Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn lần 1 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Lý Thái Tổ

docx 3 trang thaodu 1960
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn lần 1 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Lý Thái Tổ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van_lan_1_nam_hoc_2018_2019.docx

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn lần 1 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Lý Thái Tổ

  1. Taimienphi.vn SỞ GD & ĐT BẮC NINH ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA –LẦN 1 TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ NĂM HỌC 2018-2019 Môn: Ngữ văn Đề thi có 02 trang Ngày thi: 31 tháng 10 năm 2018 Thời gian làm bài:120 phút (không kể thời gian phát đề) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Muốn thành người tử tế phải biết xấu hổ. Đó là lời Giáo sư Ngô Bảo Châu, khi kể về một câu chuyện lúc ông học cấp hai. Thầy giáo phát hiện áo mưa của mình xếp trên bàn đã bị cuộn thành quả bóng dưới chân bạn Huy. Khi thầy truy hỏi, chỉ có bạn Huy nhận lỗi. Ông thầy thốt lên: “Tôi rất buồn, vì nhiều người khác không dám nhận lỗi”. Khi đó, Ngô Bảo Châu rất xấu hổ vì làm sai mà không dám nhận. Về sau, ông và vợ mình đều rút ra bài học: muốn thành người tử tế, phải biết xấu hổ. Tại sao con người cần biết xấu hổ khi làm điều sai, việc xấu, hay nói cách khác, khi phạm lỗi? Câu hỏi này rất quan trọng, vì cách xử sự của một người đối với sự xấu hổ sẽ biểu hiện nhân cách người đó Trong quá trình đấu tranh giữa thiện - ác, xấu - tốt trong một con người, sự xấu hổ khi làm điều sai quấy có vai trò đặc biệt. Con người không là thần thánh, nên ai cũng từng lầm lỗi, lớn nhỏ, nặng nhẹ. Sự xấu hổ là cái mà xã hội văn minh gọi là “lương tâm cắn rứt”. Nếu người ta để cho sự xấu hổ chai lỳ đi thì sẽ dần cảm thấy bình thường khi làm điều xấu, ác, và sự tử tế trong người ấy sẽ dần dần biến mất. Muốn con người trở nên tử tế, hãy dạy cho người đó biết xấu hổ khi làm điều xấu, điều ác. Nhờ biết xấu hổ, người ta sẽ ngần ngại khi phạm lỗi. Nhưng ngay đối với những người đang làm điều sai quấy, cho dù chưa thể chấm dứt ngay hành vi sai trái, sự xấu hổ, cái lương tâm cắn rứt ấy sẽ là lực cản để người ta không dấn sâu hơn vào tội lỗi, và giúp người ta trở lại làm người tử tế vào một lúc nào đó, khi có một cơ hội nào đó. (Trích Tử tế à, tử tế ơi, hãy quay lại với người Việt! – Trương Trong̣ Nghiã, Báo Người đô thị) Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. Theo tác giả, sự xấu hổ có những vai trò gì đối với con người? Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói sau: Nếu người ta để cho sự xấu hổ chai lỳ đi thì sẽ dần cảm thấy bình thường khi làm điều xấu, ác, và sự tử tế trong người ấy sẽ dần dần biến mất. Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: Muốn thành người tử tế phải biết xấu hổ? Vì sao? - LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống. Câu 2 (5,0 điểm)
  2. Taimienphi.vn Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành. (Tây Tiến - Quang Dũng) Từ đó, liên hệ đến vẻ đẹp lí tưởng của người chiến sĩ cộng sản trong Từ ấy (Tố Hữu).
  3. Taimiephi.vn