Đề tập huấn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2018 - Đoàn TP. Hồ Chí Minh

doc 5 trang thaodu 3460
Bạn đang xem tài liệu "Đề tập huấn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2018 - Đoàn TP. Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_tap_huan_thi_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van_nam_2018_doan_tp_h.doc

Nội dung text: Đề tập huấn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2018 - Đoàn TP. Hồ Chí Minh

  1. SẢN PHẨM CỦA ĐOÀN TPHCM – TẬP HUẤN CẦN THƠ 2018 ĐỀ TỰ LUẬN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Câu 1 (NB). Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5 điểm) Hóa ra, cứ đến một cái ngưỡng nào đó, tôi hay bạn, chúng mình đều sẽ tự nhiên thay đổi. Vì chúng mình không còn là những người trẻ đơn thuần nữa, chúng mình là những người trẻ đã lớn, đã trưởng thành. Lúc còn trẻ chúng mình luôn đặt cái tôi của bản thân lên rất cao, chúng mình nghĩ cái tôi của bản thân là sự thiêng liêng bất khả xâm phạm. Nhưng khi trưởng thành rồi chúng mình mới biết, cái tôi đúng nghĩa phải là cái tôi được đặt ở ngang bằng và dung hòa với tất thẩy. Lúc còn trẻ chúng mình cho rằng, thắng được người khác, khiến người khác sợ có nghĩa là chúng mình giỏi. Nhưng lớn rồi mới thấy giỏi là khiến người khác nể chứ không phải khiến người khác sợ. Lúc còn trẻ chúng mình luôn nghĩ nếu bản thân có gì là phải show ra cho người ta thấy. Lớn rồi mới biết có những thứ mình nên giữ riêng lại cho mình, nếu ai muốn thấy, hãy để người ta tìm (Trích Chúng ta phải thay đổi để lớn lên - Mèo Xù) Trả lời: Phương thức biểu đạt chính: nghị luận (0,5 điểm). Câu 2 (NB). Theo tác giả, cái tôi đúng nghĩa của một người trẻ đã lớn là gì? (0,5 điểm) Hóa ra, cứ đến một cái ngưỡng nào đó, tôi hay bạn, chúng mình đều sẽ tự nhiên thay đổi. Vì chúng mình không còn là những người trẻ đơn thuần nữa, chúng mình là những người trẻ đã lớn, đã trưởng thành. Lúc còn trẻ chúng mình luôn đặt cái tôi của bản thân lên rất cao, chúng mình nghĩ cái tôi của bản thân là sự thiêng liêng bất khả xâm phạm. Nhưng khi trưởng thành rồi chúng mình mới biết, cái tôi đúng nghĩa phải là cái tôi được đặt ở ngang bằng và dung hòa với tất thẩy. Lúc còn trẻ chúng mình cho rằng, thắng được người khác, khiến người khác sợ có nghĩa là chúng mình giỏi. Nhưng lớn rồi mới thấy giỏi là khiến người khác nể chứ không phải khiến người khác sợ. Lúc còn trẻ chúng mình luôn nghĩ nếu bản thân có gì là phải show ra cho người ta thấy. Lớn rồi mới biết có những thứ mình nên giữ riêng lại cho mình, nếu ai muốn thấy, hãy để người ta tìm (Trích Chúng ta phải thay đổi để lớn lên - Mèo Xù) Trả lời: Theo tác giả, cái tôi đúng nghĩa của một người trẻ đã lớn là cái tôi được đặt ở ngang bằng và dung hòa với tất thẩy. (0,5 điểm) Câu 3 (TH). Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: có những thứ mình nên giữ riêng lại cho mình, nếu ai muốn thấy, hãy để người ta tìm ? (1,0 điểm) Hóa ra, cứ đến một cái ngưỡng nào đó, tôi hay bạn, chúng mình đều sẽ tự nhiên thay đổi. Vì chúng mình không còn là những người trẻ đơn thuần nữa, chúng mình là những người trẻ đã lớn, đã trưởng thành. Lúc còn trẻ chúng mình luôn đặt cái tôi của bản thân lên rất cao, chúng mình nghĩ cái tôi của bản thân là sự thiêng liêng bất khả xâm phạm. Nhưng khi trưởng thành rồi chúng mình mới biết, cái tôi đúng nghĩa phải là cái tôi được đặt ở ngang bằng và dung hòa với tất thẩy.
  2. Lúc còn trẻ chúng mình cho rằng, thắng được người khác, khiến người khác sợ có nghĩa là chúng mình giỏi. Nhưng lớn rồi mới thấy giỏi là khiến người khác nể chứ không phải khiến người khác sợ. Lúc còn trẻ chúng mình luôn nghĩ nếu bản thân có gì là phải show ra cho người ta thấy. Lớn rồi mới biết có những thứ mình nên giữ riêng lại cho mình, nếu ai muốn thấy, hãy để người ta tìm (Trích Chúng ta phải thay đổi để lớn lên - Mèo Xù) Trả lời: Ý kiến “có những thứ mình nên giữ riêng lại cho mình, nếu ai muốn thấy, hãy để người ta tìm” có thể hiểu là lời khuyên: - Nên tập cách sống khiêm tốn, không phô trương. (0,75 điểm) - Để dành những giá trị đặc biệt của bản thân cho những người thật lòng muốn tìm hiểu.(0,25 điểm) Câu 4 (VD). Anh/chị có đồng tình với quan niệm: lớn rồi mới thấy giỏi là khiến người khác nể chứ không phải khiến người khác sợ? Vì sao? (1,0 điểm) Hóa ra, cứ đến một cái ngưỡng nào đó, tôi hay bạn, chúng mình đều sẽ tự nhiên thay đổi. Vì chúng mình không còn là những người trẻ đơn thuần nữa, chúng mình là những người trẻ đã lớn, đã trưởng thành. Lúc còn trẻ chúng mình luôn đặt cái tôi của bản thân lên rất cao, chúng mình nghĩ cái tôi của bản thân là sự thiêng liêng bất khả xâm phạm. Nhưng khi trưởng thành rồi chúng mình mới biết, cái tôi đúng nghĩa phải là cái tôi được đặt ở ngang bằng và dung hòa với tất thẩy. Lúc còn trẻ chúng mình cho rằng, thắng được người khác, khiến người khác sợ có nghĩa là chúng mình giỏi. Nhưng lớn rồi mới thấy giỏi là khiến người khác nể chứ không phải khiến người khác sợ. Lúc còn trẻ chúng mình luôn nghĩ nếu bản thân có gì là phải show ra cho người ta thấy. Lớn rồi mới biết có những thứ mình nên giữ riêng lại cho mình, nếu ai muốn thấy, hãy để người ta tìm (Trích Chúng ta phải thay đổi để lớn lên - Mèo Xù) Trả lời: - Học sinh có thể nêu quan điểm đồng tình/không đồng tình. (0,25 điểm) - Lý giải: Khi trưởng thành (lớn rồi) chúng ta mới nhận thức được như thế nào là giỏi. Một người khiến người khác nể là người có uy tín, có tài năng, phẩm chất hơn người, đạt được những thành công, thành tựu trong cuộc sống. (0,75) Học sinh có thể trả lời không theo các phương án trong đáp án, nhưng phải lập luận chặt chẽ, hợp lý, phù hợp với luật pháp và chuẩn mực đạo đức xã hội II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (VDC). Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về một phẩm chất tiêu biểu làm nên một người trẻ đã lớn.(2,0 điểm) Hóa ra, cứ đến một cái ngưỡng nào đó, tôi hay bạn, chúng mình đều sẽ tự nhiên thay đổi. Vì chúng mình không còn là những người trẻ đơn thuần nữa, chúng mình là những người trẻ đã lớn, đã trưởng thành.
  3. Lúc còn trẻ chúng mình luôn đặt cái tôi của bản thân lên rất cao, chúng mình nghĩ cái tôi của bản thân là sự thiêng liêng bất khả xâm phạm. Nhưng khi trưởng thành rồi chúng mình mới biết, cái tôi đúng nghĩa phải là cái tôi được đặt ở ngang bằng và dung hòa với tất thẩy. Lúc còn trẻ chúng mình cho rằng, thắng được người khác, khiến người khác sợ có nghĩa là chúng mình giỏi. Nhưng lớn rồi mới thấy giỏi là khiến người khác nể chứ không phải khiến người khác sợ. Lúc còn trẻ chúng mình luôn nghĩ nếu bản thân có gì là phải show ra cho người ta thấy. Lớn rồi mới biết có những thứ mình nên giữ riêng lại cho mình, nếu ai muốn thấy, hãy để người ta tìm (Trích Chúng ta phải thay đổi để lớn lên - Mèo Xù) Trả lời: a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: 0,25 điểm - Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo một trong các cách: diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích, song hành. - Đáp ứng tương đối quy định về số lượng từ b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm - Viết đúng trọng tâm vấn đề nghị luận: một phẩm chất tiêu biểu làm nên một người trẻ đã lớn. c.Triển khai vấn đề nghị luận: 1,0 điểm Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp, kết hợp lí lẽ và dẫn chứng để triển khai vấn đề nghị luận, nhưng phải làm rõ một phẩm chất làm nên một người trẻ đã lớn: tự trọng, tự lập, trung thực, vị tha - Lập luận chặt chẽ, mạch lạc, dẫn chứng thuyết phục. Học sinh có thể trả lời không theo các phương án trong đáp án, nhưng phải lập luận chặt chẽ, hợp lý, phù hợp với luật pháp và chuẩn mực đạo đức xã hội. d. Chính tả, ngữ pháp: 0,25 điểm Học sinh phải đảm bảo đúng chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: 0,25 điểm Học sinh thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. Lưu ý: -Không cho điểm tối đa đối với trường hợp học sinh viết bài văn thu nhỏ trong một đoạn văn. Câu 2 (VDC). Trong đoạn trích cảnh VII, vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ, sau màn đối thoại với xác anh hàng thịt, nhân vật Hồn Trương Ba “bần thần nhập lại vào xác hàng thịt”. Sau màn đối thoại với người thân, Hồn Trương Ba quả quyết: “Lẽ nào ta lại chịu thua mày, khuất phục mày và tự đánh mất mình? Không cần đến cái đời sống do mày mang lại! Không cần!” Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Hồn Trương Ba trong màn đối thoại với xác hàng thịt và người thân để làm rõ vẻ đẹp nhân cách của nhân vật này. (5,0 điểm) Trả lời: a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: 0,5 điểm Mở bài: nêu được vấn đề; Thân bài: triển khai được vấn đề; Kết bài: khái quát được vấn đề
  4. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: 0,5 điểm Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật hồn Trương Ba trong hia màn thoại với Xác hàng thịt và người thân, làm rõ vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: 3,5 điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần phải vận dụng được kỹ năng làm bài, kết hợp tốt các thao tác lập luận, đảm bảo các ý sau: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận: 0,5 điểm - Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Hồn Trương Ba + Màn đối thoại với Xác hàng thịt: chán nản, đau khổ, lúng túng, tức giận, bế tắc, tuyệt vọng. + Màn đối thoại với người thân: đau khổ tột cùng, dứt khoát. - Vẻ đẹp của nhân vật Hồn Trương Ba: tự trọng, thẳng thắn, nhân hậu, vị tha, dũng cảm, - Nhận xét, đánh giá: + Khái quát vẻ đẹp của nhân vật Hồn Trương Ba, từ đó rút ra giá trị tư tưởng của đoạn kịch. + Nghệ thuật viết kịch của Lưu Quang Vũ: sáng tạo từ cốt truyện dân gian; tạo tình huống chưá đựng xung đột kịch hợp lí; khắc họa sinh động nhân vật thông qua đối thoại, độc thoại, hành động, nội tâm, d. Chính tả, ngữ pháp: 0,25 điểm Học sinh phải đảm bảo đúng chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: 0,5 điểm Học sinh thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. ĐỀ TRẮC NGHIỆM Câu 1 (NB). Tác phẩm “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ thuộc thể loại nào? A. Truyện ngắn B. Tùy bút C. Truyện cổ dân gian D. Kịch Câu 2 (TH). Câu nói: “Tôi muốn được là tôi toàn vẹn” trong tác phẩm “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ thể hiện khát vọng gì của nhân vật Hồn Trương Ba ? A. Khát vọng được là người hoàn hảo cả về thể xác lẫn tâm hồn B. Khát vọng được là chính mình, hòa hợp giữa thể xác với tâm hồn C. Khát vọng có được cuộc sống thoải mái cả về thể xác lẫn tâm hồn D. Khát vọng có được cuộc sống theo ý thích của bản thân mình Câu 3 (NB). Nhận định sau đây “Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là ở sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tính, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí, lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa” đề cập đến phong cách của tác giả: A. Nguyễn Tuân B. Nguyễn Khoa Điềm C. Hoàng Phủ Ngọc Tường
  5. D. Hồ Chí Minh Câu 4 (TH). Hình ảnh “Cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại” trong đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” được nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường sử dụng để miêu tả vẻ đẹp nào của sông Hương? A. Hoang sơ, dữ dội B. Trữ tình, thơ mộng C. Quyến rũ, gợi cảm D. Dịu dàng, say đắm Câu 5 (VD). Qua bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường muốn gửi gắm điều gì? A. Tình yêu, sự đắm say trước vẻ đẹp của thiên nhiên, con người lao động ở xứ Huế và đất nước thân yêu. B. Tình yêu, niềm tự hào tha thiết, sâu lắng dành cho vẻ đẹp tâm hồn của con người xứ Huế. C. Tình yêu, niềm tự hào tha thiết, sâu lắng dành cho dòng sông đẹp của xứ Huế và đất nước thân yêu. D. Tình yêu, niềm tự hào tha thiết, sâu lắng dành cho dòng sông quê hương, cho xứ Huế thân yêu, và cũng là cho đất nước. HẾT