Đề tài: Một số giải pháp nâng cao ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho học sinh thông qua dạy học môn Công nghệ

doc 22 trang thaodu 4421
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài: Một số giải pháp nâng cao ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho học sinh thông qua dạy học môn Công nghệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_tai_mot_so_giai_phap_nang_cao_y_thuc_su_dung_nang_luong_t.doc

Nội dung text: Đề tài: Một số giải pháp nâng cao ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho học sinh thông qua dạy học môn Công nghệ

  1. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO Ý THỨC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 1. Tóm tắt đề tài Khi giảng dạy, điều quan tâm lớn nhất của giáo viên nói chung là làm sao đạt hết nội dung kiến thức theo chuẩn kiến thức kỹ năng đã quy định mà không quá thời gian (tránh được hiện tượng “Cháy giáo án”). Như vậy việc tích hợp các nội dung nói chung, tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nói riêng là một vấn đề rất nan giải, nếu tích hợp nhiều quá thì làm mất đi nội dung kiến thức của bài, nếu cứ tập trung vào chuyên môn thì không thể cải thiện được nhận thức của học sinh đối với việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả chứ đừng nói gì đến hành động của các em đối với vấn đề nóng bỏng này. Một số giải pháp nâng cao ý thức sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn năng lượng: - Giải pháp 1: Tích hợp giáo dục sử 1dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong giới thiệu bài bàng cách tạo tình huống. - Giải pháp 2: Tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong dạy bài mới. - Giải pháp 3: Tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong phần hệ thống củng cố bài học - Giải pháp 4: Tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong bài thực hành. - Giải pháp 5: Tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong kiểm tra đánh giá. 2. Giới thiệu 2.1. Lí do chọn đề tài Từ xa xưa con người đã biết sử dụng những nguồn năng lượng trong tự nhiên để phục vụ lợi ích cuộc sống. Cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ hiện đại, ngày nay những nguồn năng lượng tự nhiên đó lại càng được đưa vào sử dụng để phục vụ nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều của con người. Nhưng xã hội ngày càng phát triển kéo theo cuộc sống cũng không ngừng được nâng cao, đi đôi với sự phát triển không ngừng đó là việc sử dụng những nguồn năng lượng một cách không hợp lí, gây lãng phí nguồn năng lượng và dần làm cạn kiệt.
  2. Như chúng ta đã biết, năng lượng là yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt, đảm bảo cho hoạt động bình thường và phát triển sản xuất, là nhu cầu thiết yếu để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, là nguồn động lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Sự thiếu hụt năng lượng trong một thời gian dài sẽ là nhân tố kìm hãm sự phát triển liên tục của nền kinh tế quốc dân, gây hiệu ứng xấu đối với tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Nguồn năng lượng truyền thống có thể khai thác để cung cấp cho nhu cầu của xã hội không phải là vô tận. Nước Việt Nam chúng ta được thiên nhiên ưu đãi, nên giàu có về tài nguyên năng lượng nhưng thực tế cho thấy khả năng khai thác, chế biến, sử dụng còn nhiều hạn chế, gây nên sự lãng phí và hiệu quả không cao. Những hạn chế đó do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là do ý thức con người trong việc sử dụng năng lượng còn quá thấp.Từ việc sử dụng các nguồn năng lượng có sẵn đến việc duy trì tái tạo năng lượng làm cho nguồn năng lượng đã cạn kiệt lại càng cạn kiệt hơn. Tương lai sẽ đi về đâu nếu tình trạng này cứ tiếp tục kéo dài. Hơn bao giờ hết, việc giáo dục sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng thiết nghĩ là một việc làm cấp bách và thiết thực. Bởi vì, hành động và ứng xử của con người đối với các nguồn năng lượng quý giá bị chi phối bởi chính thái độ và nhận thức của họ trong đó giáo dục có vai trò to lớn. Làm thế nào để phát huy tốt khả năng tự giác, chủ động của các em trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, xây dựng một ngôi trường “Xanh – Sạch – Đẹp”, góp phần tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường là câu hỏi lớn cứ day dứt mãi trong tôi. Bằng tâm huyết nghề nghiệp, với kinh nghiệm đã được tích lũy trong quá trình dạy học và những kiến thức cơ bản về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã được nắm bắt, tôi thấy cần phải tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào môn học, qua đó góp phần giáo dục các em ý thức hơn khi sử dụng năng lượng trong và ngoài nhà trường một cách tiết kiệm và có hiệu quả. Quá trình dạy học môn Công nghệ ở đơn vị nơi công tác, tôi thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện trạng này: Nguyên nhân ở người học: - Học sinh ngoan nhưng ý thức về học tập bộ môn chưa cao do còn tư tưởng xem nhẹ môn Công nghệ, và đặc biệt là việc hiểu biết về năng lượng cũng như ý thức sử dụng hợp lý năng lượng còn quá kém. Cụ thể: + Ý thức tự giác về giữ gìn vệ sinh trường lớp của đa số học sinh còn chưa cao, các em chỉ làm việc theo sự phân công và mang tính chiếu lệ. Hiện tượng xả rác bừa bãi còn rất nhiều.
  3. + Học sinh chưa thực sự tự giác trong việc tiết kiệm điện năng, sử dụng đèn điện,quạt điện ở lớp, ở phòng thực hành, việc sử dụng nước nơi công trình công cộng còn tùy tiện, bừa bãi. + Việc tham gia lao động vệ sinh giữ gìn khuôn viên nhà trường Xanh – Sạch Đẹp và giữ gìn vệ sinh thôn xóm của học sinh chưa thực sự mang tính tự giác. - Học sinh chưa có ý thức tự giác trong học tập. Nguyên nhân người dạy: - Hiện nay, nội dung về giáo dục sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng đã được bước đầu tích hợp vào chương trình cấp THCS. Tuy nhiên, giáo viên còn lúng túng khi dạy học tích hợp do tài liệu hướng dẫn chưa có,đội ngũ giáo viên còn gặp khó khăn về kiến thức, kỹ năng và thái độ khi dạy học tích hợp. - Người dạy chưa kết hợp tốt các phương pháp dạy học tích cực. - Chương trình và nội dung kiến thức chưa phù hợp với nhận thức của học sinh. Để khắc phục hiện trạng trên, trong nghiên cứu đề tài tôi đã đưa ra giải pháp thay thế: “Một số giải pháp nâng cao ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho học sinh thông qua dạy và học môn Công nghệ” với mong muốn góp phần cùng với nhà trường giáo dục cho học sinh có ý thức cao trong việc sử dụng nguồn năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. 2.2. Giải pháp thay thế Đôỉ mới phương pháp dạy học cụ thể là: Nâng cao ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho học sinh” thông qua dạy và học môn công nghệ nhằm rèn cho học sinh trung học cơ sở có ý thức sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn năng lượng. 2.3. Vấn đề nghiên cứu Việc dạy học tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả có làm tăng tỉ lệ học sinh có ý thức sử dụng năng lượng hay không? 2.4. Giả thuyết nghiên cứu Việc dạy học tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sẽ làm tăng tỉ lệ học sinh có ý thức sử dụng năng lượng. 3. Phương pháp 3.1. Khách thể nghiên cứu Giáo viên: Hồ Thị Thu Thủy – giáo viên trường trung học cơ sở Phú Đa người trực tiếp nghiên cứu và áp dụng.
  4. Học sinh: khối 8, 9 trường trung học cơ sở Phú Đa. 3.2. Thiết kế nghiên cứu Sau khi dạy xong học kỳ I năm học 2015 – 2016 tôi tiến hành khảo sát một số vấn đề liên quan đến việc sử dụng năng lượng trong nhà trường, kết quả như sau: - Trên 70% học sinh không hiểu được sử dụng năng lượng tiết kiệm là gì. - Trên 70% học sinh không quan tâm đến việc sử dụng năng lượng ra sao. - Gần 30% học sinh có hiểu biết về tiết kiệm năng lượng nhưng xem ra còn lơ mơ, chưa hiểu được bản chất. - 45% học sinh không quan tâm đến việc tiết kiệm điện, nước và bảo vệ môi trường, đa phần các em thực hiện công việc chỉ vì mệnh lệnh hay vì những lý do khác mà thôi. .- Tiền điện phục vụ cho công tác dạy học mà nhà trường phải thanh toán cho công ty điện lực lên đến 1.758.000 đồng/tháng. Tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng ở 04 lớp 8, 9 về một số hoạt động liên quan đến việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, kết quả: Số học sinh có ý Số học sinh Số học sinh Hạnh Học lực thức sử có ý thức có hiểu biết TT Lớp Sỹ số kiểm Khá TB trở lên dụng điện lao động vệ về năng trở lên nước hợp sinh chung lượng lý SL - % SL - % SL - % SL - % SL - % 1 8A 29 29 - 100 29 - 100 15 - 51,7 23 - 79,3 15 - 51,7 2 8B 27 20 -74,1 20 – 74,1 8 - 29,6 10 -37 5 - 18,5 3 9A 30 30 -100 30 -100 20 -66,7 20 – 66,7 15 - 50 4 9B 30 20 - 66,7 18 - 60 15 - 50 13 – 43,3 10 – 33,3 Tổng 116 99 – 85,3 97 - 83,6 58 – 50 66 – 56,9 45 – 38,8
  5. Tôi quyết định chọn 03 lớp để áp dụng đề tài này ở học kì II là 8A, 8B ,9A còn 9B để làm đối chứng. 3.3. Quy trình nghiên cứu Khi giảng dạy, điều quan tâm lớn nhất của giáo viên nói chung là làm sao đạt hết nội dung kiến thức theo chuẩn kiến thức kỹ năng đã quy định mà không quá thời gian (tránh được hiện tượng “Cháy giáo án”). Như vậy việc tích hợp các nội dung nói chung, tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nói riêng là một vấn đề rất nan giải, nếu tích hợp nhiều quá thì làm mất đi nội dung kiến thức của bài, nếu cứ tập trung vào chuyên môn thì không thể cải thiện được nhận thức của học sinh đối với việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả chứ đừng nói gì đến hành động của các em đối với vấn đề nóng bỏng này. Để giải quyết tình huống nêu trên một cách hiệu quả, tôi sử dụng 5 giải pháp sau: Giải pháp 1: Tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong giới thiệu bài bằng cách tạo tình huống. * Mục tiêu của giải pháp: - Tạo được sự bất ngờ, gây tình huống cần giải quyết cho học sinh, tạo tâm lý thân thiện, gần gũi, tạo tâm lý nhẹ nhàng, thoải mái cho học sinh trước khi chuẩn bị tiếp thu kiến thức mới. * Nguyên tắc: - Vấn đề đặt ra phải mang tính nhẹ nhàng, dễ hiểu và mang tính thực tiễn cao. - Không được sai lệch với nội dung của bài học. * Phương pháp sử dụng: - Sử dụng phương pháp đặt tình huống thực tiễn mang tính gợi mở cho học sinh suy nghĩ và trả lời. - Sử dụng Video về tình huống trong thực tiễn cho học sinh xem và trả lời câu hỏi do giáo viên đặt ra. - Dùng phương pháp thuyết trình về vấn đề môi trường mang tính thời sự trên thế giới, trong nước hiện nay hay cụ thể là ở trên địa phương đang sống. * Tác dụng, hiệu quả và ý nghĩa của giải pháp:
  6. - Thông qua giải pháp đã tạo được sự bất ngờ, gây tình huống cần giải quyết cho học sinh, tạo tâm lý thân thiện, gần gũi, tạo tâm lý nhẹ nhàng, thoải mái cho học sinh trước khi chuẩn bị tiếp thu kiến thức mới. Các em có hứng thú và tâm thế tốt khi vào học bài học mới. - Giúp các em hiểu rõ hơn về vai trò của mình trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả một cách thoải mái, tự nhiên, không gò ép mà hiệu quả. * Ví dụ minh họa: - Khi đặt vấn đề vào bài dạy “Sử dụng hợp lý điện năng”, tôi đã cho học sinh xem qua một vài hình ảnh về thực trạng sử dụng điện năng hiện nay (Đặc biệt lưu ý đến những hành vi sử dụng điện năng không đúng mục đích trong giờ cao điểm), sau đó đặt câu hỏi: Thời điểm nào thì điện năng được sử dụng nhiều nhất ? Theo em thì vì sao thời gian đó người ta lại sử dụng nhiều điện ? Gợi ý trả lời : thời điểm dùng điện trong ngày từ 18h đến 22h là thời điểm điện năng được sử dụng nhiều nhất. thời gian đó người ta sử dụng nhiều vì thói quen sinh hoạt, cách tổ chức làm việc nghỉ ngơi, khoảng thời gian đó mọi người trong gia đình đều kết thúc công việc và về nhà cho nên sử dụng điện năng nhiều nhất. Vào giờ cao điểm thì điện áp của mạng điện bị giảm xuống, vậy thì em hãy cho biết sự phát sáng của đèn điện, tốc độ quay của quạt điện, thời gian đun sôi nước của bếp điện như thế nào ? Gợi ý trả lời: điện áp giảm xuống, đèn điện phát sáng kém, quạt điện quay chậm, thời gian đun nước sôi lâu. Nếu trong giờ cao điểm, điện áp bị giảm mà ta vẫn tiếp tục sử dụng những đồ dùng điện đó thì sẽ như thế nào? Chúng ta phải làm gì để giảm tiêu thụ điện năng vào giờ cao điểm? Ví dụ? Gợi ý trả lời: khi điện áp của mạng điện giảm xuống mà ta vẫn tiếp tục sử dụng những đồ dùng điện thì nó sẽ ảnh hưởng xấu đến chế độ làm việc của đồ dùng điện, làm giảm tuổi thọ của đồ dùng điện xuống. Học sinh đưa ra các biện pháp để giảm tiêu thụ điện năng vào giờ cao điểm như: không là quần áo, không bật bình nước nóng hay tắt các thiết bị điện không cần thiết Vì sao phải giảm tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm? Để chiếu sáng trong gia đình hay trong lớp học thì nên dùng đèn huỳnh quang hay đèn sợi đốt? Vì sao ?
  7. Gợi ý trả lời: phải giảm bớt tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm vì khả năng cung cấp của các nhà máy điện không đủ. Nếu không giảm bớt tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm thì điện áp của mạng điện giảm xuống, ảnh hưởng xấu đến chế độ làm việc của các đồ dùng điện. Để chiếu sáng trong gia đình hay lớp học thì nên dùng đèn huỳnh quang vì đèn huỳnh quang tiêu thụ điện năng ít hơn bốn đến năm lần đèn sợi đốt. Giáo viên nêu thêm cho học sinh biết về các thiết bị tiết kiệm điện năng hiện nay như: để tiết kiệm điện năng chiếu sáng người ta sử dụng cảm biến hiện diện để khi ra khỏi phòng đèn tự động tắt mà không cần có sự tác động của con người. vậy cảm biến hiện diện là gì? Cảm biến hiện diện là phần tử nhận tín hiệu có mặt của con người trong không gian cần được chiếu sáng. Cảm biến hiện diện có thể gắn trên trần hoặc trên tường ở các vị trí khác nhau. Cảm biến hiện diện được sử dụng nhiều ở các tòa nhà, khu thương mại công sở - Thật dễ dàng để tất cả các đối tượng học sinh tham gia trả lời đúng yêu cầu giáo viên đặt ra. Với hoạt động này, học sinh sẽ cảm thấy vai trò chủ động của mình khi bắt đầu tham gia vào tiết học và chắc chắn những kiến thức này sẽ được các em khắc sâu hơn trong việc sử dụng tiết kiệm điện năng. - Hay khi đặt vấn đề cho bài dạy “Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống”, thay vì dẫn lời theo bài dạy, tôi đã thông báo các thông tin mang tính thời sự về các hình thức sản xuất, truyền tải và nhu cầu sử dụng điện năng. Qua đó, lồng ghép một số bình luận của cá nhân về các hình thức sản xuất điện năng đó như: Điện năng được sản xuất từ những dạng năng lượng nào? Gợi ý trả lời: Điện năng được sản xuất từ các dạng năng lượng như: Thủy năng, nhiệt năng, năng lượng nguyên tử, năng lượng gió, năng lượng mặt trời Hiện nay có rất nhiều nguồn năng lượng được tận dụng để sản xuất điện năng vì vậy chúng ta cũng phải có thức sử dụng các nguồn năng lượng đó một cách hợp lí nhất. Như ở nước ta dựa vào địa hình thuận lợi cho việc xây dựng các nhà máy thủy điện, bên cạnh đó do có bờ biển kéo dài cũng là điều kiện thuận lợi để tận dụng nguồn năng lượng từ gió để sản xuất điện năng. Đó là những nguồn nguyên liệu sạch khi đưa vào sản xuất sẽ ít gây ô nhiễm môi trường. Chức năng của các thiết bị chính của các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, điện nguyên tử ( như lò hơi, lò phản ứng hạt nhân, đập nước tua bin, máy phát điện là gì?Vì điện năng có vai trò rất quan trọng nên ta sử dụng điện như thế nào ? Hãy kể những biện pháp tiết kiệm điện năng của gia đình em? Vì điện năng có rất quan trọng nên ta sử dụng điện năng như thế nào ?
  8. Gợi ý trả lời: vai trò của điện năng: Nguồn động lực cho các máy (ví dụ động cơ điện ở nhà máy cơ khí, trạm bơm nông nghiệp, tàu hỏa, trong các đồ dùng điện ) Nguồn năng lượng cho các máy, thiết bị . - Tạo điều kiện phát triển tự động hóa và nâng cao đời sống con người - Các biện pháp để tiết kiệm điện năng của gia đình như: không sử dụng các thiết bị điện không cần thiết trong giờ cao điểm. Tắt các thiết bị điện khi ra khỏi phòng hoặc nơi làm việc Sử dụng điện năng một cách tiết kiệm và hiệu quả nhất để tiết kiệm cho gia đình và cho xã hội. Khi đó học sinh thấ y rõ việc tiết kiệm điện năng là tiết kiệm các nguyên liệu để tạo ra điện năng và cũng là bảo vệ môi trường. Cách làm này sẽ thu hút sự chú ý của học sinh ngay từ thời điểm đầu tiên của tiết học, chẳng những nó mang lại sự gần gủi, thân thiện mà còn tạo được tâm lý thoải mái cho các em khi tiếp thu bài mới. Giải pháp 2: Tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngay trong khi tổ chức các hoạt động dạy học. * Mục tiêu của giải pháp: - Giáo dục ý thức, kỹ năng cho học sinh về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả phù hợp với từng hoạt động, phù hợp với phương án tổ chức hoạt động. - Các em liên hệ được với thực tiễn ở lớp, trường, gia đình và nơi công cộng. - Làm giảm đi sự nhàm chán khi phải liên tục làm việc với kiến thức chuyên môn, tránh được mệt mỏi, thái độ thờ ơ đối với hoạt động học kiến thức bộ môn. * Nguyên tắc: - Nội dung tích hợp phải phù hợp với nội dung của từng hoạt động, dễ hiểu và mang tính thực tiễn cao. - Lấy động viên khen ngợi các em là chính, không áp đặt, không bắt buộc các em phải tiếp thu. * Phương pháp sử dụng: Tùy theo đặc thù từng bài mà giáo viên sử dụng phương pháp tích hợp toàn phần hay tích hợp bộ phận để nội dung tích hợp được các em tiếp thu một cách dễ hiểu, dễ nhớ và dễ vận dụng. Hình thức sử dụng ở đây có thể là giáo viên nêu vấn đề cho học sinh giải quyết theo cá nhân hoặc theo nhóm; cũng có thể là đưa
  9. ra tình huống thực tếcho các em thảo luận hay trình chiếu các video cho các em xem rồi nhận xét. Công việc cuối cùng của giáo viên chỉ là khẳng định lại vấn đề và đưa ra thông điệp cho học sinh. * Tác dụng, hiệu quả và ý nghĩa của giải pháp Học sinh có tâm lý thân thiện, nhẹ nhàng trong quá tiếp thu kiến thức mới, từ đó dễ dàng nắm bắt kiến thức bài học trên lớp. Qua đó các em hiểu rõ hơn về: - Khái niệm về năng lượng. - Các loại năng lượng. - Sự chuyển hoá các dạng năng lượng. - Vai trò của năng lượng đối với con người. - Tình hình khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên năng lượng hiện nay. - Những ảnh hưởng của việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên năng lượng đối với môi trường. - Sự cần thiết phải sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. - Các biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. * Ví dụ minh họa: Khi dạy bàì “Vật liệu cơ khí”, thay vì giải thích thêm cho học sinh rõ: Lựa chọn vật liệu cơ khí phù hợp với yêu cầu chế tạo, sử dụng tạo năng suất lao động cao giảm tiêu tốn năng lượng không cần thiết (nhiệt năng, điện năng ), tôi đã cho học sinh xem một video về hiệu quả của việc sử dụng vật liệu phù hợp để sản xuất các thiết bị, đồ dùng ( Bánh răng được làm bằng nhựa cao cấp thay cho đồng vừa bền, rẻ lại ít bị mài mòn do nhiệt, do cọ xát.Tái chế vật liệu cơ khí vừa tiết kiệm vừa bảo vệ môi trường ) Sau khi xem xong, chỉ bằng những câu hỏi đơn giản: Em có nhận xét gì sau khi xem xong video? Rất nhiều học sinh có thể tham gia trả lời được câu hỏi trên, như vậy tôi đã tích hợp được việc giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các em. Đưa ra một số câu hỏi để học sinh nắm được các tính chất và phạm vi sử dụng của các vật liệu cơ khí. Từ đó giúp các em có ý thức sử dụng tiết kiệm và hiệu quả vật liệu trong cuộc sống. Vai trò của vật liệu cơ khí là gì? Gợi ý trả lời: Nó là cơ sở vật chất ban đầu để tạo nên sản phẩm cơ khí. Nếu không có vật liệu cơ khí thì không có sản phẩm cơ khí.
  10. Nêu ý nghĩa của tính chất công nghệ của vật liệu cơ khí? Gợi ý trả lời: dựa vào tính chất công nghệ để lựa chọn các phương pháp gia công và sử dụng vật liệu một cách hợp lí, đảm bảo năng suất và chất lượng. Trình bày sự khác nhau cơ bản giữa kim loại và phi kim loại để từ đó lựa chọn được vật liệu phù hợp với yêu cầu công việc? Gợi ý trả lời: Kim loại có tính dẫn điện tốt còn phi kim loại không có tính dẫn điện. Kim loại đen có chứa sắt, kim loại màu không chứa sắt hoặc chứa rất ít sắt. - Khi giảng dạy bài “Đặc điểm và cấu tạo của mạng điện trong nhà”, mạng điện trong nhà thực chất cũng là hệ thống điện thu nhỏ, được lắp đặt theo nhu cầu của người dùng điện và đồng thời đảm bảo các yêu cầu như các phụ tải của mạng điện phải phù hợp với điện áp của mạng điện. Tuy nhiên trong thực tế, số lượng các thiết bị điện và đồ dùng điện trong mỗi mạng điện sinh hoạt trong mỗi gia đình lại khác nhau. Dù các phụ tải của mỗi mạng điện của các gia đình có khác nhau như thế nào đi nữa thì vẫn đảm bảo một yêu cầu là có cấp điện áp phù hợp với điện áp của mạng điện trong nhà. Trường hợp dùng các cấp điện áp khác nhau phải dùng qua máy biến áp. Mặc dù mạng điện trong nhà rất đa dạng và phong phú nhưng đều có cấu tạo gồm: + Đồng hồ đo điện + Đường dây dẫn điện năng: đường dây chính (mạch chính) và đường dây nhánh(mạch nhánh). + Các thiết bị điện: đóng – cắt, bảo vệ, điều khiển và lấy điện. + Các đồ dùng điện. Để tích hợp nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thay vì cung cấp cho các em những thông tin sau: Lựa chọn sự phù hợp của các thiết bị, đồdùng điện với điện áp của mạng điện nâng cao hiệu suất sử dụng, bảo vệ an toàn điện góp phần sử dụng hiệu quả năng lượng điện. Cấu tạo mạmg điện trong nhà phù hợp với yêu cầu sử dụng của hộ gia đình một cách hợp lý trong đóng ngắt các thiết bị điện góp phần tiết kiệm năng lượng điện.Tôi đã hướng dẫn các em làm một thí nghiệm: Lần lượt dùng đồng loạt một trong ba loại đèn điện ( Đèn sợi đốt, đèn ống huỳnh quang và đèn compac huỳnh quang) trong một phòng học thực hành trong thời gian ngắn. Yêu cầu đặt ra là: So sánh độ sáng trong 3 lần lắp? Dự đoán xem khi sử dụng loại đèn nào tiết kiệm điện năng nhất? Như vậy, thông qua thí nghiệm nhanh đó, các em được trực quan chứng kiến, được trình bày suy nghĩ của mình về sử dụng điện năng tiết kiệm và hiệu quả.Thí nghiệm đó chẳng những tạo hứng thú cho các em học
  11. tập mà nó chính là một phương pháp tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả một cách nhẹ nhàng, hữu ích nhất. Giải pháp 3: Tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thông qua phần củng cố bài học. * Mục tiêu của giải pháp: Hoạt động củng cố và hướng dẫn về nhà mang tính chất hệ thống, cổ động những kiến thức đã học được, do vậy khi thực hiện tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng vào đây cần đạt được những mục tiêu sau: - Giáo dục ý thức, kỹ năng cho học sinh về khả năng liên hệ, ứng dụng vào thực tiễn trường, lớp và ở gia đình, cộng đồng. - Nội dung tích hợp phải cô đọng và gắn với những vấn đề “nóng” cần được giải quyết tại lớp, tại trường, cộng đồng. - Khéo léo trong việc vận dụng tích hợp để học sinh không nhàm chán. * Nguyên tắc: - Không được lấy việc tích hợp giáo dục năng lượng làm nội dung chính trong khi củng cố. - Đưa nội dung liên hệ thực tế vào tích hợp. * Phương pháp sử dụng: Khi hệ thống bài học, giáo viên cho một số học sinh trả lời một số câu hỏi mang tính thực tế, các em khác nhận xét. Công việc cuối cùng của giáo viên là khẳng định lại và giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh vận dụng cho bản thân. Hình thức sử dụng chủ yếu ở đây là phát vấn, thuyết trình giao nhiệm vụ. * Tác dụng, hiệu quả và ý nghĩa của giải pháp. Năng lực của học sinh về khả năng liên hệ, vận dụng vào thực tiễn trường, lớp và ở gia đình, cộng đồng được cải thiện đáng kể.Các em hiểu rõ hơn về: Vai trò của năng lượng đối với con người; tình hình khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên; năng lượng hiện nay. Nguồn tài nguyên năng lượng không phải là vô hạn; Những ảnh hưởng của việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên năng lượng đối với môi trường. Sự cần thiết phải sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng; các biện pháp sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng. * Ví dụ minh họa:
  12. Khi dạy bài học “Thiết bị bảo vệ mạng điện trong nhà”, nhấn mạnh khi thiết kế mạng điện, tiết diện của dây dẫn đều được tính toán theo cường độ dòng điện cho phép sử dụng để dây dẫn không quá nóng làm hỏng lớp cách điện gây ra sự cố. Trong quá trình làm việc của mạng điện, hiện tượng ngắn mạch hoặc quá tải đều có thể xảy ra bất kì lúc nào và hậu quả là không thể lường trước được. Các sự cố này làm cho cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn vượt quá nhiều lần giá trị định mức của dây dẫn. Vì vậy để bảo vệ mạng điện trong nhà người ta dùng cầu chì và áp tô mát. Sau khi củng cố nội dung của bài tôi đặt ra câu hỏi: Việc sử dụng các thiết bị đóng cắt tự động có tầm quan trọng thế nào trong việc tiết kiệm điện? Hãy kể ra một số thiết bị tự động đóng cắt trong gia đình em hoặc em đã biết? Dễ dàng để học sinh có thể trả lời được: Thiết bị bảo vệ có ý nghĩa quan trọng đối với an toàn mạng điện trong nhà, các thiết bị tự động giúp con người tiết kiệm năng lượng điện khi sử dụng: Tự động đóng cắt khi đó đạt yêu cầu quy định hoặc xảy ra sự cố điện (quá tải, ngắn mạch) Tự động bơm nước khi hết nước trong bể tự động ngắt khi bể đầy. Rơ le trong tủ lạnh tự ngắt khi đạt đến độ lạnh cần thiết. Đèn, thiết bị tự động bật sáng khi có người vào phòng và ngắt khi đóng phòng. Hay khi dạy bài “Đèn huỳnh quang” tôi đưa ra thông tin bổ sung về đèn huỳnh quang thế hệ cũ và đèn huỳnh quang thế hệ mới: - Đèn huỳnh quang thế hệ cũ: ống dài 1,2m, đường kính ống 38mm, công suất 40w, điện áp 220V, quang thông phát ra 2450lm. - Đèn huỳnh quang thế hệ mới: ống dài 1,2m, đường kính ống 26mm, công suất 36w, điện áp 220V, quang thông phát ra la 3550lm. So sánh các số liệu trên ta thấy sử dụng đèn ống huỳnh quang thế hệ mới sẽ tiết kiệm điện năng hơn đèn ống huỳnh quang thế hệ cũ. Khi tổng kết bài học tôi đã đặt câu hỏi: Gia đình của em hiện đang sử dụng loại đèn nào? Theo em nên sử dụng loại đèn nào để tiết kiệm điện? Qua những câu trả lời của học sinh về thực trạng sử dụng đèn chiếu sáng và những kiến thức vừa nắm bắt trong bài học, các em dễ dàng rút ra được cần sử dụng loại đèn compac huỳnh quang để tiết kiệm điện Để sử dụng đèn huỳnh quang một cách hiệu quả cao nhất tôi đã đưa ra cách khắc phục hiệu ứng nhấp nháy của đèn huỳnh quang: Với dòng điện tần số 50Hz đèn phát ra ánh sáng không liên tục, có hiệu ứng nhấp nháy gây mỏi mắt cho người sử dụng. để loại trừ nhược điểm này có các biện pháp sau:
  13. - Sử dụng bộ đèn tron đó có 2 ống huỳnh quang nối song song với nhau trong một hộp đèn, một ống nối với cuộn điện cảm, một ống nối với tụ điện, nhờ đó dòng điện qua hai ống lệch pha nhau, bộ đèn sẽ phát ra ánh sáng liên tục. - Sử dụng bộ đèn có 3 ống huỳnh quang đặt trong một hộp đèn, cung cấp bằng dòng điện 3 pha bộ đèn sẽ phát ra ánh sáng liên tục. - Sử dụng chấn lưu điện tử biến đởi tần số 50Hz lên tần số 20kHz. Giải pháp 4: Tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong bài dạy thực hành. * Mục tiêu của giải pháp: Thông qua hoạt động thực hành, giáo viên tích hợp để giáo dục sử dụng năng lượng cho học sinh như: - Ý thức chuẩn bị đồ dùng hợp lý. - Ý thức sử dụng đồ dùng, thiết bị, điện năng của phòng học. - Ý thức làm việc theo quy trình khi thực hiện một công việc. - Ý thức bảo vệ của công, bảo vệ môi trường và vệ sinh phòng học. * Nguyên tắc: - Việc tích hợp giáo dục phải gắn với nội dung bài thực hành. - Sử dụng tối đa những nội quy, quy định của phòng thực hành để đưa các em đi vào hoạt động có quy trình theo phong cách công nghiệp. * Phương pháp sử dụng: Với loại hình bài giảng này, tôi thường sử dụng phương pháp tích hợp toàn phần: Từ việc giới thiệu bài, kiểm tra công tác chuẩn bị đồ dùng của học sinh đến việc thực hiện công việc theo quy trình. Bên cạnh đó, trong hoạt động hướng dẫn ban đầu, tôi thường lồng ghép những câu hỏi nhanh về giáo dục sử dụng năng lượng. Những câu hỏi dạng này có ảnh hưởng lớn đến quá trình hoạt động trong phòng thực hành của các em, dần dần hình thành thói quen lao động công nghiệp. Có thể nói rằng, hoạt động hướng dẫn thường xuyên là hoạt động chính trong tiết thực hành. Đây là khoảng thời gian để học sinh hoàn thành các yêu cầu đặt ra của giáo viên. Trong hoạt động này nói chung, tôi thường tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng thông qua việc điều chỉnh hành vi của học sinh từ những tư thế, động tác đến việc sử dụng thiết bị đồ dùng đúng yêu cầu kỹ thuật cho mọi đối tượng. Nhờ đó, dần dần hình thành cho các em những kỹ năng cơ bản trong khi thực hành, góp phần lớn đến giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm. Cũng trong kiểu bài này, trong phần củng cố, đánh giá sản phẩm tôi
  14. thường đưa thêm tiêu chí về việc sử dụng đúng đồ dùng, thiết bị, tác phong lao động thi đua theo nhóm, tổ. Như vậy, tự bản thân các em (các nhóm) sẽ có ý thức cao trong việc thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm. * Tác dụng, hiệu quả và ý nghĩa của giải pháp: Qua quá trình áp dụng giải pháp tôi thấy: Ý thức chuẩn bị đồ dùng, ý thức sử dụng đồ dùng, thiết bị của học sinh cũng như việc sử dụng điện năng trong phòng học được nâng lên rõ rệt. Học sinh biết làm việc theo quy trình khi thực hiện một nội dung bài tập. Ý thức bảo vệ của công, bảo vệ môi trường và vệ sinh phòng học của học sinh đã có sự chuyển biến tiến bộ rõ rệt. Các em hiểu rõ hơn về: Vai trò của năng lượng đối với con người; tình hình khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên, năng lượng hiện nay; nguồn tài nguyên năng lượng không phải là vô hạn; những ảnh hưởng của việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên năng lượng đối với môi trường đang sinh sống; sự cần thiết phải sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng; các biện pháp sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng. Từ đó biết liên hệ, vận dụng vào thực tiễn góp phần bảo vệ trường, lớp và ở gia đình, cộng đồng một cách có hiệu quả nhất. * Ví dụ minh họa: Khi dạy bài thực hành: Thực hành “Dụng cụ bảo vệ an toàn điện và cứu người bị tai nạn điện” để vào bài mới, sau khi đã kiểm tra lại kiến thức cũ về những nguyên nhân gây ra tai nạn điện? Các nguyên nhân gây tai nạn điện: - Do chạm vào vật mang điện: Những tai nạn này thường do các nguyên nhân sau: chạm trực tiếp vào dây dẫn trần hoặc dây bị hở cách điện. Chạm vào các thiết bị, đồ dùng điện bị rò điện. - Do vi phạm khoảng cách an toàn với lưới điện cao áp và trạm biến áp. - Đi vào vùng có điện áp bước: Điện áp bước là điện áp giữa hai chân người khi đứng gần điểm có điện thế cao như cọc tiếp đất của máy biến áp, dây điện bị đứt rơi xuống đất Tôi giải thích thêm: Các nguyên nhân gây tai nạn điện trong đó có việc dây dẫn bị đứt sẽ gây tổn thất năng lượng điện. Áp dụng các biện pháp an toàn điện để tránh tổn hao năng lượng điện trên mạch điện và các thiết bị điện. Dùng quá tải với lưới điện, làm điện áp bị giảm, không đảm bảo được hiệu suất của các thiết bị (đèn tối, công suất máy điện giảm) lãng phí điện năng. Qua đó, học sinh sẽ hiểu sâu hơn bản chất của vấn đề và có ý thức hơn trong việc thực hiện các biện pháp an toàn điện. Trong giảng dạy các tiết thực hành nói chung, tôi yêu cầu các em học thuộc và nghiêm chỉnh chấp hành nội quy
  15. của phòng thực hành, sử dụng các nguyên vật liệu một cách tiết kiệm nhất, đảm bảo vệ sinh phòng thực hành, cùng với công tác kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh một cách thường xuyên. Nhờ đó các em đã hình thành được tác phong lao động công nghiệp. Có thể nói rằng, hoạt động hướng dẫn thường xuyên là hoạt động chính trong tiết thực hành. Đây là khoảng thời gian để học sinh hoàn thành các yêu cầu đặt ra của giáo viên. Trong hoạt động này nói chung, tôi thường tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng thông qua việc điều chỉnh hành vi của học sinh từ những tư thế, nhờ đó, dần dần hình thành cho các em những kỹ năng cơ bản trong khi thực hành, góp phần lớn đến giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm. Trong hoạt động thực hành, khâu kiểm tra đánh giá và vệ sinh phòng học sau khi hoạt động xong chính là thời điểm tốt để tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng hợp lý. Thông qua việc đánh giá, giáo viên khen ngợi những nhóm hoặc cá nhân học sinh thực hiện đúng yêu cầu, đúng quy trình, đồng thời cũng nhắc nhở những thành viên chưa thực hiện đúng yêu cầu đặt ra. Như vậy các em sẽ có sự thi đua nhau trong những tiết học tiếp theo, tạo đà cho việc hình thành thói quen lao động công nghiệp. Giải pháp 5: Tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thông qua kiểm tra đánh giá. * Mục tiêu của giải pháp: Việc kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động của các em mang một ý nghĩa lớn đối với việc rút kinh nghiệm, điều chỉnh phương pháp dạy học của giáo viên từ kiến thức, kỹ năng, thái độ hợp tác làm việc đến ý thức của học sinh trong việc sử dụng năng lượng hợp lý. Mục tiêu của việc tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng trong kiểm tra đánh giá là: - Kiểm tra, đánh giá để khẳng định việc giáo dục tích hợp năng lượng là đúng đắn, góp phần hình thành nhân cách và ý thức tham gia bảo vệ môi trường của học sinh. - Trên cơ sở đó, giáo viên giúp cho học sinh củng cố lại những kiến thức bộ môn đã học đồng thời qua đó để đánh giá lại thành quả dạy học của mình đặc biệt là việc giáo dục sử dụng năng lượng cho học sinh. * Nguyên tắc: - Việc tích hợp câu hỏi giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hợp lý không được vượt quá giới hạn trong nội dung chính của bài kiểm tra. - Câu hỏi tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hợp lý phải mang tính liên hệ cao đối với địa phương học sinh đang sống.
  16. * Phương pháp sử dụng: - Lồng ghép giáo dục sử dụng năng lượng vào những câu hỏi, bài tập theo chương trình. - Sử dụng ở dạng trắc nghiệm để kiểm tra được nhiều đơn vị kiến thức . * Tác dụng, hiệu quả và ý nghĩa của giải pháp: Qua quá trình áp dụng giải pháp, các em đã hiểu rõ hơn về: Vai trò của năng lượng đối với con người; tình hình khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên; năng lượng hiện nay. Nguồn tài nguyên năng lượng không phải là vô hạn; những ảnh hưởng của việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên năng lượng đối với môi trường. Sự cần thiết phải sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng. Các biện pháp sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng. Từ đó biết liên hệ, vận dụng vào thực tiễn trường, lớp và ở gia đình, cộng đồng tốt hơn. Giáo viên khẳng định việc giáo dục tích hợp năng lượng là đúng đắn, góp phần hình thành nhân cách và ý thức tham gia bảo vệ môi trường của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên giúp cho học sinh củng cố lại những kiến thức bộ môn đã học đồng thời qua đó để đánh giá lại thành quả dạy học của mình đặc biệt là việc giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho học sinh. * Ví dụ minh họa: Một số câu hỏi dùng trong kiểm tra tự luận như sau: 1. Năng lượng điện được sản xuất từ đâu? Tại sao phải tiết kiệm năng lượng điện? 2. Trong gia đình em, điện năng được dùng để làm gì? Em đã làm gì để cùng gia đình sử dụng tiết kiệm điện năng? 3. Biết được số liệu kỹ thuật của đồ dùng điện có ý nghĩa như thế nào đối với việc sử dụng điện năng hợp lý và tiết kiệm? 4. Tiết kiệm điện năng có lợi ích gì cho gia đình và cho xã hội? 5. Trình bày vai trò của điện năng trong sản xuất và trong đời sống? 6. Chức năng của các nhà máy điện là gì? 7. Nêu các ví dụ về sử dụng điện năng trong các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, trong đời sống xã hội và trong gia đình? 8. Trình bày các biện pháp an toàn khi sử dụng và sửa chữa điện để sử dụng điện một cách an toàn và hiệu quả? 9. Tại sao mỗi gia đình nên có một chiếc bút thử điện?
  17. 10. Trình bày các tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí? Tính chất công nghệ của vật liệu có ý nghĩa gì? 11. Các số liệu kĩ thuật có ý nghĩa như thế nào khi mua và sử dụng đồ dùng điện? 12. Vì sao phải sử dụng đồ dùng điện đúng số liệu kĩ thuật? 13. So sánh ưu và nhược điểm của đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang từ đó lựa chọn được đèn sử dụng tiết kiệm điện? 14. Quan sát mạng điện trong nhà em có thấy những thiết bị đóng cắt, bảo vệ và lấy điện nào? Hãy mô tả cấu tạo của các thiết bị đó. Tại sao người ta không nối trực tiếp các đồ dùng điện như bàn là điện, quạt bàn vào đường dây điện mà phải dùng các thiết bị lấy điện? Một số câu hỏi trắc nghiệm: Khoanh tròn trước đáp án đúng: 1. Trong giờ cao điểm, em sẽ làm gì nếu thấy những thành viên trong nhà sử dụng nhiều đồ dùng điện không cần thiết: A. Đó là việc của người lớn. B. Nhắc mọi người tắt bớt đồ dùng điện không cần thiết C. Không quan tâm D. Nghĩ rằng: Tiền điện do người lớn chi trả 2. Để sử dụng điện năng hợp lý và tiết kiệm trong giờ cao điểm, em dùng loại đèn chiếu sáng nào dưới đây: A. Đèn sợi đốt B. Đèn cao áp thủy ngân C. Đèn ống huỳnh quang D. Đèn compac huỳnh quang 3.Hãy phân tích các việc làm dưới đây và ghi chữ LP (lãng phí điện năng), chữ TK(tiết kiệm điện năng) - Tan học không tắt đèn, tắt quạt phòng học. - Khi xem ti vi tắt đèn bàn học. - Bật đèn ở phòng tắm, phòng vệ sinh suốt ngày đêm.
  18. - Khi ra khỏi nhà tắt điện các phòng. 4. Nhà em sử dụng nguồn điện áp 220V, em chọn mua 1 bóng đèn cho bàn học có các số liệu kĩ thuật sau: A. 110V - 40W B. 220V – 60W C. 220V – 300W D. 110V- 200W 5. Để tránh hư hỏng khi sử dụng đồ dùng điện cần chú ý: A. Sử dụng đồ dùng điện thấp hơn số liệu kĩ thuật của chúng. B. Sử dụng đồ dùng điện cao hơn số liệu kĩ thuật của chúng. C. Sử dụng đồ dùng điện đúng với các số liệu kĩ thuật của chúng. D. Tất cả các đáp án trên. 6. Khi điện áp của mạng điện giảm xuống sẽ làm: A. Giảm tuổi thọ của đồ dùng điện B. Ảnh hưởng xấu tới chế độ làm việc của đồ dùng điện. C. Gây tổn hao năng lượng điện D.Tất cả các đáp án A, B, C. 7. Để sử dụng hợp lí và tiết kiệm điện năng: A. Giảm bớt tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm. B. Sử dụng đồ dùng điện hiệu suất cao để tiết kiệm điện năng. C. Không sử dụng lãng phí điện năng. D. Tất cả các ý trên. 8. Thiết bị nào sau đây phù hợp với mạng điện trong nhà: a. Quạt điện: 220V – 70W. b. Bóng đèn 12V – 5W. c. Công tắc điện 250V – 10A. d. Máy giặt 110V – 1000W A. a, b
  19. B. b, c C.a, c D. c, d 9. Kim loại đen gồm những loại nào: A. Thép, gang B. Sắt , nhôm C. Thép cacbon D. Đồng, nhôm 10. Vật liệu nào sau đây không phải là kim loại màu: A.Thép cacbon B. Đồng C. Nhôm D. Hợp kim đồng, hợp kim nhôm. 11.Nguyên tắc an toàn khi sử dụng điện: A. Thực hiện tốt cách điện đồ dùng điện và dây dẫn điện. B. Thực hiện nối đất các thiết bị điện và đồ dùng điện. C. Không vi phạm khoảng cách an toàn lưới điện cao áp hoặc trạm biến áp. D. Tất cả A,B,C. 12. Vật liệu dẫn điện có: A. Điện trở suất lớn, dẫn điện kém. B. Điện trở suất lớn, dẫn điện tốt. C. Điện trở suất nhỏ, dẫn điện kém. D. Điện trở suất nhỏ, dẫn điện tốt. 13. Nhà máy điện có chức năng biến đổi: A. Nhiệt năng thành điện năng. B. Thủy năng thành điện năng. C. Năng lượng mặt trời thành điện năng.
  20. D. Tất cả A, B, C 3.4. Đo lường Cách thức tổ chức: khảo sát lấy ý kiến của học sinh trước và sau khi áp dụng đề tài. 4. Phân tích dữ liệu và kết quả Sau khi áp dụng sáng kiến này tại trường công tác từ học kì 2 năm học 2015 - 2016 đến nay đã thu được kết quả như sau: - Trên 85% số học sinh có ý thức trong việc thực hiện những nội quy, quy định của nhà trường, phòng thực hành. - Học sinh sử dụng điện, quạt đúng thời điểm và tắt đèn, quạt trước lúc tan trường. Số tiền chi trả cho điện năng tiêu thụ giảm xuống đáng cơ bản: 800.000 đồng/tháng mặc dù đơn giá điện năng đã tăng lên. - Ý thức tham gia lao động làm xanh sạch đẹp học đường được cải thiện rõ rệt: Không còn tình trạng xả rác bừa bãi, khuôn viên lớp học sạch sẽ hơn. - 100% học sinh đã tự đến trường bằng xe đạp hoặc đi bộ, không cần bố mẹ phải đưa đón bằng xe máy. Trong quá trình giảng dạy công nghệ 8, 9 năm học 2015- 2016 tôi đã tiến hành thử nghiệm vào giờ dạy ở các lớp 9A, 9B và 8A, 8B ( 116 học sinh) chủ yếu vào các tiết lý thuyết và thực hành. Sau đợt thử nghiệm tôi thu được kết quả như sau: Số học Số học sinh có ý Số học sinh có ý Học lực Hạnh thức sử sinh có Sỹ thức lao TT Khối TB trở kiểm Khá dụng hiểu biết số động vệ lên trở lên điện về năng sinh nước hợp lượng chung lý SL - % SL - % SL - % SL - % SL - % Trước 8, 9 116 100–86,2 108-93,1 90-77,6 95-81,9 89-76,7 khi áp
  21. dụng Sau khi áp 8,9 116 111-95,7 113- 97,4 107-92,2 112-96,6 113-97,4 dụng Qua bảng thống kê số liệu trên ta thấy việc áp dụng sáng kiến đã giúp cho học sinh có ý thức sử dụng điện, nước hợp lí, có ý thức lao động vệ sinh chung và nâng cao hiểu biết về các nguồn năng lượng. Nhìn vào kết quả của lớp áp dụng là 8A ,8B, 9A và lớp đối chứng 9B, so với kết quả khảo sát cuối kỳ II tôi thấy rằng đây là dấu hiệu khả quan để áp dụng sáng kiến trong thời gian tiếp theo. 5. Kết luận và kiến nghị 5.1. Kết luận Quá trình áp dụng đề tài “Một số giải pháp nâng cao ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho học sinh thông qua dạy và học môn Công nghệ” đã thu được một số kết quả khả quan đáng ghi nhận và cần phát huy nhân rộng thêm. 5.2. Kiến nghị Để hiệu quả tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đạt kết quả cao hơn nữa, tôi mạnh dạn đề xuất một số vấn đề sau: - Trang bị nâng cấp phòng chức năng cho bộ môn với đầy đủ cơ số về đồ dùng dạy học. - Tạo điều kiện về thời gian cho giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn và áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. - Điều chỉnh chương trình cho phù hợp hơn bằng cách bố trí một vài tiết dã ngoại để học sinh có thể nắm rõ tình hình thực tiễn từ đó có ý thức vận dụng hiệu quả hơn. 6. Tài liệu tham khảo 1.Giáo trình Kỹ thuật điện – Sách dùng cho các trường đào tạo hệ trung học chuyên nghiệp- Nhà xuất bản giáo dục , xuất bản năm 2003 – Tác giả Đặng Văn Đào chủ biên – Lê Văn Doanh
  22. 2.Sách giáo khoa Công nghệ 9 – Mô đun: Lắp đặt mạng điện trong nhà. Nhà xuất bản giáo dục, xuất bản năm 2013– Tác giả:Nguyễn Minh Đường( chủ biên), Trần Mai Thu. 3. Sách giáo khoa Công nghệ lớp 8 – Nhà xuất bản giáo dục, xuất bản năm 2005– Tác giả: Nguyễn Minh Đường ( Tổng biên tập), Đặng Văn Đào ( Chủ biên) –Trần Hữu Quế - Trần Mai Thu – Nguyễn Văn Vận. 4. Thiết Kế Bài Giảng Công Nghệ 9.Đỗ Ngọc Hồng (chủ biên)-xuất bản năm 2005 5.Thiết Kế Bài Giảng công nghệ 8.Nguyễn Minh Đồng (chủ biên)-xuất bản năm 2004.