khác, đun nóng 4,84 gam X trên với 80 ml dung dịch NaOH 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thêm vừa đủ 10 ml dung dịch HCl 1M để trung hòa lượng NaOH dư thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan, đồng thời thu được 896 ml hỗn hợp ancol (đo ở đktc) có tỉ khối hơi so với H2 là 19,5. Giá trị của m là: A. 5,180 gam. B. 5,765 gam. C. 4,595 gam. D. 4,995 gam. Câu 23: Dung dịch FeSO4 bị lẫn CuSO4. Phương pháp đơn giản để loại tạp chất là: A. Cho dung dịch NH3 cho đến dư vào dung dịch, lọc lấy kết tủa Fe(OH)2 rồi hòa tan vào dung dịch H2SO4 loãng. B. Cho một lá nhôm vào dung dịch. C. Cho lá đồng vào dung dịch. D. Cho lá sắt vào dung dịch. Câu 24: Polime thiên nhiên X được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Ở nhiệt độ thường, X tạo với dung dịch iot hợp chất có màu xanh tím. Polime X là A. tinh bột. B. xenlulozơ. C. saccarozơ. D. glicogen. Câu 25: Vật liệu polime nào sau đây có chứa nguyên tố nitơ? A. Nhựa poli(vinyl clorua). B. Tơ visco. C. Tơ nilon-6,6. D. Cao su buna. Câu 26: Kim loại Cu không tan trong dung dịch A. H2SO4 đặc nóng. B. HNO3 đặc nóng. C. HNO3 loãng. D. H2SO4 loãng. Câu 27: Cho glucozơ lên men thành ancol etylic. Toàn bộ khí CO2 sinh ra trong quá trình này được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư tạo ra 50 gam kết tủa, biết hiệu suất quá trình lên men đạt 80%. Khối lượng glucozơ cần dùng là A. 33,70 gam. B. 56,25 gam. C. 20,00 gam. D. 90,00 gam. Câu 28: Kim loại được con người dùng phổ biến để chế tạo trang sức, có tác dụng bảo vệ sức khoẻ là A. sắt. B. sắt tây. C. bạc. D. đồng. Câu 29: Cách nào sau đây không điều chế được NaOH ? A. Cho dung dịch Ca(OH)2 tác dụng với dung dịch Na2CO3. B. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn xốp, điện cực trơ. C. Sục khí NH3 vào dung dịch Na2CO3. D. Cho Na2O tác dụng với nước. Câu 30: Điện phân 200 ml dung dịch CuSO4 0,75M bằng điện cực trơ với cường độ dòng điện không đổi I = 5A, đến khi khối lượng dung dịch giảm 13,35 gam thì dừng điện phân. Thời gian điện phân là ? A. 9650 giây B. 7720 giây C. 6755 giây D. 8685 giây Câu 31: Cho 17,64 gam axit glutamic vào 200 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam rắn khan. Giá trị m là. A. 22,04 gam B. 19,10 gam C. 23,48 gam D. 25,64 gam Page 3 of 5
- Câu 32: X là tripeptit, Y là tetrapeptit và Z là hợp chất có CTPT là C4H9NO4 (đều mạch hở). Cho 0,2 mol hỗn hợp E chứa X, Y, Z tác dụng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,59 mol NaOH (vừa đủ). Sau phản ứng thu được 0,09 mol ancol đơn chức; dung dịch T chứa 3 muối (trong đó có muối của Ala và muối của một axit hữu cơ no, đơn chức, mạch hở) với tổng khổi lượng là 59,24 gam. Phần trăm khối lượng của X trong E là: A. 16,45% B. 17,08% C. 32,16% D. 25,32% Câu 33: Hòa tan hết 15,0 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, FeCO3 và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa NaHSO4 và 0,16 mol HNO3, thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z gồm CO2 và NO (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 4). Dung dịch Y hòa tan tối đa 8,64 gam bột Cu, thấy thoát ra 0,03 mol khí NO. Nếu cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào Y, thu được 154,4 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và khí NO là sản phẩm khử duy nhất của cả quá trình. Phần trăm khối lượng của Fe đơn chất trong hỗn hợp X là: A. 48,80% B. 33,60% C. 37,33% D. 29,87% Câu 34: Ba dung dịch A, B, C thỏa mãn: - A tác dụng với B thu được kết tủa X, cho X vào dung dịch HNO3 loãng dư, thấy thoát ra khí không màu hóa nâu ngoài không khí; đồng thời thu được kết tủa Y. - B tác dụng với C thấy khí thoát ra, đồng thời thu được kết tủa. - A tác dụng C thu được kết tủa Z, cho Z vào dung dịch HCl dư, thấy khí không màu thoát ra. A, B và C lần lượt là. A. CuSO4, Ba(OH)2, Na2CO3. B. FeCl2, AgNO3, Ba(OH)2 C. NaHSO4, Ba(HCO3)2, Fe(NO3)3. D. FeSO4, Ba(OH)2, (NH4)2CO3. Câu 35: Nung hỗn hợp gồm m gam Al và 0,04 mol Cr2O3 một thời gian, thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl đặc, nóng, vừa đủ (không có không khí) thu được 0,1 mol khí H2 và dung dịch Y. Y phản ứng tối đa với 0,56 mol NaOH (biết các phản ứng xảy ra trong điều kiện không có không khí). Giá trị m là: A. 1,62. B. 2,16. C. 2,43. D. 3,24. Câu 36: Dung dịch nào dưới đây làm xanh quỳ ẩm ? A. Glyxin (H2NCH2COOH). B. Anilin (C6H5NH2). C. Lysin ( (H2N)2C5H9COOH). D. Axit glutamic (H2NC3H5(COOH)2). Câu 37: Cho m gam hỗn hợp X gồm metylamin và etylamin tác dụng vừa đủ với 0,2 mol HCl , sau phản ứng thu được 14,9 gam muối. Giá trị m là: A. 8,2. B. 10,7. C. 12,1. D. 7,6. Câu 38: Loại tơ không phải tơ tổng hợp là A. tơ capron. B. tơ clorin. C. tơ polieste. D. tơ axetat. Câu 39: Đun nóng 18 gam glucozơ với dung dịch AgNO3/NH3 dư thì thu được m gam Ag. Giá trị của m là : A. 7,20. B. 2,16. C. 10,8. D. 21,6. Câu 40: Cho dung dịch chứa a mol Ba(HCO3)2 tác dụng với dung dịch có chứa a mol chất tan X. Để thu được khối lượng kết tủa lớn nhất thì X là: A. Ba(OH)2. B. H2SO4. C. Ca(OH)2 . D. NaOH. Page 4 of 5
- Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 D C A C A C D D D C Câu 11 Câu 12 Câu 13 Câu 14 Câu 15 Câu 16 Câu 17 Câu 18 Câu 19 Câu 20 A D B B B C C B C B Câu 21 Câu 22 Câu 23 Câu 24 Câu 25 Câu 26 Câu 27 Câu 28 Câu 29 Câu 30 B B D A C D B C C D Câu 31 Câu 32 Câu 33 Câu 34 Câu 35 Câu 36 Câu 37 Câu 38 Câu 39 Câu 40 B A C D D C D D D A Page 5 of 5