Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học Lớp 12 - Bài 3 - Mã đề 213 - Năm học 2018-2019
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học Lớp 12 - Bài 3 - Mã đề 213 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_on_thi_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_lop_12_bai_3_ma_de_213_n.doc
Nội dung text: Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học Lớp 12 - Bài 3 - Mã đề 213 - Năm học 2018-2019
- Ngày -12 -2018 ÔN THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2018-2019 Môn: HOÁ HỌC lớp 12 - Bài 3 ĐỀ THI THỬ Thời gian làm bài: phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi có 04 trang, 50 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 213 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Cho: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; S = 32; Cl = 35,5; K = 39. Câu 1. Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc một ? A. CH3NHCH3. B. (CH3)3N. C. CH3[CH2]2NH2. D. CH3CH2NHCH3 Câu 2. Công thức phân tử của N,N-đimetylmetanamin là A. C2H8N2. B. C2H7N. C. C3H9N. D. C3H10N2. Câu 3. Công thức của anilin là A. H2N[CH2]4CH(NH2)COOH. B. C6H5NH2. C. H2NCH(CH3)COOH. D. H2NCH2COOH. Câu 4. Trong điều kiện thường, chất nào sau đây ở trạng thái khí ? A. Etanol.B. Anilin.C. Glyxin. D. Metylamin. Câu 5. Công thức chung của amin đơn chức, phân tử chứa một vòng benzen là A. CnH2n – 3N (n 6). B. CnH2n +3N (n 1). C. CnH2n - 5N (n 6). D. CnH2n -1N (n 2). Câu 6. Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh ? A. Glyxin. B. Propylamin. C. Anilin. D. Glucozơ. Câu 7. Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ nào sau đây thu được sản phẩm có chứa N2 ? A. Chất béo.B. Tinh bột.C. Xenlulozơ.D. Protein. Câu 8. Lysin là amino axit trong phân tử có chứa A. 2 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2. B. 2 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH. C. 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH. D. 2 nhóm -COOH và 2 nhóm -NH2. Câu 9. Trong phân tử Ala-Gly, amino axit đầu N chứa nhóm A. NO2. B. NH2. C. COOH. D. CHO. Câu 10. Số liên kết peptit trong phân tử Ala-Gly-Ala-Gly-Gly là A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 11. Chất không có phản ứng thủy phân là A. fructozơ. B. metyl axetat. C. Gly-Ala-Gly. D. saccarozơ. Câu 12. Chất có phản ứng màu biure là A. chất béo. B. protein. C. tinh bột. D. taccarozơ. Câu 13. Amino axit có phân tử khối lớn nhất là A. glyxin. B. alanin. C. valin. D. lysin. Câu 14. Tơ không chứa nhóm -NH–CO- trong phân tử là A. tơ nilon-6,6. B. tơ tằm.C. tơ nilon-7.D. tơ nitron. Câu 15. Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) giống nhau hay tương tự nhau thành phân tử lớn (polime) được gọi là phản ứng A. trao đổi. B. nhiệt phân. C. trùng hợp. D. trùng ngưng. Câu 16. Cho các loại tơ: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6 , tơ axetat, tơ capron, tơ enang (nilon-7). Số tơ có nguồn gốc từ xenlulozơ là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 17. Hợp chất nào sau đây không thể tham gia phản ứng trùng hợp ? A. Isopren. B. Metyl metacrylat. C. Caprolactam. D. Axit -aminocaproic. Câu 18. Polime nào sau đây thuộc loại polime tổng hợp ? A. Tinh bột. B. Polietilen. C. Tơ tằm. D. Xenlulozơ. Câu 19. Khi đun nóng cao su thiên nhiên tới 250oC - 300oC thu được A. vinyl xianua. B. isopren. C. metyl acrylat. D. vinyl clorua. Chương 3, 4 - Amin-Amino axit. Polime. Bài kiểm tra 3 Trang 1/4 - Mã đề thi 213
- Câu 20. Có bao nhiêu amin bậc ba có công thức C5H13N ? A. 1.B. 2.C. 3.D. 4. Câu 21. Metylamin trong nước không phản ứng với chất nào trong số các chất sau ? A. H2SO4. B. HCl. C. NaOH. D. Quỳ tím. Câu 22. Cho từng chất: CH 3COOC2H5, (C6H10O5)n (xenlulozơ), CH 3NH2, H2N-CH(CH3)-COOH lần lượt tác dụng với dung dịch NaOH (to) và với dung dịch HCl (to). Số phản ứng xảy ra là A. 6.B. 5.C. 3.D. 4. Câu 23. Cho các chất: (1) CH 2=CH-COOH ; (2) CH3COONH4 ; (3) CH3CH(NH2)COOH. Trong các điều kiện thích hợp, chất nào đồng thời vừa tác dụng được với HBr, vừa tác dụng được với NaOH ? A. (1), (3). B. (2), (3). C. (3). D. (1), (2), (3). Câu 24. Cho dãy các chất: CH2=CHCl, CH2=CH2, CH2=CH–CH=CH2, H2NCH2COOH. Số chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 25. Thủy phân không hoàn toàn một pentapeptit X (mạch hở): Gly-Val-Gly-Val-Ala có thể thu được tối đa bao nhiêu tripetit? A. 2.B. 3.C. 4.D. 1. Câu 26. Trong phân tử amino axit X có một nhóm amino (-NH 2) và một nhóm cacboxyl (-COOH). Phát biểu không đúng về X là: A. X ở điều kiện thường là chất lỏng, tương đối dễ tan trong nước. B. Dung dịch X không làm đổi màu quỳ tím. C. Phân tử khối của X là một số lẻ. D. X có tính chất lưỡng tính. Câu 27. Số đồng phân đipeptit tạo thành từ glyxin và alanin là A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 28. X là amino axit có công thức phân tử C4H9NO2, Y là glyxin. Có bao nhiêu đipeptit đồng phân cấu tạo của nhau tạo nên từ các amino axit X và Y đó ? A. 5. B. 6. C. 4. D. 2. Câu 29. Đun nóng hỗn hợp gồm glyxin và alanin thu được tripeptit mạch hở, trong đó tỉ lệ gốc glyxin và alanin là 2 : 1. Số tripeptit thỏa mãn điều kiện trên là A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 30. Cho 21,6 gam hỗn hợp X gồm metylamin, etylamin và propylamin (có tỉ lệ về số mol tương ứng là 1 : 2 : 1) tác dụng hết với dung dịch HCl, khối lượng muối thu được là A. 36,2 gam. B. 43,5 gam. C. 40,58 gam. D. 39,12 gam. Câu 31. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp X gồm các amin no, đơn chức mạch hở thu được 17,6 gam cacbonic và 9,9 gam nước. Cho a gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được m gam muối. Giá trị của m là A. 10,95. B. 9,55. C. 11,46. D. 13,14. Câu 32. Thể tích oxi (đktc) cần để đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol tripeptit tạo thành từ alanin là A. 89,04 lít. B. 12,6 lít. C. 15,96 lít. D. 37,8 lít. Câu 33. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol đipeptit Gly-Gly (mạch hở) thu được CO2, H2O và N2. Tổng khối lượng CO2 và H2O thu được là A. 24,8 gam. B. 18,6 gam. C. 27,9 gam. D. 15,5 gam. Câu 34. Cho 0,1 mol glyxin tác dụng với dung dịch chứa 0,05 mol NaOH, 0,07 mol KOH. Cô cạn hỗn hợp sau phản ứng thu được chất rắn khan có khối lượng là A. 12,98 gam. B. 16,35 gam. C. 10,46 gam. D. 11,62 gam. Câu 35. Cho 3,75 gam amino axit X tác dụng vừa hết với dung dịch NaOH thu được 4,85 gam muối. Công thức của X là A. H2N-CH2-CH2-COOH. B. H2N-CH(CH3)-COOH. C. H2N-CH2-COOH. D. H2N-CH2-CH2-CH2-COOH. Chương 3, 4 - Amin-Amino axit. Polime. Bài kiểm tra 3 Trang 2/4 - Mã đề thi 213
- Câu 36. α-amino axit X phân tử chứa một nhóm -NH 2 và một nhóm -COOH. Đốt cháy hoàn toàn a mol X thu được 10,08 lít CO2 (ở đktc) và 9,45 gam H2O. Công thức cấu tạo thu gọn của X là A. CH3CH(NH2)COOH. B. CH3CH2CH(NH2)COOH. C. H2NCH2CH2COOH. D. H2NCH2COOH. Câu 37. Cho các phát biểu sau: a) Các amino axit ở điều kiện thường là những chất rắn kết tinh, tương đối dễ tan trong nước. + b) Trong dung dịch, H2NCH2COOH còn tồn tại ở dạng ion lưỡng cực H3N CH2COO . c) Hợp chất H2N-CH2COOH3N-CH3 là este của glyxin. d) Amino axit là những hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino (NH2) và nhóm cacboxyl (COOH). e) Trong môi trường kiềm, tripeptit tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu vàng. g) Triolein và protein có cùng thành phân nguyên tố. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3.C. 4. D. 5. Câu 38. Cho các chất hữu cơ X, Y, Z đơn chức, mạch hở có cùng công thức phân tử C4H6O2. X, Y, Z có các đặc điểm sau: - X không có đồng phân hình học, mạch cacbon có nhánh, dung dịch X làm đổi màu quỳ tím. - Y không có đồng phân hình học, có phản ứng tráng bạc, thủy phân Y trong NaOH thu được ancol. - Thuỷ phân Z (với xúc tác axit) cho hai chất hữu cơ có cùng số nguyên tử cacbon và sản phẩm có phản ứng tráng bạc. - X tác dụng với ancol metylic (xúc tác) thu được chất T được dùng để điều chế chất dẻo. Phát biểu không đúng là A. X là axit metacrylic. B. Y là anlyl fomat. C. Z được điều chế trực tiếp từ axit và ancol tương ứng. D. Polime được điều chế trực tiếp từ T là poli(metyl metacrylat), (thuỷ tinh hữu cơ hay plexiglas). Câu 39. Cho các phát biểu sau: (a) Tất cả các peptit đều tham gia phản ứng màu biure. (b) Protein tồn tại dưới nhiều dạng trong thịt, cá, trứng, sữa, da, lông, móng, sừng (c) Nhóm -CO-NH- giữa hai đơn vị -amino axit được gọi là nhóm peptit. (d) Protein bị thủy phân nhờ xúc tác axit, bazơ hoặc enzim sinh ra các chuỗi peptit và cuối cùng thành các -amino axit. (e) Polipeptit là những phân tử peptit chứa 11 đến 50 gốc -amino axit. (g) Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo. Số phát biểu đúng là A. 2.B. 4.C. 5. D. 3. Câu 40. Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T. Kết quả được ghi ở bảng sau: Mẫu Thí nghiệm Hiện tượng Tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm Tạo dung dịch màu xanh lam X Đun nóng với dung dịch H SO loãng. Thêm tiếp 2 4 Tạo kết tủa Ag dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng Đun nóng với dung dịch NaOH (loãng, dư), để Y Tạo dung dịch màu xanh lam nguội. Thêm tiếp vài giọt dung dịch CuSO4 Z Tác dụng với quỳ tím Quỳ tím chuyển màu xanh T Tác dụng với nước brom Có kết tủa trắng Các chất X, Y, Z, T lần lượt là: A. Xenlulozơ, vinyl axetat, natri axetat, glucozơ. B. Hồ tinh bột, triolein, metylamin, phenol. C. Saccarozơ, etyl axetat, glyxin, anilin. D. Saccarozơ, triolein, lysin, anilin Chương 3, 4 - Amin-Amino axit. Polime. Bài kiểm tra 3 Trang 3/4 - Mã đề thi 213
- Câu 41. Cho sơ đồ chuyển hoá sau: (1) Glyxin NaOH Z HCl (d) X (2) Glyxin HCl T NaOH Y X và Y lần lượt là A. ClH3NCH2COOH và H2NCH2COONa. B. ClH3NCH2COOH và ClH3NCH2COONa. C. ClH3NCH2COONa và H2NCH2COONa D. Đều là ClH3NCH2COONa. Câu 42. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một amin no, mạch hở X bằng oxi vừa đủ thu được 0,7 mol hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Cho 9,00 gam X tác dụng với dung dịch HCl (dư) thu được dung dịch Z. Làm bay hơi dung dịch Z thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 10,60 gam.B. 16,30 gam.C. 19,95 gam.D. 12,40 gam. Câu 43. Hỗn hợp X gồm valin và lysin. Trong X, nguyên tố nitơ chiếm 15,24% về khối lượng. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl dư thu được 44,925 gam muối. Giá trị của m là A. 30,27. B. 32,15. C. 34,42. D. 35,65. Câu 44. Cho 45,5 gam hỗn hợp 2 chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C 3H9NO2 tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, đun nhẹ thấy thoát ra V lít (đktc) hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ đều nặng hơn không khí và đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm. Tỉ khối hơi của X đối với H2 bằng 19,7. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng là A. 35,8 gam. B. 45,8 gam. C. 36,8 gam. D. 25,8 gam. Câu 45. Cho 17,80 gam alanin vào 300 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch X. Cho X tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch gồm NaOH 1M và KOH 1M, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 43,75. B. 45,84. C. 52,25. D. 38,76. Câu 46. Thuỷ phân hoàn toàn 26,0 gam peptit mạch hở X trong dung dịch NaOH vừa đủ thu được 29,1 gam muối của glyxin và 11,1 gam muối của alanin. Số liên kết peptit trong X là A. 5. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 47. Thủy phân hoàn toàn 0,15 mol peptit X mạch hở (X tạo bởi các amino axit phân tử có một nhóm amino (-NH2) và một nhóm cacboxyl (-COOH)) bằng dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng tăng so với khối lượng của X là 27,3 gam. X là A. pentapeptit. B. tetrapeptit. C. tripeptit. D. đipeptit. Câu 48. Đồng trùng hợp butađien với stiren được polime X. Đốt cháy hoàn toàn một lượng polime X thu được khí CO2 và hơi nước có tỉ lệ mol tương ứng là 16 : 9. Tỉ lệ giữa số mắt xích butađien và số mắt xích stiren tương ứng trong polime X là A. 1 : 2. B. 3 : 1. C. 2 : 3. D. 1 : 1. Câu 49. Hỗn hợp X gồm alanin, glyxin và valin. Cho a gam X vào 200 ml dung dịch chứa NaOH 0,5M và KOH 0,6M, thu được dung dịch Y chứa 20,66 gam chất tan. Để tác dụng vừa đủ với Y cần 360 ml dung dịch HCl 1M. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là A. 12,46. B. 14,20. C. 14,92. D. 10,88. Câu 50. Cho biết X là tetrapeptit (mạch hở) tạo thành từ một amino axit (Y) no, mạch hở (phân tử chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH). Biết rằng trong phân tử Y chứa 15,73%N theo khối lượng. Thủy phân m gam X trong môi trường axit thu được 41,58 gam tripeptit; 25,6 gam đipeptit và 92,56 gam Y. Giá trị m là: A. 149 gam. B. 161 gam.C. 143,45 gam. D. 159,25 gam. –––––––––––HẾT–––––––––– Chương 3, 4 - Amin-Amino axit. Polime. Bài kiểm tra 3 Trang 4/4 - Mã đề thi 213